Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

*9540 - Con người thời nay chết nhiều nhất vì bệnh hoặc vấn đề gì?



A crowd rushing pastBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Trên thế giới, tuổi thọ con người đang ngày càng tăng lên.
Vào năm 1950, tuổi thọ trung bình toàn cầu khi sinh ra chỉ là 46. Năm 2015, con số này đã lên tới hơn 71 tuổi. Tuy nhiên, tuổi thọ ở một số nước không phải lúc nào cũng ổn định. Bệnh tật, dịch bệnh và các sự kiện bất ngờ là các nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ.
Bên cạnh đó, những cái chết do khủng bố, chiến tranh và thiên tai cũng rất đáng quan tâm. Số người chết vì những nguyên nhân này chiếm 0,5% tổng số ca tử vong.
Trên khắp thế giới, vẫn còn nhiều người chết trẻ từ những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Và câu chuyện khi nào chết và chết như thế nào thường thay đổi theo thời gian.


Life expectancy at birth by region
Presentational white space

Nguyên nhân tử vong

Vào năm 2017, có khoảng 56 triệu người tử vong trên toàn cầu.
Con số này tăng 10 triệu so với năm 1990, trong bối cảnh dân số toàn cầu đã tăng lên và con người có tuổi thọ trung bình cao hơn.
Hơn 70% số đó chết vì các bệnh mãn tính và các bệnh không lây nhiễm. Đây là các bệnh có tiến triển chậm.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Cứ ba người chết thì có một người chết vì bệnh tim mạch.
Con số này gấp đôi ung thư - nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai. Theo đó, cứ sáu người chết thì có một người chết do ung thư.
Các bệnh không lây nhiễm khác như tiểu đường, một số bệnh về đường hô hấp và bệnh mất trí nhớ cũng đứng đầu danh sách gây tử vong.


Leading causes of death

Các nguyên nhân gây tử vong có thể phòng ngừa

Điều gây sốc hơn đó là ngày càng có nhiều người chết từ những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Trong năm 2017, có khoảng 1,6 triệu người chết do các bệnh liên quan đến tiêu chảy, đưa bệnh này vào top 10 nguyên nhân gây tử vong. Ở một số nước, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Cũng trong năm 2017, có khoảng 1,8 triệu trẻ em tử vong do rối loạn sơ sinh - tử vong trong vòng 28 ngày sinh ra.
Tỷ lệ trẻ em tử vong do nguyên nhân này ở các nước là khác nhau. Tại Nhật Bản, có 1/1000 trẻ em chết trong vòng 28 ngày đầu sinh ra. Trong khi đó, con số này là dưới 1/20 trẻ em ở một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Đến nay, số người chết từ các nguyên nhân có thể phòng ngừa được đang ngày càng tăng.
Trong năm 2017, số ca tử vong do tai nạn đường bộ là 1,2 triệu người, ở cả các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất.
Trong khi con số này đang giảm dần ở các nước có thu nhập cao, số người chết do tai nạn đường bộ trên toàn cầu vẫn giữ nguyên trong các thập kỷ qua.
Bên cạnh đó, số người chết do tự tử gấp đôi số người chết do bị giết.
Tại Anh, số người chết do tự tử tăng 16 lần. Đây là nguyên nhân tử vong cao nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Nguyên nhân tử vong cho biết điều gì?

Nguyên nhân tử vong thường thay đổi theo thời gian và sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong quá khứ, số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm cao hơn hiện nay.
Năm 1990, cứ ba người chết thì có một người chết do các bệnh truyền nhiễm và hô hấp. Năm 2017, con số này đã giảm xuống còn 1/5 người.
Các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em. Vào thế kỷ 19, trên toàn thế giới, cứ ba trẻ em chết thì có một trẻ em chết dưới năm tuổi.
Từ đó đến nay, tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm đáng kể nhờ vaccin và các tiến bộ về vệ sinh, dinh dưỡng, y tế và nguồn nước sạch.
Hiện nay, số ca tử vong ở trẻ em ở các nước giàu tương đối hiếm. Trong khi đó, số ca tử vong ở trẻ em ở các nước nghèo nhất tương đương với Anh và Thụy Điển trong nửa đầu thế kỷ 20.
Số ca tử vong ở trẻ em giảm là một trong những câu chuyện thành công nhất của ngành y tế hiện đại.
Trong các thập kỷ gần đây, số ca tử vong ở trẻ em đã giảm xuống còn một nửa do các bệnh truyền nhiễm đã được chữa khỏi.
Điều này đã làm thay đổi tỷ lệ tử vong đối với các bệnh không lây nhiễm ở người già.
Tại một số nước, người ta lo ngại rằng cả gia đình và hệ thống y tế đều đang phải chịu gánh nặng ngày càng lớn do con người ngày một sống thọ hơn và mắc những căn bệnh dai dẳng hơn.
Đây là những tiến bộ đáng khích lệ, tuy nhiên một số sự kiện bất ngờ có thể làm thay đổi chúng.
Cuộc khủng hoảng HIV/Aids những năm 1980 là ví dụ điển hình.
Mặc dù số người mắc phải HIV/Aids đã giảm ở nhiều nơi trên toàn cầu, căn bệnh này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của người dân ở các nước Châu Phi cận Sahara.
Sau nhiều thập kỷ ở mức ổn định, tuổi thọ của người dân ở khu vực này đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp chữa bệnh và hoạt động giáo dục phòng ngừa, số ca tử vong do Aids đã giảm một nửa trong thập kỷ qua. Con số này đã giảm từ hai triệu xuống còn một triệu.
Theo đó, tuổi thọ của người dân ở đây đã trở lại ổn định hơn nhưng vẫn ở mức trước khủng hoảng.
Ngay cả ở những nước giàu nhất, con số này không phải lúc nào cũng cao.
Tuổi thọ ở Mỹ đã giảm nhẹ trong vài năm qua do khủng hoảng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện opioid.
Tuổi thọ của phụ nữ mới sinh con cũng không tăng lên.
Mỹ là một trong 10 quốc gia có số phụ nữ tử vong trong hoặc sau khi sinh con nhiều nhất so với thế hệ trước đó.


Child mortality rate by selected country
Presentational white space

Câu chuyện tương lai

Bức tranh tổng thể về sức khỏe ngày nay khá tích cực: tuổi thọ của chúng ta đang tăng lên trong khi số lượng người chết, đặc biệt là trẻ em, do các nguyên nhân có thể ngăn ngừa được giảm đi. Tuy nhiên, khó có thể nói trước điều gì.
Để giữ được điều này, chúng ta cần cải thiện các vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng, tiêm phòng, và y tế cơ bản.
Các biện pháp an toàn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng cần được nâng cao.
Việc nắm được các nguyên nhân tử vong là rất quan trọng để đạt được thêm nhiều tiến bộ hơn nữa trong tương lai.
Tác giả bài viết là Hannah Ritchie, nghiên cứu tại OurWorldinData.org.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét