Vào ngày này năm 1915, khi các nhóm Bolshevik đang cố
gắng kích động cách mạng trong tầng lớp nông dân , Alexander Helphand, một
doanh nhân giàu có theo phe Bolshevik và đang làm điệp viên cho Đức, đã tiếp
cận đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Constantinople để cho ông biết những lợi ích gần
gũi giữa Đức và Bolshevik.
Helphand khẳng định lợi ích của chính phủ Đức giống hệt với
lợi ích của các nhà cách mạng Nga. Những người Bolshevik đã sốt sắng tìm
cách tiêu diệt chế độ Sa hoàng và chia nhỏ đất nước thành các nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, người Đức cũng cần đến một sự thay đổi lớn
trong nước Nga để phá vỡ bế tắc trên Mặt trận phía Đông và đưa đất nước rộng lớn
nhưng bất ổn sang đàm phán hoà bình với người Đức. Helphand thuyết phục Bộ Ngoại
giao Đức rằng một cuộc bãi công lớn là chìa khóa cho cách mạng ở Nga, và rằng
Đức nên giúp đỡ Bolsheviks lên kế hoạch cho đợt bãi công đó.
Cuộc đối thoại này đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan tâm
ngày càng tăng của Đức trong việc kích động Cách mạng Nga – dẫn tới việc Đức
tạo điều kiện cho sự trở lại của nhà lãnh đạo Bolshevik là Vladimir Lenin từ Thụy
Sĩ đến Petrograd trên một chuyến tàu vượt qua đất Đức vào tháng 04/1917.
Hành trình của ông là kết quả từ những nỗ lực của Ngoại trưởng
Đức, Arthur Zimmermann, trong việc thuyết phục hoàng đế Đức (Kaiser) và quân đội
rằng sự hiện diện của Lenin là điều tối quan trọng cho thành công của cách mạng
ở Nga – một cuộc cách mạng mà Đức nên ủng hộ mặc cho mối đe dọa hiển nhiên mà
chủ nghĩa Marx gây ra cho các chế độ quân chủ như của Đức. Đức đã không phải
đợi lâu để chứng kiến kết quả món đầu tư của mình. Tháng 11/1917, Lenin và
phe Bolshevik lên nắm quyền. Chỉ một tháng sau, Nga đã tìm kiếm hòa bình với Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét