Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

114 - Chuyện kể về họ Nguyễn Phú và Trịnh Xuân


Một nguồn tin từ bên trong cho biết, ở trong phòng hỏi cung của Trịnh Xuân Thanh lúc nào cũng có vài cái gối bông. Mỗi lần hỏi cung có đến 4 hay 5 người lực lưỡng trong phòng. Gối bông để làm gì trong phòng cung.? Những người từng trải qua nhà tù, đều biết rõ nó là dụng cụ trợ giúp tra tấn. Thật ra những đòn mà bọn đại bàng đánh người trong buồng giam đều từ đòn của cán bộ điều tra chế biến ra cả.

Bọn điều tra đầu tiên vặn tay đối tượng ra đằng sau, người ta còn gọi là bẻ cánh gà. Sau đó dí mặt đối tượng xuống một cái gối trên nền đất, sao cho mặt đối tượng nghiêng còn thở, rồi họ đặt một cái gối bông nữa lên mang tai. Tiếp đến là dùng chân dậm lên cái gối, đối tượng có gối trên gối dưới đỡ, không hề bị sưng hay chảy máu. Nhưng cảm giác như máu, óc ở bên trong đầu đảo lộn chỉ muốn chết, đánh nhiều như thế đối tượng thành thần kinh , có thể dẫn đến chết mà cơ quan pháp y quen thuộc đến nỗi chỉ cần nhìn cái gối trong phòng, họ đã kết luận được đối tượng đột tử do bệnh lý tự nhiên như xuất huyết não, tai biến mạch máu não.


 Trịnh Xuân Thanh là người duy nhất đến giờ không nhận tội, anh ta bị tra tấn nhiều lần, tất cả những người trong vụ án cùng anh ta đều đã gặp gia đình, riêng anh ta thì không.

Hơn 400 năm trước Đông Hội chỉ là bãi đất bồi ven sông đầu nhánh con sông Đuống, một số dân cư các nơi kéo về làm nhà, làm ruộng và lập thành các làng. Làng Lại Đà là một trong các làng đó, làng Lại Đà có mấy dòng họ như Ngô, Nguyễn, Lương Vương...theo lịch sử làng thì dòng họ Nguyễn lại có mấy loại như Nguyễn Bá và Nguyễn Phú.

Dòng họ Nguyễn Bá cùng dòng họ Ngô, Lương , Vương đều có những người đỗ đạt cao, làm quan

 Duy có Nguyễn Phú là dòng  họ hơi kém về được học hành quan trường, họ Nguyễn Phú thường làm những nghề rong trong thiên hạ như địa lý, mồ mà, hàng xáo, bán mật đường, làm bỏng gạo, hát ả đào...người danh giá nhất của dòng họ Nguyễn Phú làng Lại Đà là Nguyễn Phú Hanh, làm chỉ huỵ một vệ quân trong 6 hay 8 vệ quân hồi đó bảo vệ kinh thành Huế. Ông Phú Hanh to đến nỗi, khi ông chết được mang về quê , đám tang ông Phú Hanh vinh dự có quan đầu tỉnh đến viếng làm cả họ Nguyễn Phú thấy ngất ngây. Thời ông Phú Hanh làm quan là thời Pháp đang đô hộ nước ta nên mới có từ quan đầu tỉnh như vậy.

  Nghề tự hào nhất trong gia phả họ Nguyễn Phú là nghề ả đào, cô đầu.  Ả đào giáo phường Nguyễn Phú có lần được vào phủ Trịnh hát, cả giáo phường ả dào Nguyễn Phú ghi vào sử vàng dòng họ là đã từng  ả đào phường mình được mời vào phủ Trịnh hát.

 Sau này gia phả dòng họ Nguyễn Phú ở Lại Đà thêm một vinh dự chói lọi nữa là có ông Nguyễn Phú Tưởng đi bộ đội được làm sĩ quan về hưu với hàm Trung Tá.!!! Trong kháng chiến chống Pháp, dòng họ Nguyễn Phú đóng góp nhân lực kém xa các dòng họ khác ở Lại Đà rất nhiều, thanh niên trai tráng Nguyễn Phú hồi đó đều trốn biệt, mặc các dòng họ khác trong làng tham gia cách mạng.

 Thân phụ của Nguyễn Phú Trọng cũng nằm trong số những thanh niên khôn lỏi,  né tránh mọi hoạt động cách mạng cũng như mọi hoạt động kháng chiến chống Pháp. Thân phụ Trọng ngoài sự khôn lỏi né tránh nơi nguy hiểm ra, chả có gì đặc biệt. Vì thế bao kẻ muốn nịnh Trọng với ý định viết về gia thế nhà Trọng,  nhưng khi đến Lại Đà biết về thân phụ Trọng, đều âm thầm tìm đề tài khác.

 Cách Lại Đà không xa là Mai Lâm, nơi mà dòng họ Trịnh Xuân cũng đã ở đó khoảng 500 năm.  Dòng họ Trịnh Xuân là môt dòng họ khoa bảng và danh giá quan vùng ấy. Khi mà dòng họ Nguyễn Phú ở Lại Đà đa phần thất học, hành nghề rong trong thiên hạ thì dòng họ Trịnh Xuân đã mấy đời nối nhau, đời nào cũng có người họ Trịnh Xuân đỗ cử nhân, tiên sĩ, hoàng giáp....họ Trịnh Xuân ở Mai Lâm  có nhiều người danh tiếng, làm quan qua nhiều đời. Trong chiến tranh họ Trịnh Xuân ở Mai Lâm có đến 9 liệt sĩ. Trong khi đó họ Nguyễn Phú ở làng Lại Đà có đúng 1 liệt sĩ hy sinh năm 1969 tên là Nguyễn Phú Trọng, xin nhắc lại liệt sĩ Nguyễn Phú Trọng làng Lại Đà hy sinh năm 1969. Điều này ghi trong gia phả họ Nguyễn Phú ở làng Lại Đà, ai không tin có thể đến xem.

 Nguyễn Phú Trọng làng Lại Đà còn sống đang làm tổng bí thư đảng CSVN hôm nay có được tính kế thừa của ông bố, đó là bằng giá nào cũng phải né bom đạn chiến tranh. Nguyễn Phú Trọng này, ta tạm gọi là Trọng Sống để phân biệt với ông liệt sĩ Nguyễn Phú Trọng kia, Trọng Sống thừa hưởng sự khôn lỏi của thân phụ y, nên y chọn cho mình môn văn là môn dễ nhất trong thời kỳ XHCN. Nếu thời phong kiến môn văn đòi hỏi uyên thâm bao nhiêu, thì thời CNXH chỉ cần biết khen cách mạng, khen đảng, khen CNXH là ngon ơ. Bởi thế Trọng Sống đã chon đề tài tán tụng thơ Tố Hữu làm luận văn tốt nghiệp đại học Văn.

Đến đây phải lấy câu thơ hình cuả ông Xuân Sách nói về tác phẩm của Tố Hữu, để nhận rõ tư tưởng Tố Hữu mà Trọng Sống làng Lại Đà ca ngợi để lập thân,

Nhà càng Lộng Gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, Hoa ở đây.

Hai câu thơ quá đúng cho hai anh thanh niên Nguyễn Phú Trọng làng Lại Đà, một anh hy sinh trong chiến trường, một anh ở nhà tán tụng thơ vừa an thân , vừa tương lai rộng mở.

Anh thanh niên Trọng Sống nhờ khéo chọn những môn học thức thời , từ thơ Tố Hữu cách mạng làm bàn đạp, anh tiến vào học chính trị theo chủ nghĩa Mác Lê. Nhờ thế anh yên thân ấm cật, không phải xông pha hòn tên mũi đạn như bao thanh niên cùng thế hệ, anh dần dần leo lên qua các chức vụ và trở thành tổng bí thư minh quân, nhân kiệt như ngày nay.

Khi thành tổng bí thư minh quân, nhân kiệt thế thiên hành đạo như các bồi bút gọi anh thế. Anh Trọng Sống mới mở nỗi căm hờn trong cũi ngực ra , đó là nỗi căm hờn dòng họ anh đã mấy trăm năm qua lép vế với dòng họ Trịnh Xuân ở làng bên. Anh đã chăm chỉ đọc báo hàng ngày và phát hiện ra báo chí nói về tên Trịnh Xuân Thanh, con ông Trịnh Xuân Giới ở làng Mai Lâm đi một cái xe sang biển xanh.

 Và anh Trọng Sống không bỏ lỡ cơ hội báo thù, rửa hận nỗi lép vế gia tộc, anh thể hiện quyền uy từ kinh đô cho cả làng nhà anh biết, anh huy động 9 ban ngành vào cuộc truy sát để bắt tội chết cho Trịnh Xuân Thanh.

 Nhiều người ngạc nhiên vì sao anh Trọng Sống làng Lại Đà lại truy sát Trịnh Xuân Thanh như thế, trong khi nhiều người khác anh Trọng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Họ ngạc nhiên vì họ chưa biết chuyện hai dòng họ Nguyễn Phú và Trịnh Xuân ở hai làng cạnh nhau, mấy trăm năm qua đẳng cấp chênh nhau thế nào.

Công sản, phong kiến, bần cố nông là ba yếu tố ăn sâu trong máu của Nguyễn Phú Trọng. Trong cái tư tưởng hỗn hợp Tây, Tàu, Ta ấy....việc Nguyễn Phú Trọng muốn rửa mối hận thù , nỗi nhục nhã vì dòng họ thấp kém, trút lên đầu họ Trịnh Xuân là lẽ đương nhiên. Chả thế mà duy chỉ có về Đông Anh gặp cữ tri, Trọng nghiến răng nói

- Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu.

Các cụ có câu, một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp, Trọng đã làm một vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về gây chấn động thế giới, cốt chỉ thoả mãn sự thù hằn nhỏ nhen và danh dự của y.

 Có người nói, nếu Trịnh Xuân Thanh sinh ra ở một nơi khác, không gần làng Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn số phận anh ta không bi thảm như ngày hôm nay.

Tôi nghĩ điều đó đúng, bởi cái tư tưởng phong kiến làng xã con gà tức nhau tiếng gáy cộng với sự thù hận cộng sản , cuộc thanh trừng trong những thứ tư tưởng pha trộn ấy sẽ gay gắt và khốc liệt hơn vạn lần các cuộc thanh trừng khác.

 Cũng giống như thế, những kẻ mờ nhạt một thời quá khứ như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Quang Nghĩa còn dã man không kém gì Trọng Sống, chúng không những giết người sống để hả dạ mà chúng còn muốn đào mộ người danh tiếng hơn chúng như Nguyễn Bá Thanh. Chỉ để chứng minh rằng những người danh giá trước kia ở quê hương chúng đều chả ra gì, đều không đáng khen ngợi trong mắt nhân dân.

 Ở tuổi 74, Nguyễn Phú Trọng nếu ở làng đã là một trong những bậc cao niên thượng thọ, việc thù hận, ganh ghét không còn trong tâm trí. Thế nhưng trái lại Trọng Sống còn hung nấu hành hạ Trịnh Xuân Thanh bằng những thủ đoạn tàn độc, như tra tấn, bức cung, đe doạ khủng bố gia đình..chỉ vì những cái tức tối về danh giá ở xóm làng.

Người ta nói, tư tưởng cộng sản dễ đẻ ra những tên quái thai về tâm hồn.


Điều đó dường như đúng khi đối chiếu với những gì Nguyễn Phú Trọng, tức Trọng Sống làng Lại Đà  đang làm với Trịnh Xuân Thanh làng Mai Lâm hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét