Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

3627 - Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc


Bà Haley: Hội đồng bảo vệ những nước vi phạm nhân quyền
Bà Haley: Hội đồng bảo vệ những nước vi phạm nhân quyền-REUTERS

Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, gọi đó là "sự chia rẽ của thiên vị chính trị".
Cơ quan "đạo đức giả và vụ lợi" và tạo ra "một sự nhạo báng về quyền con người," phái viên Hoa Kỳ Nikki Haley nói với Liên Hợp Quốc. Nhưng các nhà hoạt động cho biết hành động của Mỹ có thể làm tổn thương các nỗ lực giám sát và giải quyết các vụ lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới.
Hành động này xảy ra khi đang có những lời chỉ trích gay gắt về chính sách của chính quyền Trump về việc cách lý trẻ em và cha mẹ là những người nhập cư qua biên giới Mỹ- Mexico.
Bà Haley đã công bố ý định của Hoa Kỳ từ bỏ hội đồng tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, người đã gọi hội đồng "một cơ quan bảo vệ nhân quyền tồi tệ".
Bà Haley năm ngoái đã cáo buộc hội đồng "luôn thiên vị chống lại Israel" và nói rằng Hoa Kỳ đang xem xét lại tư cách thành viên của mình.
Được thành lập vào năm 2006, hội đồng có trụ sở tại Geneva đã bị chỉ trích vì cho phép các nước có hồ sơ nhân quyền đáng nghi ngờ là thành viên.
Tổng thư ký LHQ António Guterres, trong một tuyên bố, trả lời bằng cách nói rằng ông sẽ "rất mong muốn" Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng.
Ủy viên nhân quyền LHQ, Zeid Ra'ad Al Hussein, gọi là việc Mỹ rút khỏi hội đồng là "tin rất đáng thất vọng, hay phải nói là thực sự rất ngạc nhiên". Trong khi đó, Israel ủng hộ quyết định này.
Tại sao Mỹ quyết định rút lui?
Mỹ quyết định rời khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ xảy ra sau nhiều năm bị chỉ trích.
Hoa Kỳ ban đầu từ chối tham gia hội đồng vào 2006, lập luận rằng UNHRC đã kết nạp các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng phải suy xét.
Washington chỉ bắt đầu tham gia vào 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama, và được bầu vào lại Hội đồng vào 2012.

Hội đồng họp ít nhất 3 lần một năm và xem xét hồ sơ nhân quyền của các nước thành viên

Hội đồng họp ít nhất 3 lần một năm và xem xét hồ sơ nhân quyền của các nước thành viên-EPA

Nhưng các nhóm nhân quyền đã lên tiếng phàn nàn về cơ quan này hồi 2013, sau khi Trung Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Algeria và Việt Nam được bầu làm thành viên.
Điều này theo sau sự tẩy chay chưa từng thấy của Israel về một trong những đánh giá của hội đồng, cáo buộc Israel nhận được những lời chỉ trích không công bằng từ hội đồng.
Năm ngoái, Nikki Haley nói rằng "khó chấp nhận" khi các nghị quyết của hội đồng chống lại Israel đã được thông qua chống trong khi đó lại không có nghị quyết nào cho Venezuela, nơi hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng chính trị.
Israel là quốc gia duy nhất là mục tiêu thường trực trong chương trình nghị sự, có nghĩa là nước này thường xuyên bị suy xét về mọi động thái đối với Palestine.
Hôm thứ Ba, mặc dù đã có những lời gay gắt với UNHRC, bà Haley nói bà muốn "làm rõ ràng rằng động thái này không phải là một sự rút lui khỏi các cam kết nhân quyền của chúng tôi".
Các đồng minh thêm mất tinh thần
Phân tích của phóng viên Nada Tawfik, BBC News, New York
Đây chỉ là sự cự tuyệt khỏi chủ nghĩa đa phương gần đây nhất của chính quyền Trump, và có khả năng sẽ gây ra sự bất an ở những người tin tưởng vào Hoa Kỳ để bảo vệ và vận động cho nhân quyền trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ luôn có mối quan hệ mâu thuẫn với Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chính quyền Bush quyết định tẩy chay hội đồng khi nó được thành lập vào năm 2006 vì nhiều lý do tương tự mà chính quyền Trump trích dẫn.
Đại sứ của Liên Hợp Quốc khi đó John Bolton - hiện đang là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump và là một nhà phê bình mạnh mẽ của LHQ.
Mãi cho đến năm 2009, Hoa Kỳ lại gia nhập dưới chính quyền Obama.


Nhiều đồng minh đã cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ ở lại trong hội đồng. Thậm chí nhiều người đồng ý với những chỉ trích bấy lâu nay của Washington về hội đồng nhưng tin rằng Hoa Kỳ cần tích cực làm việc để cải cách nó từ bên trong, thay vì từ bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét