Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

9565 - Lạm bàn về cái sự "không vội" của Hà Nội


Cái sự không vội của Hà Nội”
Hà Nội không vội được đâu”, câu tụng truyền tưởng chừng để miêu tả nạn tắc đường ở thủ đô, nhưng không phải vậy, nó ám chỉ cái cơ chế thực hành mệnh lệnh pháp luật chậm rãi ở đây.
Tòa nhà 8B Lê Trưc, tòa nhà nâng tầng trái pháp luật, làm hao tổn biết bao giấy báo mực và sự phẫn nộ của dư luận, tòa nhà chịu lệnh phải phá dỡ từ phía chính quyền thành phố Hà Nội lẫn trung ương (với người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Thế nhưng, sau 3 năm, mặc cho “chủ động, tích cực trong chỉ đạo”, thì tiến độ tháo dỡ vẫn nhàn nhã đến lạ thường.
Rời bỏ thủ đô Hà Nội, tìm đến trường hợp anh Hà Văn Nam (một người chống BOT bẩn bị hành hung), từng bị bắt cóc và hành hung ngay giữa ban ngày tại thủ đô, thế nhưng thủ phạm là ai, các cơ quan công an của thành phố vẫn chưa đưa ra câu trả lời, mặc dù trong một video được trích xuất từ camera hành trình của một xe khác đã cho thấy rõ biển số: 29B – 409.60. 
Cũng như hai câu chuyện trên, những homestay hay biệt thự nằm chiễm chệ trên rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội) với mô-tuýp phá rừng, san, gạt đồi (gọi tạm là “xẻ thịt rừng”) dù bị chỉ trích và chỉ ra cái sai trong cả sử dụng đất rừng để xây biệt thự, hay “tự phát, trái phép, sai phạm”, thì đến nay, rừng phòng hộ mọc lên biệt thự, khu nghỉ dưỡng cũng đã chìm vào trong cơn bão sự kiện Việt Nam.
Sự chậm trễ về mặt thực hiện pháp luật được lý giải vì thủ đô là đất quan lớn quan bé sinh sôi liên tục, nơi mà ra đường chạm mặt quan là chuyện thường, hầu như các công trình sai phạm lớn nhỏ đều dính dáng ít nhiều đến quan lớn to. Trong khi đó, tính “cả nể” trong thực hiện pháp luật dựa trên độ quen biết và tiền lại được đặt lên hàng đầu. Nếu sai phạm thì nó là sai phạm mang tính đường dây, theo vì cá nhân. Nó không khác gì câu chuyện từ biển số xe xanh của ông Trịnh Xuân Thanh đã lôi nguyên đường dây tham nhũng hay câu chuyện Vũ “nhôm” đã đưa hàng loạt quan to nhỏ, và không ít doanh nghiệp nhỏ to ra tòa. Hay khía cạnh khác, Hà Văn Nam là “kẻ chống đối” trong mắt chính quyền nên xử lý mang tính chậm chạp, còn “Sóc Sơn” lại là nơi cư ngụ của những “tinh hoa chế độ”, trong đó có cả “diva âm nhạc” lẫn “ông trùm báo chí” nên nhanh nhảu… chìm xuồng.
Hà Nội không bao giờ vội là vì vậy!.
Nhưng cái “không vội” của Hà Nội lại là thứ cần xóa bỏ và triệt tiêu, bởi nó là ung nhọt dung dưỡng cho cái sai mang tính quyền và tiền. Nơi mà sự bất công bằng trong pháp luật tồn tại như 1 thể hiển nhiên và buộc phải chấp nhận. Và điều này đã kéo theo sự mất tin tưởng vào quyền lực trung ương, quyền lực cưỡng chế của nhà nước,… Biến cả một hệ thống sai phạm trở thành một ví dụ điển hình nhất về thể chế hiện nay, nơi pháp luật bảo hộ những người nằm trong đường dây lợi ích và đối xử khắc nghiệt, vô nhân tính đối với những người đứng ngoài nó. Và vì thế, trong mắt không ít người, thủ đô Hà Nội vừa là biểu tượng của Hòa bình, vừa là biểu tượng của sự vô pháp, nơi các mâu thuẫn xã hội vẫn đang tiếp tục diễn ra trong sự lỏng lẻo của nền luật pháp.
Trong một tương phản, Hà Nội có thể chậm trễ xử lý với những sai phạm về đất đai, xây dựng hay thậm chí là đối với vấn nạn làm thủ đô trở nên nhếch nhác như nạn xâm lần vỉa hè để buôn bán. Nhưng Hà Nội lại mạnh tay với những người bị nghi ngờ là thách thức quyền lực nhà nước. Và hầu hết các đối tượng thách thức quyền lực nhà nước đều có điểm chung là nhấn mạnh tính pháp quyền, tính minh bạch và sự công bình của luật pháp. Họ đòi hỏi quan và dân phải bình đẳng như nhau thay vì cùng một lỗi mà quan bị khiển trách và dân bị xử tù. 
Đó hẳn nhiên, nêu bật tính mâu thuẫn của thể chế, một thể chế phấn đấu pháp quyền nhưng dung túng sai phạm hoặc chậm trễ trong xử lý sai phạm, trong khi đó, những ai đòi hỏi quyền làm người lại bị cho là “lật đổ, chống chế độ” và xử lý rất nhanh với đội ngũ công an, tòa án, nhà tù hòa làm một. 
Phải chăng vì thế mà “pháp quyền” Việt Nam lại là “pháp quyền XHCN”?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét