Một nhà hoạt động môi trưởng phản đối Formosa trong cuộc biểu tình ngày 01/5/2017 |
Đảng
Cộng sản Việt Nam cầm quyền đang làm suy yếu tính hợp pháp của nó bằng
cách đàn áp giới bất đồng chính kiến thay vì cải thiện hiệu quả hoạt
động của chính phủ.
Trong
một năm với nhiều sự kiện phản dân chủ trên toàn cầu, Đảng Cộng sản cầm
quyền ở Việt Nam đã tăng cường đàn áp các nhà chỉ trích trên mạng.
Cuối
tháng 12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, xác nhận rằng quân đội Việt Nam đã
triển khai 10.000 chiến sỹ cốt lõi để chống lại "quan điểm sai lầm" trên
mạng.
Trong
khi Việt Nam thiếu công nghệ giám sát như Trung Quốc, tuyên bố về đội
quân trên không gian mạng đã cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ hơn trên
không gian trực tuyến, nơi các công dân Việt Nam thách thức và tranh
luận về hoạt động của chính phủ.
Nhưng
Đảng có thể làm giảm tính hợp pháp của nó bằng cách đàn áp giới bất
đồng chính kiến hơn là tìm cách cải tiến về quản trị cơ bản.
Trong
nhiều trường hợp, giới blogger không kêu gọi dân chủ hoặc nhân quyền mà
chỉ đòi hỏi các dịch vụ công phải trong sạch và minh bạch mà chính phủ
dường như không sẵn sàng để thực hiện.
Ví
dụ: Tòa án cấp tỉnh ngày 30 tháng 11 đã bác kháng cáo của blogger
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), giữ nguyên bản án 10 năm tù được đưa ra
bởi một phiên toà vào tháng Sáu.
Tội
của cô: chỉ trích chính phủ về việc xử lý không đúng về việc xả thải
của nhà máy thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh. Quỳnh đã thường xuyên
chỉ trích chính phủ trên blog của mình, nhưng câu chuyện phức tạp hơn
nhiều.
Đảng
Cộng sản không chịu trách nhiệm trực tiếp về thảm hoạ môi trường ở ven
biển miền Trung và có thể dễ dàng thoát khỏi vấn đề. Nhưng thay vì đối
phó với thảm hoạ môi trường này hay thừa nhận trách nhiệm của công ty
Đài Loan đối với hậu quả, đảng đã chọn cách lờ vấn đề ô nhiễm môi trường
và sau đó tích cực đàn áp các nhà hoạt động xã hội.
Sau khi cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung do thảm hoạ Formosa, chính phủ không công khai cáo buộc nhà đầu tư từ Đài Loan.
Cuối
cùng, Formosa thừa nhận trách nhiệm của mình về việc xả thải, chấp nhận
mức bồi thường 500 triệu USD, và sau đó đồng ý tăng khoản đầu tư thêm
350 triệu USD. Không rõ người dân được hưởng bao nhiêu trong số tiền bồi
thường trên.
Quỳnh,
người đã bị kết án với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước," một cáo
buộc chống lại nhà nước với mức án phạt cao nhất là 20 năm theo Điều 88
của Bộ luật Hình sự 1999 gia nhập nhóm những người bị bỏ tù vì dám dũng
cảm nói về những thất bại trong quản trị của đảng.
Mặc
dù Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế cao và quan hệ ấm lên với Hoa Kỳ
trong vài năm qua đã khôi phục hình ảnh quốc tế của quốc gia, nhà nước
độc đảng tiếp tục kiềm chế tự do ngôn luận và vẫn duy trì chế độ độc
tài.
Tuy
nhiên, nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trẻ,
cho biết họ hài lòng với định hướng của đất nước và lạc quan về tương
lai. Thật vậy, người Việt Nam vô cùng tự hào về sự tăng trưởng của đất
nước họ và chủ nghĩa quốc gia sâu sắc.
Và
họ là những người hâm mộ Hoa Kỳ, văn hoá Mỹ và hệ thống chính trị của
siêu cường này. Họ có thể muốn có nhiều tự do chính trị hơn, nhưng nhận
thức chung phổ biến là mọi thứ nói chung không phải là tồi tệ như vậy.
Thực
tế, một cuộc điều tra được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc được gọi là Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công (PAPI) cấp
tình đã xác nhận rằng việc cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam đã được cải
thiện hàng năm kể từ khi cuộc điều tra khởi động vào năm 2011.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên toà sơ thẩm ở Nha Trang vào tháng 6/2017 |
Trong
khi quyền con người vẫn còn thấp so với kỳ vọng của quốc tế và là một
điều cấm kỵ đối với người Việt Nam bình thường, nhiều công dân nhanh
chóng chỉ trích những thiếu sót của Đảng Cộng sản liên quan đến quản trị
và cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cơ bản.
Từ
việc khắc phục hậu quả của lũ lụt và cải thiện cơ sở hạ tầng, nỗ lực
giảm bớt tội phạm và tham nhũng mang tính hệ thống, đa số người Việt Nam
thẳng thắn phản đối hoạt động của chính phủ.
Theo
cuộc điều tra của PAPI vào năm 2016, hơn 2/3 công dân Việt Nam cho biết
chất lượng nước ngày càng xấu đi trong ba năm qua, một dấu hiệu của
những thảm hoạ tự nhiên như lũ lụt và ô nhiễm ngày càng gia tăng do công
nghiệp và khai thác mỏ gây ra.
Tại
Việt Nam, các vấn đề về chất lượng cuộc sống và nhân quyền thường tập
trung vào các vấn đề quản trị. Nếu Hà Nội không thể cải thiện quản trị,
giảm tham nhũng và cải thiện cơ hội kinh tế, người Việt Nam bình thường
sẽ tiếp tục chống lại sự lãnh đạo và tính hợp hiến của đảng.
Như
Zach Abuza, một học giả thuộc Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ, ghi nhận,
"Người Việt Nam rõ ràng yêu cầu minh bạch hơn và trách nhiệm của chính
phủ, và các blogger này là những người đứng đầu nhóm này."
Việc
bắt giữ Mẹ Nấm và nhiều người bất đồng chính kiến khác cho thấy sự
mất cân bằng cơ bản ở trung tâm hệ thống chính trị của Việt Nam. Chừng
nào Đảng Cộng sản còn đàn áp giới bất đồng chính kiến, blogger và người
hoat động nhân quyền, đảng không giải quyết vấn đề gốc rễ.
Đảng
Cộng sản nên nhận ra rằng mặc dù hầu ít người mong đợi nó dân chủ hóa
trong vài năm tới, đảng có thể làm giảm đáng kể áp lực chính trị xã hội,
được thể hiện trực tuyến và thỉnh thoảng trên các đường phố, bằng cách
cải tiến trong quản lý hàng ngày.
Công
dân Việt Nam là một chính thể tích cực và ngày càng được giáo dục, với
tầng lớp trung lưu nhanh chóng lớn mạnh và đòi hỏi nhiều hơn. Giờ đây,
họ đi du lịch khắp thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và ảnh
hưởng nước ngoài, không giống như thế hệ trước, những người bị giam cầm
và thiếu thông tin toàn cầu.
Để
cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay và thị trường quốc tế về
các ý tưởng, lãnh đạo Việt Nam cần phải cải thiện quản trị.
Chính
quyền Donald Trump của Mỹ đã bỏ qua phần lớn những vi phạm nhân quyền
của Việt Nam bằng việc tiếp tục cam kết của Tổng thống Barack Obama với
Đảng Cộng sản.
Trong
khi Obama và hai cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và John Kerry kêu gọi
Hà Nội giảm bớt đàn áp chính trị và khuyến khích các công đoàn độc lập
như là một phần của các cuộc đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương, họ
cũng đã lờ đi mong muốn dân chủ hoá vì những cân nhắc về địa chính trị.
Khi
Trung Quốc tuyên bố tham vọng kiểm soát chính trị và lãnh thổ ở Châu Á,
Washington đã tăng cường mối quan hệ chiến lược với Hà Nội như một sự
đối trọng. Nhưng lờ đi những độc tài của Việt Nam vì mục tiêu an ninh có
thể nhận được kết quả không tốt.
Đối
tác lâu dài và mạnh nhất phải là một nước Việt Nam tự do hơn, một dân
tộc đứng sau một chính phủ hợp pháp, và một nước không bắt giam những
người kêu gọi sự minh bạch và trách nhiệm từ các nhà lãnh đạo của họ.
---
Hunter Marston là một nhà phân tích về Đông Nam Á có trụ sở tại Washington DC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét