Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

102 - Những dự luật sửa đổi của Việt Nam trong năm 2017: ‘1 bước tiến, 2 bước lùi’


Ảnh minh hoạ: Bộ Luật Hình sự Việt Nam

Sau kỳ họp Quốc hội khoá 14, một loạt những dự thảo luật sửa đổi/bổ sung gây chú ý trong công luận và giới luật sư, có thể kể ra như: Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, trong đó có khoản 3 Điều 19 - Luật sư tố giác thân chủ; Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam; Dự  thảo Nghị Định về việc xử phạt hành chính trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo; Dự thảo Thông tư liên tịch do Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng đưa ra quy định công an không được hỏi cung bị can và lấy lời khai người liên quan nếu không có bố trí thiết bị ghi âm, ghi hình; dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng…
Các luật sư có đánh giá như thế nào về những dự thảo luật nổi bật trong năm 2017?

Những thay đổi đáng ghi nhận


Trong những dự thảo luật thay đổi, bổ sung của năm 2017, Bộ Luật Tố tụng Hình sự tu chính đã được thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2018. Bộ luật này có một điểm khá đặc biệt được Luật sư Đặng Đình Mạnh gọi là điểm ‘đáng chú ý’, đó là “quyền im lặng”, một khái niệm lần đầu tiên được luật pháp Việt nam đề cập đến và công nhận trong 1 bộ luật chính thức.
Tuy  rằng đã từng xuất hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng không được minh thị với cái tên chính thức “quyền im lặng”, mà chỉ là những điều khoản riêng biệt quy định tại Điều 58, 59, 60 thuộc chương VI. Do đó, khi Quyền im lặng được đề cập với tên gọi đầy đủ trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2017, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng hiệu lực của quyền này sẽ được cụ thể hoá hơn.
“Việc gọi là quyền thì có nghĩa là họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện khai trình. Nếu họ không thực hiện thì chính xác là quyền im lặng. Đã có qui định như vậy là 1 điểm son.
Điều này là  thành quả của 1 quá trình khi Việt Nam thương thảo về những hiệp định thương mại với các quốc gia, buộc Việt Nam phải sửa đổi luật pháp theo những tiêu chuẩn chung của thế giới văn minh. Quyền im lặng là 1 trong những thành quả đó, rất đáng ghi nhận. Nó giúp nâng cao vai trò của người luật sư trong giai đoạn mới.”
“Năm 2017 vừa qua có hàng loạt các luật có hiệu lực thi hành, khoảng hơn 20 bộ. Tôi cho rằng trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia các công ước quốc tế và Việt Nam đã nội lực hoá các công ước quốc tế đó vào trong luật của Việt Nam.”Luật sư Nguyễn Văn Hậu đưa ra 1 phân tích khá tương đồng với Luật sư Đặng Đình Mạnh khi nói về những thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam trong năm qua. Ông nói:
Một ghi nhận khác cũng từ Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng hệ thống luật pháp Việt Nam có hai sự thay đổi rất lớn và được ông quan tâm nhiều nhất, đó là Bộ luật Dân sự và Hình sự.
Nói về Bộ luật Dân sự, ông cho biết Bộ Luật Dân sự mới qui định Toà án không được từ chối và cho rằng đơn kiện của người dân là không có luật.
“Bộ Luật Dân sự có 1 qui định là Toà án không được từ chối xét xử khi nói là không có luật. Nếu không có luật thì phải áp dụng luật tương tự. Nếu luật tương tự không có thì áp dụng phong tục tập quán. Đây là 1 tiến bộ mà tôi cho là theo thông lệ.”
Một sự thay đổi lớn thứ hai cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu đó là Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
“Không ai được coi là có tội nếu chưa có bản án của toà có hiệu lực pháp luật, đó là 1 thay đổi trước đây đã có nhưng lần này được thể hiện rõ hơn.
Thứ hai, có 1 luật riêng là luật tạm giam và tạm giữ. Luật thi hành án hình sự và Luật hình sự thay đổi theo hướng là bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Ví dụ như khi bắt 1 người, đặc biệt là trẻ em vị thành niên dưới 18 tuổi thì phải có luật sư tham gia ngay từ đầu. Việt Nam cũng đã sửa luật trợ giúp pháp lý là đối với những em dưới 18 tuổi thì nhà nước sẽ chi tiền giúp đỡ cho họ có quyền có luật sư. Và người bị bắt không có quyền chứng minh có tội. Việc đó thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.”
Một dự thảo khác cũng được cho là một tiến bộ của qui trình tố tụng của Việt Nam, đó là dự thảo Thông tư liên tịch do Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng đưa ra quy định công an không được hỏi cung bị can và lấy lời khai người liên quan nếu không có bố trí thiết bị ghi âm, ghi hình.
Từ Sài Gòn, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói với RFA hai điều mà theo ông, đó là lý do để nói rằng dự thảo này là một bước tiến đáng khen của pháp luật Việt Nam. Điều thứ nhất, ông cho rằng khi có ghi hình, ghi âm, bị can sẽ không còn cảm giác sợ hãi dẫn đến việc né tránh câu trả lời.
Điều thứ hai được ông cho biết.
“Có ghi âm, ghi hình thì s hn chế được nhng vic trái pháp lut như bc cung, nhc hình, mm cung, gi ý để tr li theo ý mun cđiu tra.

Một bước tiến, hai bước lùi

Bên cạnh những điểm thay đổi được đánh giá là đáng ghi nhận hoặc là điểm son của nền tư pháp Việt Nam thì có những dự thảo gây ra tranh cãi từ phía các luật sư. Nổi bật là Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, khoản 3 Điều 19 về không tố giác tội phạm.
Dựa trên định nghĩa về vai trò và trách nhiệm của luật sư, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng người luật sư là người căn cứ vào pháp luật, thực tế để bảo vệ thân chủ của mình trong bất cứ trường hợp nào, tìm ra những tình tiết có lợi nhất cho thân chủ của mình để bảo vệ họ. Do đó, nhận xét Điều 19.3, ông nói:
“Nếu luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm thì nó lại trái với quy định của công ước quốc tế, là luật sư phải bảo vệ quyền riêng tư và bí mật của thân chủ mình.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh rất lấy làm tiếc vì trong sự thay đổi đáng ghi nhận này thì vẫn có những điều luật chưa thoả đáng.
“Đây là 1 điểm thụt lùi, 1 điểm thụt lùi rất đáng nói.”
“Điều luật 19.3 là 1 điểm rất đặc biệt riêng có của Việt Nam. Đây là điều không nên có nhất là trong xu thế VIệt Nam đang muốn hoà nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp.”
Thế nhưng, bên cạnh những dự thảo luật mang tính cởi mở, theo xu hướng quốc tế thì vẫn có những dự thảo sửa đổi bổ sung gây bức xúc cho người dân.Đúng như nhận định của Luật sư Đặng Đình Mạnh, những năm vừa qua Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Gần nhất với đời sống của mỗi người dân Việt Nam hiện tại là kết nối công nghệ toàn cầu. Thế nhưng, dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 đã gây bất bình trong dư luận vì đưa ra quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dự liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết việc đặt máy chủ quản lý của dịch vụ internet, cung cấp mạng xã hội ở nơi nào không phải là điều quan trọng. Ông nói ngay dự thảo luật này của Việt Nam là không giống ai, và ông giải thích như sau:
“V vđề k thut thì đâu cn phi là máy ch phđặ đâu. Trên thế gii này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rng Targa hay đảo Guam ca M cũng được. Đây là vđề chính tr, cho nên lut pháp không cho dùng thì ngườ đất nướđó không được dùng.
Do đó, khi đưa ra đánh giá chung về những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung gây chú ý nhất trong năm 2017, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng luật pháp đã có những thay đổi tiến bộ hơn, tốt hơn, nhưng, bên cạnh đó vẫn có 1 số hạn chế chưa được khắc phục. Kết luận ông dành cho hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2017 là: “ Một đằng họ vẫn mở cánh cửa he hé, đằng khác họ vẫn đóng tịt cánh cửa hạn chế quyền hạn của luật sư. Luật pháp của mình vẫn đang vận hành như thế: 1 bước đi tới mà 2 bước lùi.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét