Ông Đinh La Thăng bị dẫn ra tòa tại Hà Nội, ngày 8 tháng Giêng, năm 2018. AFP
Trong
phiên tòa ngày 9 tháng Giêng, năm 2018, Ông Đinh La Thăng, nói rằng
quyết định chỉ định thầu của ông là chủ trương của Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Việt Nam, và quyết định của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông
Thăng nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguyên Bí thư
Thành ủy Sài Gòn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đang bị truy
tố về tội cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý nhà nước.
Liệu tòa án sẽ triệu tập các thành viên Bộ Chính trị và Cựu Thủ tướng Dũng làm nhân chứng hay không?
Luật sư Lê Công Định:
Câu trả lời của ông Thăng là một thực tế chính trị kinh tế ở Việt Nam.
Tuy rằng Bộ Chính trị không có một tư cách pháp lý, một địa vị pháp lý
chính thức nào, nhưng Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản luôn can thiệp vào
mọi quyết định, kể cả những quyết định thuần túy về kinh tế của chính
phủ.
Tôi
từng đọc rất là nhiều hồ sơ của những dự án đấu thầu, chẳng hạn như sân
bay Nội Bài, xây dựng sân Mỹ Đình,… tất cả những dự án đó tuy thuộc về
chính phủ, nhưng bao giờ chính phủ cũng phải báo cáo lên Bộ Chính trị để
xin ý kiến, luôn chờ Bộ Chính trị quyết định cho một cái chủ trương
chọn nhà thầu này hay nhà thầu kia, hay là phê duyệt cái giá của gói dự
án đó như thế nào, thì tất cả đều phải thông qua Bộ Chính trị cả. Cho
nên lời khai của ông Đinh La Thăng trước tòa ngày hôm qua là phản ảnh
một thực tế hoàn toàn chính xác.
Kính Hòa:
Theo những phiên tòa ở Việt Nam, người ta hay nói đến những cá nhân và
tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phải có mặt tại tòa, vậy Bộ
Chính trị và ông Nguyễn Tấn Dũng phải có mặt tại tòa?
Luật sư Lê Công Định:
Điều đáng tiếc là pháp luật không bao giờ với tới Bộ Chính trị được.
Cho nên tuy ông Đinh La Thăng nói về một thực tế như vậy, xét về phương
diện tố tụng hình sự thì hoặc là Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án phải yêu cầu
triệu tập những bên có liên quan đến lời khai của đương sự, đến tòa để
xem xét. Đó là qui định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên
chúng ta biết rằng những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam thì thường
luật pháp cũng không với tới, đặc biệt trước những vụ án hình sự như thế
này. Huống chi Bộ Chính trị là một tổ chức mà chẳng bao giờ chúng ta
thấy qui định về nó như thế nào trong hiến pháp. Chúng ta đừng trông
mong là trong một vụ án như thế này Bộ Chính trị sẽ bị triệu tập, hoặc
ít nhất tòa án có thể đình chỉ phiên xét xử để cơ quan điều tra xem về
sự dính líu của lời khai của ông Đinh La Thăng, với vai trò của Bộ Chính
trị trong việc đưa ra chủ trương chỉ định thầu mà ông khai hay không.
Kính Hòa:
Trong những bàn luận về thể chế, về sự điều hành của Đảng, của Chính
phủ, chúng ta cũng hay nghe nói rằng lấy quyết định trong nền chính trị
Việt Nam, trong nền quản trị đất nước Việt Nam hiện nay là những quyết
định tập thể, nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Nếu chúng ta cố gắng hiểu
họ theo một hướng tích cực, thì họ muốn nói gì?Không bao giờ có chuyện
đó, và chúng ta thấy những báo chính thức nào đưa tin ông Thăng khai có
chủ trương của Bộ Chính trị, đều gỡ xuống những thông tin đó. Điều đó
muốn nói rằng chúng ta đừng nghĩ rằng Bộ Chính trị có liên can vì một
lời khai trước tòa của một bị cáo như ông Đinh La Thăng cả.
Luật sư Lê Công Định:
Qui chế điều hành bên trong đảng cầm quyền ở Việt Nam là qui tắc tập
trung dân chủ, tức là quyết định tập thể dựa trên những ý kiến dân chủ
của những cá nhân. Họ bao giờ cũng đưa ra một quyết định có tính cách
tổng quát, do nhiều người chịu trách nhiệm, chứ không riêng một cá nhân
cụ thể nào.
Và
thường thì họ phải xử lý nội bộ trong trường hợp những quyết định tập
thể đó có một vấn đề nào đó về phương diện pháp lý. Chẳng hạn như một
quyết định gây tổn hại về kinh tế như vụ án ông Đinh La Thăng.
Khi
cần phải qui trách nhiệm thì họ có hai giải pháp: một là xử lý nội bộ
những cán bộ nào chịu trách nhiệm cá nhân nhưng không bao giờ đưa người
đó ra trước pháp luật, bởi vì sẽ có một tập thể bảo bọc cá nhân đó.
Gần
đây chúng ta thấy giải pháp thứ hai là họ bắt những cá nhân chịu trách
nhiệm và đưa những cá nhân đó ra tòa luôn, chẳng hạn vụ án chúng ta đang
theo dõi.
Nhưng
một câu hỏi đặt ra là vậy thì cái phạm vi thế nào để xử lý nội bộ, tập
thể bảo vệ cá nhân, khi nào một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý
chứ không xử lý nội bộ. Chúng ta hoàn toàn không biết có một ranh giới
nào như vậy.
Và
như thế người ta hiểu rằng trên thực tế, việc đưa những cá nhân chịu
trách nhiệm pháp lý có tính chất cá nhân trước pháp luật, thì đó là
trong trường hợp phe nhóm này đấu đá phe nhóm kia bằng cách lôi người
của phe kia ra tòa để trừng trị. Trong vụ án của ông Đinh La Thăng chúng
ta thấy rõ điều đó.
Kính Hòa: Trong kinh nghiệm về luật pháp trên thế giới, có khi nào đảng cầm quyền phải ra tòa không?
Luật sư Lê Công Định:
Rất thường xuyên. Những cá nhân của đảng cầm quyền vi phạm pháp luật
thì chắc chắn họ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đảng cầm quyền của họ
không phải là một đảng độc tôn, nó phải bị chi phối của luật pháp. Điều
đó rất là bình thường. Chỉ có bất thường ở Việt Nam thôi.
Luật sư Lê Công Định:
Nếu cuộc chiến chống tham nhũng dọn đường cho một nền pháp trị trong
tương lai, như những lời đồn anh vừa nói, thì cuộc chiến chống tham
nhũng này thực sự rất đáng hoan nghênh.Kính Hòa: Trong những diễn
biến chính trị tại Việt Nam trong một năm qua có nhiều vụ tham nhũng
được đem ra xử lý. Có những ý kiến cho rằng ban lãnh đạo mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng có những ý tưởng cải cách. Để tiến tới điều mà
người ta gọi là có trách nhiệm giải trình, tiến tới cai trị bằng một nhà
nước pháp quyền, thì trước tiên là chống tham nhũng cái đã. Ông quan
sát thấy đúng không?
Tuy
nhiên bản chất một chế độ cộng sản thì không bao giờ chấp nhận một nhà
nước pháp quyền thực sự, trong đó họ chấp nhận tam quyền phân lập.
Không bao giờ.
Chúng
ta thấy hồi năm 2013 đã có một cuộc tranh luận lớn về hiến pháp mới,
ông Tổng Bí thư của đảng cầm quyền đã tuyên bố là nhà nước và hệ thống
chính trị ở Việt Nam không bao giờ chấp nhận thể chế tam quyền phân lập
cả. Và như vậy chúng ta hiểu rằng nhà nước pháp quyền là vẫn theo cách
hiểu của đảng cầm quyền, tức là phục vụ cho một đảng độc tôn cai trị đất
nước này. Cho nên cuộc chiến chống tham nhũng ngày hôm nay, tuy chúng
ta cũng ủng hộ, nhưng chúng ta chờ xem nó đến đâu? Nó dẫn đến một cuộc
thanh trừng nội bộ, đấu đá nội bộ, hay dẫn đến một nhà nước pháp quyền.
Riêng cá nhân tôi thì tôi không bao giờ tin là sẽ dọn đường cho một cuộc
cải cách chính trị nào cả.
Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét