Hôm nay, đích thân Tổng bí thư của ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trước mặt cử tri đã trả lời, nói rõ quyết tâm ra luật và thành lập đặc khu.
Về luật an ninh mạng đã được thông qua ngày 9/6 vừa qua. Ông Trọng cũng đã nói thẳng là nhằm ngăn chặn tiếng nói của người dân để bảo vệ chế độ, “không phải ai muốn nói gì thì nói”. Như vậy, sau thời gian yên lặng để mặc cho bộ máy giúp việc, QH tung hứng để ra luật đặc khu và luật an ninh mạng. Khi đã hoàn tất cơ sở pháp lý để trấn áp tiếng nói của người dân, ông TBT ung dung bước ra công khai tuyên chiến với dư luận với thông điệp cho thấy chắc chắn kỳ họp tới luật đặc khu sẽ được thông qua sau khi “đã điều chỉnh”. Bất chấp mọi cảnh báo về nguy cơ mất nước và phản ứng của người dân.
Một trong những bài học lớn về viễn cảnh mất nước của Việt Nam khi luật đặc khu được thông qua là bài học Crimea của Ukraine.
Kịch bản Crimea Việt Nam
Năm 1997, Ukcraine và Nga ký kết một thỏa thuận cho phép Nga thuê quân cảng Sevastopol ở Crimea trong 20 năm. Theo thỏa thuận này, thời hạn thuê sẽ kết thúc vào năm 2017. Năm 2010, để tìm kiếm một khoản viện trợ nhằm vượt qua cuộc khủng khoảng kinh tế toàn câu khi đó. Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã ký gia hạn hợp đồng thêm 25 năm. Đưa thời hạn thuê đến 2042 và kèm theo một số chính sách cho phép Nga đưa người vào sinh sống và làm việc tại Crimea. Nắm trong tay cơ sở pháp lý này, Nga lập tức ồ ạt đưa người vào Crimea. Theo điều tra của Liên hợp quốc vào năm 2014, người Nga ở Crimea chiến tới 65,5%. Nga đã đưa Hạm đội Biển Đen và hàng loạt khí tài quân sự tới đây. Biến Sevastopol thành một căn cứ quân sự với sự có mặt cả tàu ngầm hạt nhân đủ sức răn đe với NATO.
Năm 2012, một loạt bê bối tham nhũng và tranh cãi xung quanh chương trình lá chắn tên lửa của NATO ở sát biên giới Ucraine. Dẫn đến một số bất ổn chính trị ở Ucraine, Tổng thông Yanukovych đã kêu gọi quân Nga vào “giữ gìn trật tự”. Ngày 17/2 năm 2014, một nhóm phiến quân bịt mặt tấn công và chiếm lĩnh Tòa thị chính Crimea, nơi có quân cảng Sevastopol do quân Nga đang đóng - cắm cờ Nga và tuyên bố thành lập chính quyền tách khỏi Ucraine. Ngày 22/4/2014, Tổng thống Yanukvych bị Quốc hội Ucraine phế truất. Yanukovych đã ôm theo 32 tỳ dolar Mỹ chạy trốn sang Nga tị nạn. Chính quyền Ucraine dù được các nước trong khối NATO hỗ trợ nhưng mọi nỗ lực thu hồi Crimea bất thành. Bán đảo Crimea chính thức trở thành lãnh thổ của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014 với kết quả lên tới 95,5% đồng ý sát nhập vào Nga và không có bất cứ qui chế tự trị riêng nào.
Diễn biến Crimea của Ucraine đem qui chiếu với tình hình Việt Nam hiện nay gần như không có sự khác biệt nếu luật đặc khu được ban hành. Tại ba nơi mà chính quyền dự kiến làm đặc khu với vị trí đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng, người Trung quốc đã âm thầm mua gom đất đai và sinh sống khá đông. Khi luật đặc khu được ban hành, không có gì nghi ngờ về khả năng cả ba nơi này đều nằm gọn trong tay người Trung quốc.
Những bước đi của chính quyền Hà Nội thật sự đang tiến gần tới hiểm họa vô cùng nguy hiểm cho sự tồn vong của đất nước tương tự Crimea. Và do đó, cái gọi là tin đồn về nội dung Hội nghị Thành Đô với thỏa ước Việt Nam thành khu tự trị thuộc Trung quốc vào năm 2020 đang ngày càng dễ làm người dân tin hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét