Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

'Người đốt lò' và câu chuyện đoạn đầu đài dành cho ai!?



"Nhiều đồng chí cấp cao, trong đó có cả đồng chí Đinh La Thăng khi đứng trước UB Kiểm tra TW cũng nói: Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy", bà Nguyễn Thị Bích Ngà, ủy viên UB Kiểm tra TƯ cho biết.

Là vì ông Đinh La Thăng hối tiếc chọn nhầm phe hay là vì ông đã không hiểu ý niệm “làm người tử tế” mà ông Nguyễn Tấn Dúng đã tuyên bố trong buổi họp Chính phủ lần cuối cùng. Thực ra, ông chọn nhầm phe, nhưng cũng vì nhầm lẫn đó mà ông mới được gia nhập nhóm Bộ Chính trị. Tiếc rằng, cuộc đấu đá nó không còn là sự nhân nhượng hay nể mặt nhau, thành ra, sau Trịnh Xuân Thanh, thì ông đã trở thành vật tế thần thực sự.

Từng một thời có kẻ đứng lên, người ngồi xuống.
Câu chuyện của người đốt lò – Nguyễn Phú Trọng, cùng với danh sách củi khô, củi tươi mà Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa ra vừa rồi là một tín hiệu tích cực cho xã hội. Điều này không thể là không thừa nhận, và rằng vai trò của ông Trọng là rất lớn trong kết quả được đưa ra của Ủy ban vừa rồi.

Ông Trọng đã chạm đến việc, là việc kỷ luật vừa qua đã “cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc” như trong lần ông phát biểu Bế mạc Hội nghị TW 6. Tuy nhiên, có phải “bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật đều phải xử lý nghiêm” hay không, và “kỷ luật, kỷ cương của Đảng để lấy lại lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân” hay không còn cần phải xem lại.

Bởi lẽ, xét về cấu trúc câu nói của Nguyễn Thị Bích Ngà, ủy viên UB Kiểm tra TƯ, thì cũng nên hiểu sự tiếc nuối về phe cánh, lúc mạnh lúc yếu; đồng thời một cơ chế đã không “phát hiện sớm”, mà phải để đến khi hậu quả xảy ra quá đà, khi thế lực Y lấy lại sức mạnh trước thế lực X, và khi “sự sống còn của chế độ” trở thành động lực để vận động Bộ Chính trị đồng thuận để ra quyết định răn đe, giải mã X.

“Sự sống còn của chế độ” là gì? Là lợi quyền về cả vật chất lẫn tinh thần đối với những người cùng “đồng chí” hướng với nhau. Một giải pháp hữu hiệu để khiến cho cả đàn nghe lời là cho nó biết, nếu không hợp lại sẽ không có cái ăn – điều này không khác gì câu chuyện cổ tích “chân-tay-mắt-mũi-miệng” trong chương trình giáo dục Việt Nam cả.

Lấy sự “sinh tồn” quyền lợi để làm chế tài mang tính mặc cả, thì cũng không khác gì một quan điểm “cuốn theo chiều gió”. Tức khi ông Nguyễn Phú Trọng xuống, một người khác lên thay, và họ cần dọn đường cho sinh lực chính trị của mình, thì những người thân ông Nguyễn Phú Trong hay thuần phục tư tưởng của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ lên đoạn đầu đài.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang tận hưởng những thành quả đầu tiên của mình trong mùa đông năm 2017, nhưng nó sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới?
Lúc này, “kỷ luật nghiêm minh” sẽ tiếp tục được sử dụng, nhưng lần này thay vì cho đồng chí X, thì nó lại nhắm đến một đồng chí từng là… Tổng Bí thư ĐCSVN.

Chẳng phải đó là những gì đã từng diễn ra dưới thời Liên Xô đấy sao? Khi mà Stalin, lãnh tụ vĩ đại của Liên Xô sau khi mất, đã bị người kế nhiệm là Khrushchyov đấu tố trước ĐH ĐCS Liên Xô vào năm 1956, khi nhà lãnh đạo Xô Viết này phê phán những hành động được thực hiện dưới chế độ của Stalin, đặc biệt là những vụ thanh trừng các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô và quân đội.

Tạm rời Liên Xô, hãy trở về với Việt Nam qua câu chuyện rất có liên quan về Lê Phước Hoài Bảo – con của ông Lê Phước Thanh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2011-2016). Trước khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra TW, thì “đồng chí” này đều được nhấn mạnh là “đúng quy trình”, từ Sở Nội vụ lên đến Bộ Nội vụ. Đó là vì cái gì? Nếu không phải là câu chuyện liên quan đến phe cánh và sự thả lỏng kỷ luật trong nội bộ đảng.

Do đó, việc ông Nguyễn Phú Trọng trừng phạt nhiều người, có cả người nằm trong Bộ Chính trị là điều đáng mừng, nhưng cũng đáng lo. Bởi ở đâu đó, vẫn thiếu một chế tài nhất định….

Đã có thể sinh ra kỷ luật sắt, nhưng kỷ luật sắt thì cũng phải mềm dẻo kẻo “vỡ bình”, bởi thời kỳ hiện nay không phải nằm trong bối cảnh chuyên chính vô sản thập niên 80 (TK XX) nữa. Do đó, kỷ luật có sắt đến đâu cũng phải mềm dẻo, cũng phải nhân văn,… Mà nhân văn thì lại không đảm bảo tính bền vững trong kỷ luật, nhân văn trong một môi trường đầy lợi lộc và kẻ hở tham nhũng, lạm dụng quyền lực thì nó trở thành cái động lực hơn thúc đẩy hành vi tội phạm là một cơ hội để tự nhìn vào và sửa sai.

Chính vì vậy, chế tài minh bạch, dân chủ phải đi trước kỷ luật, bởi có minh bạch, dân chủ thì mới huy động đươc cả quần chúng nhân dân giám sát bộ máy chính trị; bộ máy chính trị bị giám sát càng chặt chẽ, thì khả năng tham nhũng càng thấp, lạm dụng quyền lực càng bị hạn chế.

Quan điểm giữ Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng là kỷ luận nhưng phải nhân văn hàm chứa những mâu thuẫn nội tại của nó
Vấn đề, ông Nguyễn Phú Trọng không muốn như vậy, hoặc ông chưa thấy thời điểm như vậy. Nên thành ra cái giải pháp của ông vẫn là “kỷ luật một người để cứu muôn người”, thay vì kỷ luật nhiều người để cứu xã hội.

Ai lên cũng sẽ bị tha hóa, môi trường nhà nước Việt Nam là môi trường mà bắt buộc phải khai khống và tham nhũng. Thành ra, sẽ có một lúc nào đó, câu chuyện “ông đốt lò” cũng sẽ là câu chuyện của trà dư hậu tửu, được nhắc để nhớ về cái thời kỳ 1 đồng chí ủy viên bộ chính trị bị kỷ luật, và người ta mong ước, sẽ có thêm một người nữa bị kỷ luật.

Mà “mong ước”, “nhắc lại”, là chính khi xã hội ấy tiếp tục nảy sinh những con sâu ăn tàn phá hoại trong bộ máy nhà nước…

Và nhân dân cũng suy cho cùng, chịu sự thống khổ, chỉ là triều đại Nguyễn Tấn qua, thì Nguyễn Trọng đến, Nguyễn Trọng qua, thì sẽ đến....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét