Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

3743 - Vì sao Đại án AVG có nguy cơ chìm xuồng, Trương Minh Tuấn sẽ thoát tội?

Kami

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn vừa xuất hiện trở lại trên mặt báo chí của nhà nước, kể từ sau khi Ủy Ban Kiểm tra TW có kết luận những sai phạm của Bộ trưởng Tuấn trong thương vụ Mobifone mua AVG, đã gây thất thoát của nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng là hết sưc nghiêm trọng.
Theo VNN cho biết, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 5 của Bộ TT&TT ngày 07/06/2018 "Bộ trưởng Trương Minh Tuấn dành ít phút đầu giờ để nói về kết luận của Ủy Ban Kiểm tra TW  về dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG". (bit.ly/2lte2vb). Theo đó "Bộ trưởng Tuấn, kết luận của Ủy Ban Kiểm tra TW có nêu sai phạm khuyết điểm của Ban cán sự Đảng và sai phạm của các cá nhân, trong đó có cá nhân ông và các cán bộ trong Ban cán sự, phải xem xét xử lý kỷ luật". Và Bộ trưởng cũng cho hay, đây là hệ quả rất đáng tiếc vi phạm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, sai phạm đến đâu thì khi Ủy Ban Kiểm tra TW xuống làm việc và sẽ xử lý đến đó. Đáng chú ý, ông Trương Minh Tuấn còn yêu cầu tiến hành việc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp phát tán thông tin không đúng sự thật trên Internet.
Những thông tin vừa kể đã khiến cho không ít người nghi ngờ về khả năng thoát tội, hoặc chỉ bị xử lý nội bộ thay vì truy tố trước pháp luật ông Trương Minh Tuấn, với tội danh cố ý làm trái gây thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước. Nghĩa là đại án AVG có khả năng đã chìm xuồng.
Dẫu rằng trước đây ít lâu dư luận trong nước và quốc tế đều đã có chung một nhận định cho rằng, "Nhìn lại những thất thoát trong tài sản nhà nước trong vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nếu so với việc cố ý làm trái trong vụ án Mobifone mua AVG đã gây thất thoát đến hơn 7.000 tỷ của nhóm tội phạm này thì có thể thấy một con muỗi đặt cạnh một con Voi. Nghiêm trọng hơn, người giữ vai trò đầu vụ tham nhũng như đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” lại là Phó Ban Tuyên giáo TW - Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn. Chắc chắn Tổng Bí thư Trọng muốn bỏ qua cũng không được".
Điều này đã hoàn toàn trái ngược và nó hoàn toàn không giống như vụ việc xử lý rốt ráo cựu Ủy viên Bộ Chính trị -  kiêm Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trước đây. Đó là kể từ khi có Kết luận chính thức của Ủy Ban Kiểm tra TW tới khi ông Đinh La Thăng bị bắt rồi đưa ra xét xử chỉ vỏn vẹn vài ba tháng.
Dẫu rằng 03 sai phạm đáng kể chứng minh cho sự cố ý làm trái một cách chủ ý của Bộ TT & TT mà trách nhiệm thuộc về ông Trương Minh Tuấn, theo như nội dung của bản Kết luận của Ủy Ban Kiểm tra TW là:
1. Bộ TT & TT Dự án đầu tư của Mobifone vào lĩnh vực truyền hình (mua 95% cổ phần của AVG) “đảm bảo hiệu quả kinh tế”, để sau đó đã dễ dàng chấp nhận báo cáo "ma” của AVG, và chính vì tin vào báo cáo "ma" này mà đã tạo điều kiện cho Mobifone mua đắt hàng chục lần giá trị thực có của AVG tại thời điểm mua bán.
2. Trong khi, giá trị mà Thanh tra Chính phủ đưa ra là 1900 tỷ chưa tính lỗ lũy kế đến 2017 cỡ 1 ngàn tỷ và thua lỗ tại 2 dự án mà Phạm Nhật Vũ đã mua với giá rất cao nhằm mục đích rút ruột AVG trước khi bán. Đó là các dự án Công ty Giống tằm Mai Lĩnh, mua với giá cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần; dự án Công ty An Viên B.P – khai thác bauxite giá nhận chuyển nhượng cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần. Vậy thế mà những người có trách nhiệm của Bộ TT & TT hoàn toàn "không" hay biết. (!?)
3. Vì muốn bưng bít thông tin cũng như muốn dập tắt các ý kiến phản biện của thương vụ đầy khuất tất này, Bộ TT và TT đã đề nghị Bộ Công an cho ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Dẫu rằng họ thừa biết rằng vấn đề này là nằm ngoài phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Công an nhưng họ vẫn cứ tiến hành, để sau đó 2 Bộ Công An và Bộ TT & TT đã lập tức xếp thương vụ này vào loại “Mật”. Trầm trọng hơn, thậm chí có thông tin, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn lúc đó đã làm việc với tổ thẩm định giá mua bán AVG mà không có đại diện của Mbifone, cũng như không thông báo cho Mobifone biết.
Trong đó nội dung điểm 3 vừa kể, có liên quan đến vai trò của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và kể cả Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong việc giúp sức cũng như tiếp tay, khi xếp thương vụ này vào loại “Mật”. Đó chính là nguyên nhân vì sao đại án Mobifone mua AVG, gây thất thoát của nhà nước không dưới 7.000 tỷ đồng lại được Thanh tra Chính phủ cố tình trì hoãn trong một thời gian quá dài.
Các nguồn thạo tin nội chính dẫn lời các quan chức cao cấp đều cho rằng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đứng sau Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, đang ra sức thúc đẩy việc trì hoãn cũng như cố gắng bằng mọi cách để làm chìm xuống đại án mua AVG để thoát tội. Đó chính là lý do vì sao phải cho tới ngày 28-30//2018 lợi dụng sự vắng mặt của ông Trần Đại Quang và Tô Lâm đang công du Nhật Bản, thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú mới dám công bố kết luận vụ mua bán AVG. Và sự trở lại Việt Nam của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đã đẩy vấn đề này chững lại.
Và không thể không kể đến vấn đề yếu tố nước ngoài mà phe cánh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đang tận dụng và cố gắng khoét sâu. Cụ thể là mối giao hảo bất bình thường giữa Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSTQ, đang làm Tổng Bí Thư trọng hết sức đau đầu. Một Nghị quyết của Bộ Chính trị vào cuối tháng 5/2018 đã được đa số thành viên Bộ Chính trị đồng thuận và nhất trí cao. Nội dung chủ yếu của bản Ngị Quyết đó đã khẳng định việc Trung Quốc lợi dụng việc chỉnh đốn đảng, bằng cách mượn tay Tổng Bí thư Trọng để tạo ra mâu thuẫn nội bộ và nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam là điều có thật. Đa số tập thể Bộ Chính trị đã lên tiếng Tổng Bí thư Trọng cần phải dừng lại ngay.
Đó chính là lý do vì sao ngay sau đó, lập tức vấn đề Dự thảo Luật Đặc khu và vai trò của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (từng đề nghị cho Trung Quốc thuê đặc khu Vân Đồn - Quảng Ninh tới 120 năm) đã làm thổi bùng lên phong trào biểu tình phản đối hết sức rầm rộ của người dân. Ít ai biết rằng, ông Phạm Minh Chính có được chức  Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng nhờ thành tích này nên đã được Bắc Kinh hết sức ủng hộ.
Phe cánh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lợi dụng sự việc biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu, để thổi bùng tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt Nam với hai mục đích: Một là phân tán sự quan tâm của dư luận xã hội về vụ AVG, đồng thời làm chựng lại chiến dịch đốt lò tôn của Tổng Bí thư Trọng. Đây là nguyên nhân khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM vừa qua, ông Trần Đại Quang đã đổ thêm dầu vào lửa, khi cho rằng cần thiết phải ban hành Luật Biểu tình. Cũng như lý do vì sao Tổng Bí thư Trọng gần đây đã thừa nhận với cử trị Hà Nội, sẽ chống tham nhũng tới cùng, song lúc này nhiều việc quan trọng hơn phải làm là như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét