Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

9519 - Vài nét về đảo Thị Tứ


Thitu Island (E), Zhōngyè dǎo [Trung Nghiệp] 中业岛 (C), Pagasa / Barangay (P): đảo nổi (có diện tích lớn thứ hai trong các đảo ở TS, cách bờ biển đấ́t liền VN khoảng 290 nm, cách đảo Palawan Philippines khoảng 230 nm). Đây là một trong 6 tên đảo Pháp tuyên bố chiếm hữu ngày 26/7/1933 (Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Ba Bình, Song Tử) và cũng là một trong các đảo được thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer sáp nhật vào tỉnh Bà Rịa theo nghị định số 4702-CP 21/9/1933. VNCH dựng bia chủ quyền trên đảo 22/9/1960 (xem hình 4).
Philippines cho quân chiếm đảo nào khoảng 1970-71 và chuyển dân tới sinh sống từ 2002. Trên đảo có đường băng có thể tiếp nhận máy bay lớn.
Nếu dùng ngấn nước lúc triều thấp của các bãi triều thậ́p (LTE) gần đảo làm đường cơ sở (theo quy định của điều 13,1 UNCLOS) thì lãnh hải của Thị Tứ có thể vươn tới đá Subi hiện bị Tàu cộng biến thành đảo nhân tạo. Như vậy, cũng theo quy đinh của điều 13,1 UNCLOS thì cũng có thể lấy ngấn nước triều thấp của Subi để vạch đường cơ sở cho Thị Tứ. Vô hình trung, Subi vốn là một LTE không được quyền có lãnh hải được ‘ăn theo’ có lãnh hải 12nm (trên danh nghĩa là của Thị Tứ). Chính vì vậy mà trong các đợt thực hiện tự do đi lại FONOP, tàu lần nào Mĩ cũng né chỉ đi qua vô hại trong vòng 12 nm của Subi.
Cũng có một điểm lắc léo ở đây là cách Thị Tứ về phía Tây khoảng 3,3 nm có bãi Sandy Cay, được toà trong tài PCA 2016 xác đinh là một rock nên nó cũng có quyền có lãnh hải 12 nm. Sandy Cay cách Subi khoảng 10,1nm, nên dùng lập luận như cho Thị Tứ thì Subi cũng có thể ‘ăn theo’ lãnh hải của Sandy Cay.
Nếu theo đúng chứng cứ lịch sử như nêu trên thì Thị Tứ và Sandy Cay của VN. và Subi được dùng làm đường cơ sở cho 2 đảo/̣đá này nên cũng thuộc VN (dù đối với LTE nói chung thì không ai được đòi sở hữu). Nhưng trên thực tế,Tàu cộng đang chiếm Subi và đã xây đảo nhân tạo trên đó. Nếu họ đưa Thị Tứ hoặc Sandy Cay vào vòng kiểm soát thực tế thì đòi lãnh hải ‘ăn theo’ cho Subi mạnh miệng hơn (dù trên lí thuyết họ đã claim mọi đảo đá… trong ĐLB là của họ nhưng kiểm soát thực tế có sức nặng hơn). Nhưng Thị Tứ hiện do PLP chiếm đóng, đụng vào thì sẽ lớn chuyện, nhất là cũng phải dè chừng không dễ ‘giởn mặt’ với hiệp ước QP hỗ tương Mĩ-PLP, Sandy Cay hiện đang còn trống, đụng vào cũng rắc rối nhưng chắc dễ thở hơn, gậm nhắm từ từ tới thời điểm thuận lợi thì cải tạo, xây tiển đồn tiếp trên đó như đã từng làm với các đảo nhân tạo hiện có.
(Vể chủ quyền của VN đối với các đảo/đá ở Trường Sa trong đó có Thị Tứ, mời xem lại bài viết: Các đảo nào ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét