Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Vụ Mobifone – AVG đang được đích thân Nguyễn Phú Trọng xem xét và thúc đẩy

Vụ Mobifone – AVG đang được đích thân Nguyễn Phú Trọng xem xét và thúc đẩy. Vụ việc này hứa hẹn sẽ “làm rõ” hàng loạt quan chức cao cấp. Không loại trừ một số quan chức cao cấp sẽ phải ra tòa.
Như chúng ta đã biết, việc Lê Nam Trà chỉ đạo Tổng công ty viễn thông Mobifone mua đài truyền hình AVG của Phạm Nhật Vũ vào cuối năm 2015 là một vụ tham nhũng rất nghiêm trọng trong ngành viễn thông Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến việc cổ phần hóa Mobifone.

Từ đầu năm 2015, Mobifone đã vạch ra chiến lược đầu tư vào truyền hình. Tuy vậy, bên cạnh việc làm sai quy định Nhà nước và tham nhũng lớn, việc Mobifone mua đài truyền hình AVG là một quyết định hết sức sai lầm vì các lý do:
– Các nhà mạng viễn thông hiện nay hướng tới kinh doanh đa dịch vụ trên hệ thống cáp quang tốc độ cao (FTTH) đến các hộ gia đình. Mobifone hiện chỉ là nhà mạng di động thuần túy (không có mạng truyền dẫn quang toàn quốc như Viettel và VNPT) nên để phát triển nhanh thì Mobifone cần mua một công ty truyền hình cáp đang sở hữu mạng truyền dẫn quang. Trong khi đó, AVG lại là đài truyền hình sử dụng công nghệ phát sóng qua vệ tinh và đài mặt đất, không sở hữu hệ thống cáp nên Mobifone không tận dụng được lợi thế gì từ hạ tầng của AVG.
– Do AVG cũng là công nghệ vô tuyến nên Mobifone không thể cung cấp đa dịch vụ triple play hoặc quarter play cho khách hàng (trong khi các đối thủ như Viettel, VNPT, SCTV, VTV Cab có thể làm được điều này) nên Mobifone tiếp tục đánh mất lợi thế so với các đối thủ.
Khoảng tháng 9/2015, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã tuyên bố “Không cổ phần hóa Mobifone bằng mọi giá”, tuyên bố này bản chất là làm chậm tiến độ cổ phần hóa và dọn đường cho Lê Nam Trà, Phạm Nhật Vũ xúc tiến vụ Mobifone mua AVG (trong khi vào thời điểm đó thì Mobifone đã “chốt” giá trị tài sản vào ngày 30/6/2015 để cổ phần hóa). Nguyễn Bắc Son khi đó đã chỉ đạo Lê Nam Trà gấp rút ký kết hợp đồng Mobifone mua AVG với Phạm Nhật Vũ vào giữa buổi trưa ngày 20/12/2016 (ngay sau lễ tổng kết năm 2015 của Tổng Công ty Mobifone).
* Việc Mobifone mua AVG đã sai phạm như thế nào?
Việc Lê Nam Trà ký hợp đồng để Mobifone mua 95% cổ phần của đài truyền hình AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng đã vi phạm nghiêm trọng quy định đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Theo quy định, với các tài sản cố định có giá trị lớn, doanh nghiệp Nhà nước phải lập dự án nhóm A để trình Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong thực tế, Lê Nam Trà đã không lập dự án nhóm A để trình Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định mức giá mua bán để trình Thủ tướng phê duyệt mà việc mua bán này chỉ dựa vào văn bản phê duyệt chủ trương chung chung (không phê duyệt giá trị mua bán).
Theo kiểm toán, tổng giá trị tài sản của AVG ở thời điểm tháng 12/2015 là 2.000 tỷ đồng (sau khi trừ đi khấu hao và lỗ lũy kế 1.000 tỷ đồng thì giá trị tài sản còn lại của AVG là 1.000 tỷ đồng). Hai băng tần 700 GHZ của AVG thì Mobifone cũng không sử dụng được do AVG phải trả lại Bộ Thông tin Truyền thông vào cuối năm 2017 để đấu giá lại theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Ở thời điểm cuối năm 2015, tổng thuê bao truyền hình của AVG vào khoảng 700.000 thuê bao và hầu như không phát sinh doanh thu (trong đó có 400.000 thuê bao “ảo” do Phạm Nhật Vũ tập trung “thổi” trong năm 2015 để tạo ấn tượng tốt cho thương vụ AVG nếu định giá AVG bằng phương pháp dòng tiền cash flow). Dù biết vậy, Lê Nam Trà vẫn quyết định để Mobifone “dốc túi” 8.900 tỷ đồng (bằng 2/3 tổng vốn điều lệ của Mobifone) để mua đài truyền hình AVG quặt quẹo và đang thua lỗ. Số tiền gần 8.000 đồng chênh lệch từ vụ mua bán AVG đã và đang nằm ở những túi ai thì các cơ quan hữu quan đang bí mật khẩn trương làm rõ.
* Mobifone tiếp quản “con nghiện” AVG trong tình trạng thế nào?
Mobifone tiếp nhận đài truyền hình AVG trong tình trạng AVG cạn kiệt vốn lưu động trong khi số nợ đến hạn hơn gần 700 tỷ đồng cần phải thanh toán ngay vào tháng 6/2016. Có một điểm cười ra nước mắt là Phạm Nhật Vũ đã đồng ý cho AVG vay 350 tỷ đồng để AVG đảo nợ (bản chất số tiền 350 tỷ đồng này là tiền của Mobifone chuyển cho Phạm Nhật Vũ từ vụ mua bán nói trên) và Lê Nam Trà đã chỉ đạo Mobifone phải bảo lãnh cho việc Phạm Nhật Vũ cho AVG vay khoản tiền 350 tỷ đồng nói trên để AVG “tiếp tục thở oxy”.
Tình hình phát triển thuê bao truyền hình AVG của Mobifone đang hết sức bi đát (hầu như toàn bộ thuê bao là “ảo” và không có doanh thu, tất cả số liệu báo cáo Bộ Thông tin truyền thông về phát triển thuê bao đều là số liệu bị Lê Nam Trả chỉ đạo thổi phồng). Với mục tiêu bằng mọi cách để AVG có lãi vào cuối năm 2016, Lê Nam Trà đang chỉ đạo cả “hệ thống chính trị” Mobifone tham gia giải cứu “binh nhì” AVG qua việc dồn nhiều dịch vụ giá trị gia tăng (game, nhạc…) của các đối tác phải chạy qua cửa AVG (tăng tỷ lệ ăn chia thêm 10% đến 15% từ Mobifone cho AVG so với mức thông lệ), qua việc này, ước tính Mobifone đang chuyển lợi nhuận mỗi tháng khoảng 30 tỷ đồng cho AVG để AVG có lãi “ảo” vào cuối năm nay để Lê Nam Trà có thể xoa tay báo cáo cấp trên là Mobifone đã mua AVG là rất “hiệu quả”.
* Các cơ quan hữu quan đang điều tra ra sao?
Cuối tháng 4/2016, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương đã yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông giải trình vụ Mobifone mua AVG; căn cứ trên số liệu báo cáo thổi phồng của Mobifone, có vẻ như Bộ Thông tin Truyền thông đã giải trình trơn tru vụ việc với Ban Kinh tế Trung.
Hiện nay, Ban Nội chính trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang thu thập đầy đủ hồ sơ vụ AVG và đang chuẩn bị báo cáo vụ việc tới lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng.
Từ tháng 4/2016, Thanh tra Chính phủ đang tập trung điều tra vụ tham nhũng AVG tại Mobifone. Vào cuối tháng 5/2016, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu Lê Nam Trà dừng việc chuyển nốt hơn 2.000 tỷ đồng (của vụ mua bán AVG) cho Phạm Nhật Vũ. Dự kiến, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ sẽ sớm yêu cầu Phạm Nhật Vũ phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền bán đài truyền hình AVG mà Lê Nam Trà đã chuyển cho Phạm Nhật Vũ trong 6 tháng qua, đồng thời tuyên bố hợp đồng mua bán giữa Mobifone và AVG là vô hiệu.
Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng vừa yêu cầu Lê Nam Trà báo cáo rõ về vụ việc AVG cũng như số tiền mà Mobifone đã thanh toán cho Phạm Nhật Vũ. Hiện nay, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang phân tích, chuẩn bị báo cáo đánh giá vụ việc để gửi lên Thủ tướng Chính phủ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “chống tham nhũng không có vùng cấm”. Hơn lúc nào hết, nhân dân cả nước đang hết sức quan tâm đến tiến độ các cơ quan hữu quan điều tra, xử lý đại án tham nhũng AVG tại Mobifone, làm rõ trách nhiệm, cá nhân có liên quan.
* Các sai phạm lớn trong vụ mua bán:
Lê Nam Trà, Phạm Nhật Vũ, Phạm Đình Trọng và các đồng phạm đã có hành vi “cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng” như sau:
– Không lập dự án nhóm A để trình Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định rồi trình Thủ tướng phê duyệt (nhất là mức giá mua bán).
– Việc thuê tư vấn định giá không đảm bảo đủ thủ tục quy định.
– Không công bố thông tin của vụ mua bán (cố tình vin vào lý do “an ninh quốc gia” mặc dù dự án Mobifone mua AVG không nằm trong danh mục các dự án thuộc diện phải bảo mật của ngành viễn thông).
– Cố tình bỏ qua việc phân tích chi tiết và thận trọng về tình hình tài chính tệ hại của AVG, nhất là việc mất vốn (AVG đầu tư vào 2 công ty con ở mức trung bình 15 chấm) và tình hình âm vốn chủ sở hữu (vào thời điểm tháng 12 năm 2015).
– Cố tình đưa 4 băng tần 700 Mhz (vốn là tài nguyên quốc gia) vào để khai khống tài sản vô hình cho AVG.
– Cố tình đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng thuê bao, doanh thu, lợi nhuận giai đoạn 2016-2020 của công ty AVG, không dựa vào tình hình phát triển kinh doanh của AVG trong giai đoạn 2011-2015 để dự báo cho giai đoạn 2016-2020 (dẫn đến việc giá trị AVG theo phương pháp dòng tiền tăng lên rất cao một cách phi lý và không có sở cứ).
– Cố tình gấp gáp chuyển gọn 8.500 tỷ đồng cho Phạm Nhật Vũ trong 5 tháng đầu năm 2016 mặc dù đã có công văn cảnh báo vào cuối tháng 1/2016 của Bộ Kế hoạch Đầu tư (đề nghị tạm dừng việc thực hiện hợp đồng Mobifone mua AVG để đánh giá lại hiệu quả).
– Cố tình đổi thương hiệu dịch vụ truyền hình AVG thành dịch vụ MobiTV vào tháng 7/2016 (mặc dù biết việc này sẽ gây thiệt hại về giá trị thương hiệu).
– Cố ý bù chéo lợi nhuận của Mobifone (chính là tiền của Nhà nước) sang AVG để cứu không bị lỗ, cụ thể: bù 160 tỷ đồng trong năm 2016 và bù 60 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2017.
Ông nguyên Bộ trưởng Bộ TTTT Đại tá Nguyễn Bắc Son "lại đang mơ" mình đã "hạ cánh an toàn".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét