Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

3384 - Amnesty International: Phải thách thức ‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng

Tina Hà Giang

Ngày càng nhiều người dùng internet ở Việt Nam

Khuya hôm 9/6, tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) gửi thông cáo báo chí kêu gọi đại biểu và lãnh đạo công ty công nghệ phản đối và thách thức dự luật An ninh mạng của Việt Nam.
Dự luật này dự trù sẽ được mang ra biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Ba 12/6, với nhiều triển vọng được thông qua.Gọi đây là một dự luật với ''đề xuất lạnh người," AI nhận định:
"Internet là không gian cuối cùng mà người dân Việt Nam còn có thể bày tỏ ý kiến của mình với một mức độ tương đối tự do. Luật này sẽ dứt khoát bóp nghẹt chút tự do đó. Chúng tôi kêu gọi các đại biểu quốc hội hãy bỏ phiếu chống lại bộ luật có tính cách đàn áp áp sâu sắc, và kêu gọi các công ty công nghệ hãy thách thức đề xuất lạnh người này."
Trước đó một ngày, hôm 8/6, trả lời phỏng vấn của BBC, bà Minh Yu Hah, Phó giám đốc Đông Nam Á & Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế phát biểu:
"Dự thảo Luật An ninh mạng này mơ hồ một cách nguy hiểm, nó cho phép chính quyền biến người bày tỏ quan điểm thành tội phạm hình sự, và khiến người dân thực thi quyền tự do ngôn luận của mình có nguy cơ bị cầm tù tuỳ theo diễn giải của cơ quan công lực."
Dự luật An ninh mạng nếu thông qua thì có ảnh hưởng nhiều đến 'quyền kinh tế, chính trị' của công dân?

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDự luật An ninh mạng nếu thông qua thì có ảnh hưởng nhiều đến 'quyền kinh tế, chính trị' của công dân?

'Công ty công nghệ thành tai mắt nhà nước'

Trong khi bà Minh Yu Hah nêu câu hỏi "nếu luật này được phê chuẩn, thì vai trò của các công ty công nghệ trong việc hỗ trợ chính sách của chính phủ độc tài là gì?" thì một nữ đồng nghiệp, bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Ân xá Quốc tế, có thái độ cả quyết hơn.
Nhận định của bà Clare Algar được thông cáo báo chí của AI trích:
"Nếu luật này được thông qua, chính phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền giám sát tất cả mọi điều người dân bày tỏ trên mạng. Chính phủ còn được cấp giấy phép để buộc các công ty công nghệ phải trao cho họ thông tin cá nhân của người dùng, và tóm lại, biến các công ty này thành tai mắt của nhà nước."
Vài giờ trước khi gửi thông cáo báo chí, tổ chức Ân xá Quốc tế viết một loạt thư ngỏ cho giám đốc điều hành của các công ty Apple, Facebook, Google và Microsoft, và Samsung, tóm tắt những điểm họ cần quan tâm.
Thúc giục các công ty gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, AI viết trong thư ngỏ:
"Dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam giống y như - giống một cách đáng báo động - luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2017 của Trung Quốc. Luật này hợp pháp hóa những hành vi ngược đãi hiện tại của chính quyền, và biến các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc thành những đại diện giám sát của nhà nước."
"Tương tự, ở Việt Nam, người dân có thể bị buộc tội một cách tuỳ tiện theo Điều 8 hoặc Điều 15 của luật, trong đó ghi những tội cực kỳ rộng và mơ hồ, như tội "phủ nhận thành tựu cách mạng" hay "gây hiểu lầm gây nhầm lẫn giữa nhân dân".
'Phải phản đối và thách thức'
Giúp các công ty nói trên nắm vững nội dung dự luật An ninh mạng của Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế vạch ra:
"Nếu luật này được thông qua tuần tới, các công ty có thể được yêu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam, và cũng sẽ bị buộc phải chuyển cho chính quyền nhiều dữ liệu gồm các thông tin cá nhân, và kiểm duyệt bài đăng của người dùng, mà không có đủ các biện pháp để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của họ."
"Hiện Việt Nam có hơn 60 người dùng internet, đa số có thể thực hiện quyền tự do phát biểu trên không gian mạng. Tuy nhiên, các nhà chức trách thường phản ứng gay gắt với những ai phê bình nhà nước - theo các báo cáo đã công bố - năm 2017 chính quyền Việt Nam đã bắt giữ gần 30 sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền."
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi:
"Công ty của qúy vị có trách nhiệm tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Trách nhiệm này cao hơn yêu cầu pháp lý của các quốc gia. Điều này được ghi rõ trong Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (UNGPs).""Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi công ty của qúy vị thách thức dự luật An ninh mạng, và cho chính phủ Việt Nam biết sự phản đối vì nguyên tắc của công ty mình, trong việc thực hiện bất kỳ yêu cầu, hoặc chỉ thị nào vi phạm những quyền cơ bản của con người."
"Các công ty công nghệ như bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo internet là một không gian an toàn, nơi mọi người ở Việt Nam có thể tự do phát biểu mà không sợ bị quyền giam giữ hoặc bị giám sát, theo dõi hàng loạt."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét