Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

9574 - Nỗi sợ hãi và lo lắng chi phối thái độ chính trị của những người bảo thủ

Psychology Today - Tác giả: TS Bobby Azarian
Dịch giả: Nguyễn Trang Nhung

Ảnh minh họa. Nguồn: Lightspring/ Shutterstock

Bộ não khác nhau, có thể giải thích lập trường chính trị sợ hãi của những người bảo thủ?
Một nghiên cứu đã được bình duyệt cho thấy những người bảo thủ nhạy cảm hơn với mối đe dọa. Trong khi thiên-kiến-đe-dọa này có thể bóp méo hiện thực, gây ra nỗi sợ hãi phi lý và khiến người ta dễ bị tổn thương hơn đối với các chính trị gia gieo rắc sợ hãi, nó cũng có thể thúc đẩy sự thôi miên, có lẽ khiến người ta chuẩn bị tốt hơn để xử lý mối đe dọa tức thì.
1. Những người bảo thủ có xu hướng tập trung vào tiêu cực
Trong một nghiên cứu năm 2012, những người tham gia [bao gồm hai nhóm] tự do và bảo thủ đã được cho thấy ảnh ghép của cả hình ảnh tiêu cực và tích cực trên màn hình máy tính trong khi chuyển động mắt của họ được ghi lại. Trong khi những người tự do nhanh chóng nhìn vào những hình ảnh dễ chịu, như một đứa trẻ hạnh phúc hay một chú thỏ dễ thương, những người bảo thủ có xu hướng cư xử trái ngược.
Đầu tiên, họ kiểm tra các bức ảnh đe dọa và gây nhiễu – những thứ như xác xe vụn, nhện trên mặt và vết thương hở có giòi bò, và cũng có xu hướng dừng lại ở những thứ đó lâu hơn. Đây là điều mà các nhà tâm lý học gọi là “thiên kiến tiêu cực”. Nếu bạn nghĩ về nó, điều này rất có ý nghĩa. Khi sự chú ý thiên về tiêu cực, kết quả là sự đánh giá có ý thức về mối đe dọa một cách quá mức với môi trường xung quanh.
Về cơ bản, với nhiều người bảo thủ, thế giới trông giống như một nơi đáng sợ hơn nhiều. Điều này dường như giải thích tại sao rất nhiều quan điểm bảo thủ lớn có xu hướng bắt nguồn từ những nỗi sợ phi lý, giống như sợ tổng thống, người nhập cư, người Hồi giáo, tiêm chủng, v.v…
2. Những người bảo thủ có phản ứng sinh lý mạnh mẽ hơn trước mối đe dọa
Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Science cho thấy, những người bảo thủ có phản ứng sinh lý mạnh mẽ hơn với những tiếng động và hình ảnh đồ họa gây hoảng hốt. Điều này củng cố cho nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra sự mẫn cảm với mối đe dọa – một dấu hiệu của sự lo lắng. Nhưng tại sao chính xác những người sợ hãi dễ dàng có xu hướng ủng hộ quan điểm bảo thủ?
Một nhà tâm lý học xã hội từ Đại học Trung tâm Arkansas, Paul Nail, có câu trả lời khá thú vị: Chủ nghĩa bảo thủ, rõ ràng, giúp bảo vệ mọi người chống lại một số khó khăn tự nhiên của cuộc sống. Thực tế là chúng ta không sống trong một thế giới hoàn toàn an toàn. Nhiều điều có thể và thật sự là có vấn đề. Nhưng nếu tôi có thể áp đặt một quy luật lên thế giới bằng thế giới quan của mình, tôi có thể giữ sự lo lắng của mình ở mức kiểm soát được.
Điều này có thể giải thích cho lập trường khác nhau của 2 bên [tự do và bảo thủ] về kiểm soát súng. Nó chỉ có nghĩa rằng những người giật mình dễ dàng hơn cũng là những người tin rằng họ cần sở hữu một khẩu súng.
3. Những người bảo thủ sợ những trải nghiệm mới
Một nghiên cứu năm 2008 đã liệt kê các vật phẩm được tìm thấy trong phòng ngủ của sinh viên đại học và thấy rằng, trong khi những người tự do sở hữu nhiều sách và các vật phẩm liên quan đến du lịch, thì những người bảo thủ có nhiều thứ giúp giữ trật tự trong cuộc sống của họ, như lịch và đồ làm sạch. Điều này nói với chúng ta rằng những người tự do thường tìm kiếm những trải nghiệm phiêu lưu và mới lạ.
Những người bảo thủ, mặt khác, dường như thích một lối sống có trật tự hơn, kỷ luật hơn. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao họ chống lại các chính sách thay đổi và tiến bộ.
4. Não của những người bảo thủ phản ứng mạnh mẽ hơn với nỗi sợ hãi
Sử dụng MRI, các nhà khoa học từ Đại học College London đã phát hiện ra rằng, những sinh viên tự nhận mình là người bảo thủ có lượng amygdala lớn hơn so với những sinh viên tự tả mình là người tự do. Cấu trúc não này có liên quan đến việc xử lý cảm xúc, và đặc biệt phản ứng với các kích thích đáng sợ. Có khả năng một amygdala quá khổ có thể tạo ra độ nhạy cao, có thể khiến người ta phản ứng thường xuyên với bất cứ điều gì thoạt nhìn là một mối đe dọa tiềm tàng, cho dù đó có thật sự là một hay không.
Phản ứng sợ hãi không cân xứng này có thể giải thích làm thế nào, ví dụ, chính quyền của Tổng thống Bush có thể thu thập sự ủng hộ rộng rãi giữa những người bảo thủ để xâm chiếm Iraq. Họ biết, nếu họ nói cụm từ ‘vũ khí hủy diệt hàng loạt’ của Hồi giáo đủ nhiều lần, thì việc nó có thật sự tồn tại hay không sẽ không thành vấn đề.
Bây giờ chúng ta thấy rằng, bằng chứng thực nghiệm cho chúng ta biết, những người bảo thủ và tự do không chỉ có những cái nhìn và quan điểm khác nhau. Họ cũng có não khác nhau. Điều này có nghĩa là sự lựa chọn liên kết chính trị và thế giới quan tổng thể của chúng ta có thể không thật sự là lựa chọn. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu những khác biệt về tâm lý và sinh lý để có thể sử dụng kiến thức này nhằm làm việc tốt hơn với nhau và tìm ra nền tảng trung gian. Thông tin như vậy cũng có thể làm cho chúng ta ít bị tổn thương hơn đối với những người muốn khai thác các khuynh hướng này cho các chương trình nghị sự ích kỷ của riêng họ, sử dụng các chiến thuật như gieo rắc sợ hãi.
Hơn nữa, biết tại sao một người nào đó hành xử thế này hay thế khác, giúp chúng ta khoan dung và kiên nhẫn hơn với nhau. Nhưng chúng ta cũng phải trung thực về tình hình. Khi các lựa chọn quan trọng được đưa ra dựa trên bản năng thay vì lý luận logic, mọi người đều có trách nhiệm chỉ ra điều này để nó không dẫn đến thảm họa. Và trong thời điểm thật sự có những mối đe dọa thực, như Ebola và ISIS, điều cần thiết là chúng ta phải kiểm soát được sự hoang tưởng và giữ được sự bình tĩnh khi đưa ra quyết định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét