![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhMx0ZaEa3hscEB7MckDlMZ5V5o_kJ-6lP5jOOwZX4PDTdHrk4K5SxQEEDJ75b8JvazVtKWOOQV77I_mNKH1Y1tSQUBQSGXt2VtV0E4a1lP80u9QQPMOnZ5FLOceyca9XRlvKugJKoKAQ/s640/t%25E1%25BA%25A3i+xu%25E1%25BB%2591ng.jpg)
Trong nửa đầu năm 2017 đã hiện ra
những dấu hiệu ‘chìm’ thu ngân sách khiến giới chóp bu Việt Nam không khỏi lo lắng.
Trong một cuộc họp của ngành thuế
và đầu tháng 7/2017, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn bày tỏ lo ngại trước
việc thu ngân sách trung ương chậm, có thể gây ảnh hưởng tới các nhiệm vụ chính
trị, xã hội và an ninh quốc phòng.
Trước đó không lâu, ông Đỗ Hoàng
Anh Tuấn đã trở nên quá tai tiếng với phát ngôn “được lòng dân hơn” khi ông cố
gắng thuyết mị báo chí và dân chúng về việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế “bảo
vệ môi trường” từ 3.000 đồng vọt lên 8.000 đồng mỗi lít xăng đánh vào đầu dân.
Theo Bộ Tài chính, kết quả thu
ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt gần 470.000 tỷ đồng, bằng 47% dự
toán. Tuy tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2015 nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với
cùng kỳ 2 năm gần đây.
Trong khi đó, thu ngân sách trung
ương mới bằng 42% so với dự toán và thấp hơn so với tiến độ thu cùng kỳ năm
2015, chủ yếu do giá dầu thô giảm và thực hiện cắt giảm thuế theo các cam kết
khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Trong bối cảnh bội chi vẫn không ấy
thuyên giảm, thực trạng thu ngày càng tệ. Việc phát hành “trái phiếu chính phủ”
mà những năm trước vẫn thường “vắt” được của giới ngân hàng thương mại đến 280
ngàn tỷ đồng, nhưng năm 2017 đã phải giảm chi tiêu này xuống còn 180 ngàn tỷ đồng,
tức sụt đến hơn 30%.
Hơn 30% cũng là tỷ lệ sụt giảm của
lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê nhà trong năm 2016 so với năm 2015
- từ 13,5 tỷ USD đã rớt xuống còn 9 tỷ USD.
Với tình trạng chi nhiều hơn hẳn
thu như thế, một số chuyên gia độc lập đã dự liệu rằng ngân sách trung ương sẽ
không thể “kéo” qua được hết năm 2018.
Nghĩa là Việt Nam rất có thể rơi
vào tình trạng giống như Argentina trong hai lần vỡ nợ vào năm 2001 và năm
2014.
Đầu năm 2017, Thủ Tướng Nguyễn
Xuân Phúc bất chợt phải bật ra cảnh báo về tương lai “sụp đổ tài khóa quốc
gia.” Cần đặc tả là lời tán thán này là có cơ sở, bởi vì ông Phúc đã nhiều năm
nắm “tay hòm chìa khóa” của chính phủ.
Trước Thủ Tướng Phúc, chưa có bất
kỳ một quan chức cao cấp hay trung cấp nào dám nói về “sụp đổ” - một từ ngữ bị
đảng coi là đặc biệt nhạy cảm.
Trong một cố gắng có thể hiểu gần
như cuối cùng, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
bán hết 137 doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020.
Nhưng trong thực tế, SCIC có bán
được vốn nhà nước để cứu vãn ngân sách đang có nhiều dấu hiệu cạn kiệt?
Ngay trước mắt, SCIC chỉ có thể
bán được 37 trong tổng số 137 doanh nghiệp muốn tống táng. Số doanh nghiệp còn
lại - gọi là doanh nghiệp hạng C - là không bán được. Thậm chí, một số doanh
nghiệp cấp địa phương dù được chào mời đến lần thứ ba, vẫn không bán được.
Cần nhắc lại, kế hoạch thoái vốn
của doanh nghiệp nhà nước khỏi các thị trường bất động sản, chứng khoán đã được
chính phủ phát động từ năm 2013 và dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2015. Nhưng
cho đến nay, các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ thoái vốn được hơn 50% số cần
thoái vốn. Mà như vậy, làm sao các doanh nghiệp này thu đủ tiền để chuyển trả lại
ngân sách Bộ Tài Chính một khi SCIC muốn bán sạch vốn nhà nước?
Trong khi đó, các nguồn “ngoại viện”
đều hầu như đóng cửa với Việt Nam. Trừ “kênh Nhật” còn đôi chút hy vọng về nguồn
ODA, còn lại các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ
quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu đều bắt Việt Nam phải vay với lãi suất và
thời gian ân hạn theo mặt bằng thị trường từ tháng Bảy năm 2017.
Vào giữa năm 20167, một lần nữa
giới chuyên gia nhà nước và quan chức lại khơi gợi “làm sao để huy động vàng và
đô la trong dân đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”…
Ngân sách khốn quẫn thật rồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét