Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

6982 - Khi quân đội 'thề trung thành với độc tài': vì sao và như thế nào?


Khi ĐCSVN luôn nhấn mạnh, ‘Quân đội ta trung với Ðảng’ như một thành tố đầu tiên và kiên quyết nhất trong việc, ‘nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’, nhiều người cười nhạo về vấn đề này. Và trong khi đó, ĐCSVN tiếp tục giữ nguyên tắc này bất di bất dịch, bất cứ ai đụng chạm thành tố này đều bị coi là ‘phản Đảng, hại Dân, chống đối chính quyền Nhà nước’. Rất nhiều người kêu gọi ‘phi chính trị hóa quân đội’ trong đợt sửa đổi Hiến pháp vào năm 2013 đã bị phê phán cực liệt một cách toàn diện trên báo chí truyền thông đại chúng.
Nhưng việc gìn giữ nguyên tắc trên đã cho thấy ‘quyết định thông minh, tài tình của Đảng ta về rường cột cho chính chế độ’.

Tại sao lại như vậy?.

Sự kiện Venezuela, với hàng ngàn người dân xuống đường, với sự bảo trợ của các cường quốc, tuy nhiên, Tổng thống Nicolás Maduro vẫn giữ được quyền lực gần như tuyệt đối.

Báo Washington Post gần đây đã chỉ ra một nguyên do: do Nicolás Maduro giữ được sự trung thành của quân đội.
Nicolás Maduro đã ‘đảm bảo lòng trung thành của các sĩ quan bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi và cho phép họ làm giàu bản thân thông qua các hoạt động kinh doanh và hoạt động tội phạm của nhà nước’. Và cách mà Guaidó (người nhận được 60% sự ủng hộ của người dân Venezuela, theo một cuộc thăm dò của Datanálisis gần đây) đã có một cuộc tiếp cận mới để đẩy nhanh sự phân rã quyền lực của Nicolás Maduro: lôi kéo sĩ quan, quân đội ra khỏi cựu tài xế. Theo đó, sẽ sớm cho ra đời  luật ân xá nhằm bảo vệ các sĩ quan khỏi bị truy tố trong tương lai.
Trước đó, hơn 700 binh sĩ cấp thấp đã trốn qua biên giới Colombia vì bất đồng trong hàng ngũ và hạn chế về thực phẩm.
Câu chuyện đang xảy ra tại Venezuela giống như những gì mà Trung Quốc hay những nước Cộng sản khác áp dụng trước đó: chính quyền đặt trên nòng súng. Khi nòng súng còn giữ vững, thì chính quyền còn tồn tại. Thậm chí, để thực sự trấn áp diễn ra đúng kế hoạch và ý định, nhằm ngăn ngừa sự dao động tâm lý của binh sĩ, các nước độc tài hay sử dụng phương cách ‘điều chuyển quân’ từ địa phương A sang địa phương B, nơi họ không có mối liên hệ họ hàng nhằm tăng cường tính ‘công cụ’. Đây cũng là kim chỉ nam kiêm quyết để giữ gìn các nhà nước độc tài và vô đạo đức. Và đây cũng là lý do ra đời quan điểm, ‘chủ nghĩa xã hội là xã hội không có mặt người’, hoặc giả chăng nếu có đi nữa, thì cũng là xã hội của những kẻ đội lốt con người.
Tu chính án Mỹ, trong thời lập quốc, nhằm ngăn ngừa tình trạng độc tài hóa, đã bảo vệ quyền được cầm súng của người dân. Chính quyền thực sự nằm trong tay nhân dân, thay vì một đảng phái hoặc một nhóm người lợi ích nào nhân danh nhà nước. Việc phi chính trị hóa quân đội, nói một cách khác chính là thiết lập quyền cầm súng vào trong tay người dân để ngăn ngừa độc tôn quyền lực.
Làm thế nào để phân rã quyền lực kết dính này?
Trở lại với vấn đề, câu chuyện đang xảy ra ở Venezuela cũng đang diễn ra ở ngay tại Thái Lan, nơi các cuộc đảo chính được tiến hành chủ động bởi những cá nhân chính trị có mối quan hệ mật thiết với quân đội.
Vậy làm thế nào để phân rã quyền lực tập trung cao độ gắn với sự trung thành của quân đội, cảnh sát tại một quốc gia?.
Các nhà độc tài giữ quân đội trong tay thường buộc phải đi xuống trong các trường hợp: giới hạn nhiệm kỳ, mất tín nhiệm trong bầu cử, từ chức tự nguyện, lật đổ do đảo chính (Tổng Bí thư Ceauşescu ở Romania bị xử tử do đảo chính) hoặc cuộc biểu tình – nổi dậy lớn, sự can thiệp của nước ngoài, và ám sát.
Tại Venezuela, sự xuống đường của hàng ngàn người không phải là không có kết quả, nó góp phần tê liệt thêm nền kinh tế và bóp chặn đường phao cứu sinh thực phẩm cũng như các lợi quyền khác của kẻ độc tài dành cho quân đội. Hơn nữa, sự trung thành của giới vũ trang đối với lãnh đạo độc tài có thể chuyển đổi nhanh theo thời thế khi họ nhận thức sự lớn mạnh của cuộc biểu tình, hoặc sự di chuyển quyền lực. Điều này có thể bắt gặp trong câu chuyện mùa xuân Ả Rập,… còn trước đó là diễn ra tại Đông Đức, Tunisia,…
Vậy sự đàn áp người dân bằng quân đội có đảm bảo giữ được sự độc tài?. Điều này có thể có tác dụng ngược, và câu chuyện Pakistan dưới thời Tổng thống Zia ul-Haq, đã sử dụng quân đội ngăn sự thay đổi trong thời gian ngắn nhưng có thể đã góp phần chuyển sang chế độ dân chủ vào thời điểm sau đó.
Ngoài ra, tính chất thống nhất của quân đội nhằm phục tùng kẻ độc tài còn bị ảnh hưởng bởi phong trào phản kháng rộng rãi; chủ nghĩa bè phái và xung đột nội bộ trong quân đội (tướng tá quấn đội Venezuela đang chuyển hướng sang ủng hộ vị Tổng thống lâm thời Juan Guaidó, trong khi số người dân ủng hộ vị Tổng thống trẻ tuổi này đang tăng lên từng ngày qua các cuộc biểu tình). Cả hai điều này đều có được ở Venezuela.
Venezuela và những kẻ ăn bám vào sự trung thành của quân đội bằng ban phát quyền lợi sẽ sớm bị loại trừ khi miếng bánh quyền lợi bị cạn kiệt bởi sự phản kháng rộng rãi xã hội cũng như chủa nghĩa xung đột nội bộ trong đoàn quân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét