Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

7178 - Biển Đông: Các Động lực Thay đổi

THUỲ ANH dịch

Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông khiến các nước trong khu vực cảnh giác. Thực tế này thúc đẩy Philippines kiện Trung Quốc. Vào năm 2016, tòa đã đưa ra phán quyết. Hành động và phản ứng của các bên liên quan tới phán quyết và các sự kiện chính trị khác đã khiến năm 2016 trở thành một năm đáng chú ý. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Philippines và Mỹ cũng bổ sung những động lực khác khiến tình hình khu vực thay đổi.

Tàu Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông


Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông khiến các nước trong khu vực cảnh giác. Trung Quốc khẳng định quyền sở hữu các thực thể mà các nước Đông Nam Á khác cũng yêu sách. Thực tế này thúc đẩy Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án Thường trực Công lý. Vào năm 2016, tòa đã đưa ra phán quyết. Hành động và phản ứng của các bên liên quan tới phán quyết và các sự kiện chính trị khác đã khiến năm 2016 trở thành một năm đáng chú ý. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Philippines và Mỹ cũng bổ sung những động lực khác khiến tình hình khu vực thay đổi.
GIỚI THIỆU
Vùng đất này là của tôi
Các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông trong hơn 1 thập kỷ qua, dù liên quan tới thương mại hay yêu sách lãnh thổ khiến nhiều nước trong khu vực cảnh giác. Các hiệp định thương mại đàm phán với ASEAN cho thấy Trung Quốc cố gắng liên kết các nước Đông Nam Á và Biển Đông thông qua các thể chế thương mại và hoạt động thương mại song phương, và qua đó, khôi phục ảnh hưởng lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực. Nhưng, do Trung Quốc từng thống trị khu vực trong quá khứ, nhiều nước lo ngại nguy cơ Trung Quốc tiến hành “thực dân về kinh tế”. Đặt trong bối cảnh Trung Quốc yêu sách quyền sở hữu các thực thể ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nỗi lo ngại trên là có cơ sở và được nhìn nhận như sự mở rộng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc. Trong khi động thái quyết đoán của Trung Quốc khiến các nước láng giềng tăng cường năng lực quốc phòng, Philippines đã chọn giải pháp kiện Trung Quốc ra tòa Toà án Công lý Quốc tế tại La Hay. Sáng kiến “Vành đai, con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là biểu tượng cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại châu Á. Sáng kiến “Vành đai, con đường” hướng tới khôi phục con đường tơ lụa cổ đại kết nối Trung Quốc với các nước Châu Âu và Nam Á hàng ngàn năm trước (các bài phỏng vấn).
Các Động lực Thay đổi
Nhiều sự kiện trong năm 2016 đã ảnh hưởng tới tình hình Biển Đông. Vụ kiện của Philippines lên tòa án công lý ở La Hay đã kết thúc và tòa đưa ra phán quyết lên án các động thái xây dựng đảo của Trung Quốc. Trong khi đó, tân Tổng thống Philippines Roberto Duterte tác động nhiều đến quan hệ ngoại giao giữa Phillipines và Trung Quốc. Cuối năm 2016, vị trí ông chủ nhà Trắng cũng thay đổi với việc Donald Trump thắng cử Tổng thống (tháng 11/2016). Các sự kiện này khiến quan điểm các bên về Biển Đông trở nên khó đoán định hơn.
Xem xét bối cảnh lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vị thế của Trung Quốc ở Biển Đông. Khía cạnh lịch sử và văn hóa là trung tâm của các hoạt động và phản ứng của các nước làng giếng với Trung Quốc. Vì vậy, bài viết tập trung vào các động thái gần đây, các sự kiện năm 2016 và sự đối đầu của một số chủ thể hiện nay tại Biển Đông. Ở phần kết luận, tác giả đưa ra một số suy nghĩ về giải pháp khả thi nhằm giải quyết xung đột.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tập trung vào sự phát triển về chính trị và kinh tế của Trung Quốc từ năm 1980 tới 2017. Bài viết cũng đưa ra góc nhìn của tác giả và các thông tin thu thập được từ phỏng vấn các chuyên gia kinh tế người Trung Quốc. Tác giả đã nỗ lực đối chiếu số liệu và văn bản từ nhiều nguồn bất kể thời gian và nơi thông tin còn lưu giữ. Một tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại Thượng Hải vào mùa hè năm 2017 đồng thời giảng dạy tại Đại học Tài chính Thượng Hải năm 2013 và 2014. Vào mùa hè năm 2017, tác giả còn lại đã dành thời gian tại Thượng Hải và Hồng Công để nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Nghiên cứu tập trung tìm xu hướng mới nhất về chiến lược toàn cầu. Đáng lưu ý, nhiều giáo sư, chuyên gia người Trung Quốc đã yêu cầu giữ bí mật những đánh giá của họ. Vì vậy, tôn trọng yêu cầu của họ về việc giữ bí mật tất cả các trường hợp nghiên cứu, chúng tôi chỉ trích dẫn các tài liệu tại nơi các tài liệu này được công khai.
Phương pháp luận của nghiên cứu này bao gồm phương pháp phỏng vấn, tập trung xem xét chính sách từ quan điểm của các nhân vật có ảnh hưởng. Nói chung, các bài phỏng vấn được tiến hành với các chuyên gia đến từ Economist Group tại Hồng Công, Thượng Hải và Luân Đôn, các công ty: Old Bear Sterns Investment, Goldman Sachs, ngân hàng Chase Investment, Phòng thương mại Mỹ, Boston Consulting Group ở ít nhất hai địa điểm, Microsoft và một số chuyên gia trong lĩnh vực công và tư nhân. Thể thức các buổi phỏng vấn không bao gồm phiếu khảo sát truyền thống mà gồm hệ thống các câu hỏi. Một phần quan trọng của nghiên cứu này dựa trên các cuộc trao đổi với hơn 350 cá nhân có ảnh hưởng ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Công, Singapore và Washington D.C. trong giai đoạn từ năm 1988 cho tới gần đây là mùa hè 2017.
BỐI CẢNH ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC
Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách khôi phục và mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Biển Đông và biển Hoa Đông. Cốt lõi của tranh chấp bắt nguồn từ việc Trung Quốc ngày càng khẳng định mạnh mẽ yêu sách tới 90% diện tích Biển Đông. Tranh chấp Biển Đông bao gồm các yêu sách chủ quyền đối với các đảo và vùng biển giữa các bên bao gồm Brunei, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Đài Loan (ROC), Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Đáng chú ý, hàng năm 5.300 tỷ USD giá trị thương mại đi qua khu vực Biển Đông (CFR.org,  China’s maritime disputes). Trung Quốc tuyên bố những thủy thủ Trung Quốc đã khám phá và đặt tên các đảo tại khu vực nhiều thế kỷ trước và nước này có quyền đánh bắt cá truyền thống do tổ tiên để lại. Quyền này tồn tại bên trong đường chữ U “chín đoạn” vốn bao trọn gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Bản đồ làm cơ sở cho tuyên bố của Trung Quốc có từ năm 1947 đã phản ánh cảm nhận của người làm bản đồ Trung Quốc về các yêu sách lịch sử của Trung Quốc, nhưng không phản ánh thực tế địa chính trị của những năm giữa thế kỷ 20 (Beech, 2016). Trung Quốc chưa bao giờ thực sự làm rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn. Liệu các đường này thể hiện một phần đất, đá, rạn san hô, bãi cạn bên trong các đường này hay toàn bộ vùng nước như hàm ý trong tuyên bố chính thức của Trung Quốc về quyền đánh bắt cá lịch sử tại các vùng biển gần với đường bờ biển của các nước khác (Beech, 2016). Nghiên cứu này chỉ ra có nhiều yếu tố liên quan tới thực tế mới của vấn đề trên. Các yếu tố bao gồm việc Trung Quốc tự cho đã chịu sỉ nhục của chủ nghĩa thực dân phương Tây từ chiến tranh nha phiến vào những năm 1840, chủ nghĩa bảo hộ và cô lập của Mỹ, sự nhạy cảm trong quan hệ với Nhật Bản và việc Nhật Bản sửa đổi hiến pháp, quyết định của tòa ICJ, việc các nước Đông Nam Á và Mỹ phản bác các yêu sách của Trung Quốc. Một thực tế lịch sử liên quan khác là việc Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế từ cải cách định hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình vào năm 1978. Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thông qua chính sách đầu tư ra nước ngoài dựa trên sáng kiến mở rộng con đường tơ lụa với tên gọi “Một vành đai, một con đường”. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” sẽ đầu tư hơn 25.000 tỷ USD từ nhiều nguồn nhằm khôi phục “con đường tơ lụa” cổ đại từ Trung Quốc tới châu Âu (phỏng vấn).
….
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.
Peter Geib, Đại học Moorhead, Minnesota. Lucie Pfaff, Đại học Mount Saint Vincent. Bài viết được đăng trên Journal of Management Policy and Practice.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét