Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB)
Đề
nghị của Hà Nội để dẫn độ một sỹ quan tình báo với cáo buộc mang tài
liệu bí mật sang Singapore và tìm cách đi qua Đức đe doạ nền ngoại giao
Chiến
dịch chống tham nhũng của Việt Nam lại một lần nữa vượt ra khỏi biên
giới của nước này và đe dọa sẽ biến thành một sự kiện gây tổn hại đến
ngoại giao và vị thế quốc tế mà nước này đã nỗ lực cải thiện trong những
năm gần đây.
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng trong ngày cuối của Đại hội Đảng vào tháng Giêng năm 2016 |
Hà
Nội hiện đang kêu gọi Singapore dẫn độ sỹ quan tình báo và là doanh
nhân Phan Văn Anh Vũ, với cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia, một tội có
mức án cao nhất là tử hình trong chế độ độc đảng của Việt Nam.
Vũ
đã thuê một nhóm luật sư để phản đối việc dẫn độ về Việt Nam và ông này
được cho là đang tìm kiếm đi sang Đức, nơi mà ông ta có thể sẽ xin tị
nạn chính trị và có thể có được chấp nhận. Vũ và gia đình đã trốn khỏi
Việt Nam khi cảnh sát khám nhà ông ta vào ngày 21 tháng 12.
Vũ
đã bị bắt về những cáo buộc liên quan tới di dân vào ngày 28/12 trong
khi cố gắng xuất cảnh khỏi Singapore để sang nước láng giềng Malaysia.
Hiện chưa rõ rằng liệu Berlin có đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vụ việc
tới Singapore, trong khi Singaporei chưa công bố công khai về vụ bắt giữ
này.
Là
một sỹ quan cao cấp của Tổng cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục 5), Vũ
được cho là có thông tin chi tiết về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu
giám đốc của PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vào năm
trước ở một công viên ở Berlin, Đức. Trong khi Việt Nam tuyên bố Thanh
tự trở về dể đầu thú thi phía Đức tin rằng ông này bị bắt cóc trong một
điệp vụ bí mật.
Theo
các báo cáo của Việt Nam, ông Vũ đã mang nhiều giấy tờ bí mật cùng ông
sang Singapore để trình bày với cảnh sát Đức về chi tiết của vụ bắt cóc,
bao gồm cả kế hoạch bắt cóc. Các báo cáo cho thấy rằng Vũ sẵn sàng làm
nhân chứng ở Đức.
Thanh
hiện đang bị buộc tội tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém với hình
phạt có thể lên tới 20 năm thậm chí là tử hình. Viện Kiểm sát Tối cao
cho biết Thanh không thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra và có
thể phải chịu mức án nặng nề.
Vụ
việc của Thanh có liên quan đến 22 quan chức khác của PetroVietnam,
trong đó có 9 người phải đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội. Cựu uỷ
viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, người mà bản cáo trạng cuối cùng về
những cáo buộc quản lý kém hiệu quả về kinh tế được công bố vào ngày 26
tháng 12, là một phần của cùng một vụ truy tố. Thắng từng được xem như
một nhà lãnh đạo đảng trong tương lai.
Có
rất nhiều quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước đang phải đối mặt với
cáo buộc tham nhũng trong một cuộc đấu tranh nội bộ trong đảng do Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật chính trị mạnh mẽ nhất của đất nước
này điều khiển.
Mặc
dù cần phải dọn dẹp những thối rữa quá nặng nề trong số các quan chức
Đảng, nhiều người vẫn nhìn thấy đây là một cuộc thanh trừng nội bộ nhằm
giúp Trọng củng cố quyền lực chống lại phe đối nghịch. Nhưng bằng cách
quốc tế hóa việc thanh trừng với cơ sở pháp lý không rõ ràng và sử dụng
các chiến thuật bất hợp pháp, ông Trọng đang gây nguy hiểm với những lợi
ích kinh tế và an ninh toàn cầu của Việt Nam.
Trịnh Xuân Thanh được đưa lên truyền hình quốc gia để “tự thú” vào ngày 03/8/2017 |
Nếu
Vũ có thông tin cụ thể liên quan đến Trọng trong hoạt động bắt cóc,
lãnh tụ đảng và nhà lãnh đạo quốc gia thực sự có thể đối mặt với các
lệnh trừng phạt từ Đức. Các biện pháp trừng phạt rộng hơn, bao gồm các
biện pháp trừng phạt thương mại, cũng là một khả năng, một số nhà phân
tích gợi ý.
Một
trong những luật sư của ông Vũ nói với Reuters rằng đơn xin của ông để
đi du lịch đến Đức đã được thực hiện theo các quy định cho phép một
người nước ngoài vào Đức để "bảo vệ lợi ích của Đức". Một luật sư khác
của ông đã đề nghị ông có thể nhập cảnh Đức dựa trên lý do "nhân đạo."
Singapore
không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, nhưng hai nước thuộc Hiệp hội
Các Quốc gia Đông Nam Á có ngoại giao thân thiện và được mong đợi sẽ gần
nhau hơn khi Singapore đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên của tổ chức
khu vực này vào năm 2018. Hai quốc gia này được coi là những nước hoài
nghi hàng đầu về chính sách Trung Quốc trong hiệp hội mà sự hoạt động
dựa trên đồng thuận.
Theo
cảnh sát Việt Nam, họ đã thuyết phục chính quyền Singapore rằng ông Vũ
có hộ chiếu giả mạo và đã đưa ra hồ sơ hình sự về ông Vũ khi yêu cầu dẫn
độ ông, theo ông Bùi Thanh Hiếu, một blogger dưới bút danh Người Buôn
Gió, một người có liên hệ trực tiếp với luật sư của Vũ.
Bằng
chứng về sự tham gia ở cấp cao trong vụ bắt cóc cũng có thể gây nguy
hiểm cho một hiệp định thương mại tự do của Liên minh châu Âu - Việt Nam
vào thời điểm Hà Nội đang cố gắng đa dạng hóa thương mại quốc tế nhằm
thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc và sự mất mát khi Mỹ rời khỏi
Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cũng
có những câu hỏi về việc thanh trừng nội bộ có thể diễn ra như thế nào
trước khi nó bắt đầu làm suy yếu sự ổn định của đảng bên trong.
Các
nhà phân tích của Việt Nam cho rằng việc cách chức Bí thư Thành uỷ Đà
Nẵng Nguyễn Xuân Anh, người có liên hệ rõ ràng với Vũ, cũng có thể nhắm
tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nhân vật thứ 2 trong Đảng |
Quang,
nhân viên thứ hai của Đảng, trước đây từng là Bộ trưởng Bộ Công an, là
người có thể thay thế Trọng trong vai trò lãnh đạo Đảng tại Đại hội Đảng
vào năm 2021 - hoặc có lẽ sớm hơn như một số gợi ý rằng ông Trọng có
thể về hưu ở độ tuổi 73.
Các
nhà phân tích tin rằng ông Trọng sẽ thích người kế nhiệm mình phải là
người của mình thay vì đến từ lực lượng công an, nơi mà trước đây Quang
là Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương. Họ nghi ngờ Vũ có thể có thông tin
liên quan đến Quang trong việc trốn đi nước ngoài của Vũ và Thanh trước
đây.
Vũ
cũng lãnh đạo các công ty bình phong của Tổng cục 5 mà một số người cho
rằng có thể có vai trò của Quang trong cương vị là bộ trưởng công an và
người đứng đầu của cảnh sát. Nếu những căng thẳng cấp cao này phát
triển, hãy trông đợi những đấu đá mạnh hơn trong những tháng tới khi
Trọng và Quang dốc sức vào cuộc chiến quyền lực và tồn tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét