Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

3431 - Luật An ninh mạng được thông qua, mạng xã hội sôi sục




Tường thuật trực tiếp




Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp với địa phương

Trang web chính phủ Việt Nam ngày 12/6 đưa tin:
"Chiều nay, 12/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp nhằm không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở một số địa phương như vừa qua."




'Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN'


Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) lập tức ra thông cáo báo chí, trích phát biểu của bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của tổ chức:
"Quyết định này có nguy cơ gây hậu quả tàn hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu không khí tự do phát biểu bị kìm nén sâu sắc, không gian mạng là nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến mà ít lo ngại về sự chỉ trích của chính quyền."

"Luật cho phép chính phủ một quyền hạn bao quát để giám sát hoạt động trực tuyến của người dân, cuộc bỏ phiếu này có nghĩa là hiện nay ở Việt Nam không còn chỗ an toàn nào để mọi người tự do nói chuyện."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44449357




ĐBQH 'ủng hộ luật an ninh mạng'


Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, cho hay ông ủng hộ Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.
Phát biểu hôm 12/6, ông Nhưỡng nói: “Những thông tin chống đối đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta những ngày qua trên mạng xã hội tạo ra sự bức xúc. Những ĐBQH như tôi suy nghĩ cần phải ủng hộ việc thông qua đạo luật này.”
“Không có bất kỳ một đạo luật nào là hoàn hảo, phải sơ kết và tổng kết. Quá trình thực hiện chúng ta sẽ lấy thực tiễn làm thước đo và xem xét lại để đánh giá. Lúc đó sẽ biết rõ đạo luật đó có hay không có tính khả thi cao, có liên quan đến vấn đề xã hội và vấn đề pháp lý hay không.
Các đạo luật ra đời thông thường để phúc đáp lại yêu cầu của xã hội, bây giờ xã hội đang rất cần nó thì dứt khoát phải bấm nút thông qua.
Còn câu chuyện của nhiều người, tôi không loại trừ trong đó có những đối tượng chống phá nói có vấn đề nọ, vấn đề kia. Bản thân tôi trước đó cũng đã có những lo ngại và bây giờ vẫn còn có điều băn khoăn. Nhưng mình phải đặt ra so sách là việc thông qua luật có lợi hơn hay không thông qua có lợi hơn. Ở đây chúng ta phải phải đặt lợi ích quốc gia cao hơn.





Quote card
BBC

'Luật An ninh mạng chấm dứt tự do tương đối của người Việt'

Tờ The Malaysian Insight viết: Việc các nhà lập pháp Việt Nam hôm nay thông qua Luật An ninh mạng có thể buộc Facebook và Google phải gỡ bỏ các bài viết chỉ trích trong vòng 24 giờ, vì không gian cho tranh luận bị nghiền nát tại đất nước cộng sản này.
Các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ​​thường xuyên bị bắt bớ, bỏ tù hoặc bị trói buộc trong các vụ kiện pháp lý ở Việt Nam, một quốc gia độc đảng quá nhạy cảm với ý kiến phê bình của ​​công chúng.
Mạng xã hội và diễn đàn internet đã cung cấp một nền tảng hiếm hoi để chia sẻ và tranh luận quan điểm chống lại chính quyền.
Nhưng dự luật, được đồng thuận bởi đa số đại biểu Quốc hội, đã chấm dứt sự tự do tương đối đó.



Việt Nam, an ninh mạng
Facebook

Trao nhiều quyền cho giới chức kiểm soát phát ngôn

Tờ Bloomberg ngày 12/6 viết về Luật An ninh mạng của Việt Nam:
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, luật sẽ trao cho cơ quan chức năng nhiều quyền hơn để xác định khi nào các phát ngôn cần được kiểm duyệt, bởi một số điều khoản giúp chính phủ dễ dàng hơn trong việc xác định và truy tố một người vì các hoạt động trên không gian mạng.

'Có thể bịt miệng nhưng không thể cấm dân nhận thức đúng sai'

Nhà thơ Nguyễn Thị Hậu viết trên Facebook cá nhân sau khi Luật An ninh mạng được thông qua:
'Có thể bịt miệng nhưng không thể cấm dân nhận thức đúng sai'

Luật đã thông qua, bây giờ phải làm gì?

Tác giả Từ Thức ở Pháp, viết trên trang Facebook cá nhân: Cái gọi là quốc hội đã biểu quyết thông qua luật an ninh mạng. Đó là một ngày đen tối của lịch sử, của dân tộc. Quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt, tất cả quyền tự do khác, tóm lại : quyền làm người, sẽ bị tước đoạt.
Guồng máy nhà nước, với luật an ninh mạng nhập cảng từ nước Tàu, sẽ gia tăng đàn áp những người còn lương tri, còn ngửng đầu lên tiếng, phản kháng. Sẽ tạo một tình trạng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt làm tê liệt tư duy của một dân tộc...

'Lầm lẫn đáng tiếc của pháp luật'

TS Nguyễn Sỹ Dũng viết trên Facebook cá nhân: An ninh mạng là để bảo vệ mạng. Dùng Luật An ninh mạng để bảo vệ an ninh quốc gia là một sự lầm lẫn rất đáng tiếc về khách thể của pháp luật.

'Chúng tôi chống tới cùng'

"Việt Nam là một quốc gia bị hack nhiều nhất thế giới vì thiếu chuyên gia hiểu biết về an toàn mạng. Cứ nhìn những vụ hack như ở phi trường Nội Bài cách đây vài năm và nhiều vụ khác trước đó. Cái mà đảng muốn thông qua là quyền kiểm soát dân theo kiểu Trung Quốc.

Việt Nam đứng gần cuối bảng tự do Internet

Fcaebooker Hồng Hoàng viết: Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 7 từ dưới lên, trong bảng xếp hạng tự do trên internet, chỉ đứng trên Uzbekistan, Cuba, Iran, Ethiopia, Syria, và Trung Quốc

Cư dân mạng 'cúng' Facebook và Google

Một hình ảnh 'chế' được cư dân mạng truyền nhau trên Facebook trước và sau khi Luật An ninh mạng được thông qua: Cúng Facebook và Google.




Việt Nam, biểu tình
Facebook

Phản ứng của MXH sau khi Luật An ninh mạng được thông qua

Nhạc sỹ Tuấn Khanh (Facebook Khanh Nguyen): Quốc Hội là đại diện cho dân. Dân không đồng ý tức Quốc Hội hành động bất hợp pháp.
Nhà thơ Thái Bá Tân đặt câu hỏi Chủ tịch Quốc Hội nói luôn lắng nghe ý kiến của dân nhưng bà đã ở đâu khi Luật An ninh mạng được thông qua?
Cây bút Bồn Đình Nguyễn cho rằng không nên 'tuyệt vọng quá' vì vẫn có thể bày tỏ chính kiến một cách công khai và ôn hòa.

Luật An ninh mạng 'Không thể trói cẳng chim trời'

Cây bút Trương Huy San viết trên Facebook cá nhân sau khi Quốc Hội thông qua Luật An ninh mạng rằng việc kiểm soát mạng xã hội chỉ cô lập Việt Nam với internet chứ không thể 'trói cẳng chim trời.'

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019

Sáng 12/6, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng với 86,86% đại biểu tán thành.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, theo chinhphu.vn.
Luật An ninh mạng có 7 chương 43 điều quy định các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng và các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng mạng.
Một số hành vi bị cấm gồm: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc...
.




Biểu tình, Việt Nam
Getty Images

Quốc Hội Việt Nam chính thức thông qua Luật An ninh mạng

Sáng 12/6, Quốc Hội Việt Nam chính thức thông qua Luật An ninh mạng.
423/466 phiếu đồng ý chiếm 86,86%




Việt Nam
BBC

Sài Gòn: Hàng ngàn công nhân đình công

Sáng 12/6, hàng ngàn công nhân công ty Pouyuen Bình Tân tiếp tục đình công ngày thứ hai liên tiếp.
Hôm 11/6, tờ Zing.vn đưa tin người phát ngôn Công an TP.HCM cho biết "có âm mưu kích động công nhân đình công để xuống đường biểu tình. Cảnh sát tạm giữ một số đối tượng quá khích để xử lý.Hàng trăm cảnh sát đã có mặt ổn định trật tự."




Việt Nam
FB Soai Nhi

'Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí'

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân, Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC về tự do Internet:
"Tôi coi mạng Internet như là một dạng báo chí, báo chí là một công cụ, mà báo chí cần tự do thì Internet cũng phải cần tự do. Cái này rất đúng với ý của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây đã từng nói là khi mà có vấn đề gì mà trên mạng đưa tin xấu về chính quyền, thì chính quyền cần phải phân bua ở ngay trên mạng".
"Cần phải mở ra hơn nữa để cho chính quyền, để cho nhân dân, tất cả tự do ngôn luận ở đây, để cho người ta tranh luận và qua tranh luận ấy thì sẽ thấy rõ cái gì đúng, cái gì sai. Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí. Tự do chúng ta ứng xử với báo chí như thế nào, thì chúng ta ứng xử với Internet như vậy."




GS Giáo sư Nguyễn Đăng Dung
Nguyen Dang Dung

Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, Bình Thuận: 'nhiều chiến sỹ công an phải nhập viện'

Tờ Tuổi trẻ đưa tin ông Huỳnh Văn Điển, chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận tối 11/6 đã có "nhiều chiến sĩ công an phải nhập viện và nhiều ôtô chuyên dụng của lực lượng công an bị những người quá khích đốt cháy tại "điểm nóng" thị trấn Phan Rí".




Tuoi Tre Screenshot
BBC

12/6: Biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng?

Quốc hội Việt Nam vừa thông báo lịch làm việc ngày 12/6:
Thứ ba, ngày 12/6/2018: Quốc hội làm việc tại hội trường:
- Buổi sáng: Quốc hội biểu quyết thông qua:
+ Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016;
+ Luật Cạnh tranh (sửa đổi);
+ Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019;
+ Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo (sửa đổi).
- Buổi chiều: Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Cây bút Trần Tiến Dũng: 'Đất nước thay đổi sau ngày 10/6'

Bình luận trong chương trình Bàn tròn đặc biệt của BBC hôm 11/6, blogger, nhà báo tự do Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn nói:
"Từ vụ biểu tình ngày 10/6 trở đi, việc lập pháp ở Việt Nam sẽ thay đổi. Tiếng nói người dân sẽ mạnh mẽ hơn và họ sẽ quyết đoán hơn trong tất cả các vấn đề quốc gia. Điều về hai đạo luật này hay cái mà chính thể muốn lệ thuộc vào việc chính thể có biết lắng nghe, biết tôn trọng người dân hay không. Bây giờ mọi thứ thay đổi rồi. Tôi ở trong nước, và dư luận mà tôi nghe được không còn nhu mỳ hay cam chịu như trước đây nữa đâu.
"Thành ra theo ý tôi, vấn đề về hai dự luật này cũng như các dự luật tiếp theo, nếu chính quyền muốn ổn định thì phải có một quy trình khác, dân chủ hơn, tôn trọng cái cảm xúc, cái quyền của công dân hơn so với trước đây.
"Phía trước còn rất nhiều vấn đề. Phía trước trong tuần lễ sắp tới hay những tháng tới sẽ không phải dễ dàng như trước đây nữa rồi.
"Tôi thấy vui mừng dù cũng có phần lo lắng, nhưng lo lắng chỉ là nhẹ thôi. Đất nước thay đổi sau ngày 10/6."




Blogger Trần Tiến Dũng
Tran Tien Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét