Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

'Vụ Bắt cóc kiểu thời chiến tranh lạnh': Berlin chờ đợi vô vọng tín hiệu từ Hà Nội



Việc bắt cóc một người xin tỵ nạn ở Berlin, được cho là do mật vụ Viêt nam thực hiện, đã làm tổn hại mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức.

Đối với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin gợi nhớ lại hành động "mà người ta chỉ có thể thấy trong những bộ phim về thời kỳ Chiến tranh Lạnh". Chính phủ Đức cho biết phía Việt Nam đã tổ chức bắt ông Thanh vào tháng 7 năm nay và nhanh chóng bay về Việt Nam, nơi ông đang phải đối mặt với tội danh tham nhũng và tham ô - những tội danh mang án tử hình.

Các nhân chứng cho biết những người đàn ông có vũ trang đã đẩy ông Thanh và một người phụ nữ vào một chiếc xe đậu bên ngoài khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten ở Berlin vào ngày 23 tháng 7. Cả hai người này xuất hiện ở Hà Nội vài ngày sau đó.


Tuy nhiên, Hà Nội nói rằng người đàn ông 51 tuổi này đã trở về tự quay trở về Việt Nam với ý muốn nộp mình cho cảnh sát.

Ông Thanh trước đó đã nộp đơn xin tỵ nạn ở Đức.

Sau vụ việc, hai nhà ngoại giao Việt Nam đã bị chính phủ Đức trục xuất khỏi EU. Và Berlin cáo buộc Việt Nam vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế.

Các cơ quan chức năng ở Đức vẫn chưa kết luận về vụ điều tra. Nhưng những bằng chứng đã được đưa ra ánh sáng cho đến nay là quá nhiều. Việc bắt cóc ở Sở thú đã được người qua đường chứng kiến và ngay lập tức báo cáo với cảnh sát.

Chiếc xe sử dụng cho việc bắt cóc xuất phát từ Cộng hòa Séc và được trang bị một thiết bị định vị vệ tinh GPS, cho phép tái thiết lập hành trình từ Sở thú về tới Đại sứ quán Việt Nam tại đường Elsenstraße.

Phía Đức, hầu như tin rằng ông Thanh bị bắt cóc. Tuy nhiên cho đến nay phía Việt Nam đã phủ nhận tất cả các cáo buộc và tuyên bố rằng ông Thanh tự nguyện trở về nước.

Một phép thử căng thẳng 

Theo quan điểm của Đức, hành động của Việt Nam làm tổn hai mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Trong trường hợp của ông Thanh, các tính toán chính trị trong nước ở Việt Nam dường như có trọng lượng hơn là sự hợp tác tốt với Đức. Ông Thanh được coi là một thành viên của một phe nhóm chính trị bị gạt ra sau Đại hội Đảng vào tháng 1 năm 2016 vừa qua.

Những căng thẳng hiện nay càng đáng tiếc hơn, vì mối quan hệ Đức-Việt đã thành công bao năm nay.

Về mặt kinh tế, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất trong khối EU với thương mại song phương trị giá trên 8 tỷ Euro (9,5 tỷ USD) vào năm 2016. Cả hai nước đều có mối quan hệ thân thiết trong các lĩnh vực văn hoá và khoa học trong hai thập kỷ qua. Số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học của Đức cũng đang tăng lên.

Sự quan tâm ngày càng tăng củangười Việt Nam đối với ngôn ngữ và văn hoá Đức được thể hiện qua các khóa học tại Viện Goethe ở Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn nữa, Đức đã cam kết hỗ trợ phát triển 160 triệu euro cho Việt Nam vào năm 2017. Số tiền này dành cho các dự án đào tạo nghề, năng lượng và môi trường, cùng các lĩnh vực khác.
Về mặt chính trị, Berlin và Hà Nội đã duy trì quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011.

Trung tâm của việc hợp tác là đối thoại về nhà nước pháp quyền Đức-Việt, trong đó Đức tư vấn cho Việt Nam về các đề xuất luật và sự phát triển của hệ thống pháp luật. Sự hợp tác này cũng bao gồm đào tạo thẩm phán và luật sư Việt Nam.

Hợp tác phát triển không có triển vọng

Mối quan hệ chiến lược giữa hai nước đã được Berlin tạm thời huỷ bỏ kể từ tháng 10 vì Việt Nam chưa đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của Đức là không xin lỗi sự cố Trịnh Xuân Thanh và cũng như không cam kết sẽ không lặp lại những hành động như vậy và chịu trách nhiệm cho vụ việc xảy ra.

Tuy nhiên, vẫn không rõ việc đình chỉ đối tác chiến lược này ảnh hưởng đến các dự án phát triển song phương khác nhau như thế nào. Các tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện hợp tác phát triển của Đức như Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) hoặc Ngân hàng KfW, không cung cấp thông tin về các dự án cá nhân.

Khi DW liên hệ với các cơ quan này, họ đã đề cập đến Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Bang (BMZ) của Đức.

"BMZ đã phản ứng ngay lập tức với sự thay đổi tình hình sau khi vụ bắt cóc được đưa ra ánh sáng." Phát ngôn viên của BMZ nói với DW.

Điều này có nghĩa là các dự án đang triển khai sẽ tiếp tục, nhưng không có thỏa thuận mới nào được ký. Cùng lúc đó, một dấu hỏi đặt ra cho việc tài trợ tiếp theo cho các dự án hiện tại, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến đối thoại nhà nước pháp quyền.

Phía Đức cũng mong muốn chứng kiến các dự án này hoàn thành vì họ dự định thúc đẩy nhà nước pháp quyền hoặc trao đổi văn hoá. Sự tôn trọng nhân quyền là trọng tâm của sự hợp tác phát triển của Đức và vi phạm điều này là điều không thể đơn giản chấp nhận được, BMZ cho biết đây là một lý do để đóng băng hợp tác phát triển.

Các dự án kinh tế lớn, như xây dựng tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh của tập đoàn Siemens, cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng từ vụ Trịnh Xuân Thanh.

Chờ phía Việt Nam

Chính phủ Đức cũng đã đình chỉ miễn thị thực nhập cảnh vào Đức đối với tất cả những người có hộ chiếu ngoại giao Việt Nam, một quan chức ẩn danh của Bộ Ngoại giao Đức nói với DW và thêm một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã bị từ chối nhập cảnh.

Trong khi quan chức lưu ý rằng mối quan hệ Đức-Việt đã gần gũi và đáng tin cậy trước đây đã bị tổn thất nặng nề kể từ vụ bắt cóc.

Đức đã kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một vụ xử công bằng cho Trịnh Xuân Thanh với sự giám sát của các nhà quan sát quốc tế.

Chính phủ Đức và Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ sự vụ án và mong đợi những kết quả tích cực, theo quan chức này, phía Việt Nam biết phải làm gì để khắc phục thiệt hại.

DW yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cho ý kiến nhưng cho đến nay vẫn không có câu trả lời.

Phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát tài sản sẽ diễn ra vào tháng Giêng.

Theo DW

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét