Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

111 - 1883 - Biển Đông trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ

Tường Trình Từ Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói về chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền ông tại Washington DC, ngày 18 tháng 12 năm 2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói về chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền ông tại Washington DC, ngày 18 tháng 12 năm 2017 - AFP

Ngày 18/12/2017 vừa qua, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 (National Security Strategy - NSS 2017) - tài liệu chính thức định hình chính sách đối ngoại và các quyết sách về an ninh quốc gia của Mỹ trong thời gian tới. Giới quan sát từ Việt Nam có sự theo dõi và đánh giá về những chính sách này dưới góc độ quan hệ quốc tế và an ninh trong khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp tạo lập uy thế trên Biển Đông.

Quan điểm cứng rắn vì quyền lợi Mỹ

Bản Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 của Chính quyền Tổng thống Donald Trump được công bố sớm hơn các nhiệm kỳ tổng thống trước, dựa trên sự tham vấn và đồng thuận của nhiều cơ quan hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, như Hội đồng An ninh Quốc gia, CIA, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – nhà ngoại giao Việt Nam kỳ cựu, nhìn nhận, bản Chiến lược An ninh Quốc gia của Chính quyền tổng thống Trump thể hiện quan điểm “cứng rắn”.
Về cái độ rắn của nó, người ta xếp nó ở giữa cái NSS của G.W.Bush và Obama. Bush ngày xưa đưa ra chiến lược “đánh phủ đầu”. Còn Obama thì nặng về ngoại giao. Ông này đặt ở giữa
Bản Chiến lược này đề cập đến bốn trụ cột chính gồm: Bảo vệ đất nước và người dân Mỹ; thúc đẩy thịnh vượng của Hoa Kỳ; duy trì hòa bình thông qua sức mạnh; và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Bốn điều này là những mục tiêu cơ bản mà các nước lớn đều muốn hướng tới.
Làm sao để giữ được vị thế nước Mỹ nằm ở hàng đầu các quốc gia trên thế giới – vừa có sức mạnh kinh tế, sức mạnh về văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa nhân văn.”Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, Chính quyền Tổng thống Mỹ muốn xây dựng một chính sách “Trump-nomic” – giống như tên gọi “Abe-nomic” của Nhật.

Hoa kỳ xác định rõ “đối thủ”


Trong bản Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã gọi đích danh Trung Quốc và Nga là hai “đối thủ”, là những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại - muốn làm thay đổi trật tự thế giới, đe dọa vị thế và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Điều này khiến giới quan sát ngạc nhiên, bởi trong năm 2017, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Mỹ vào mùa hè, và Tổng thống Trump đã thăm Bắc Kinh hồi tháng 11, hai bên đã có những lời lẽ ngoại giao, ca ngợi quan hệ song phương và những cam kết hợp tác.
Quan điểm này khác so với các nhiệm kỳ tổng thống trước và cương lĩnh khi tranh cử của ông Trump.
Trong chiến lược quốc gia của các tổng thống trước, họ đều nhấn mạnh đến tính hai mặt – tức là tính đối tác và đối thủ của Trung Quốc. Nhưng riêng lần này, Trump chỉ nhấn mạnh tính đối thủ thôi. Mà đây không chỉ là Trung Quốc, mà cả Nga nữa. Thì điều này cho thấy, Trump có độ ngoặt tương đối lớn so với chương trình tranh cử.”
Theo giáo sư Nguyễn Khắc Mai, việc Hoa Kỳ xác định cả Trung Quốc và Nga đều là “đối thủ” sẽ khiến cho nước này phải gồng mình đối phó với cả hai, thay vì “hòa hoãn” với Nga để tập trung đối phó với Trung Quốc.
Tôi cho rằng, Trump đánh giá Trung Hoa là một thế lực phát triển hung hăng. Mà cái hung hăng này là nó cộng cả cốt tính của người Hoa – đại Hán, bành trướng, tham lam.”

Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ và Biển Đông


Các tổng thống và quan chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của Biển Đông đối với thương mại toàn cầu, gắn bó với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, nên Hoa Kỳ sẽ nỗ lực bảo vệ và thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này, bất chấp phản ứng của Trung Quốc.
Qua tuyên bố chính sách của nước Mỹ đối với khu vực, đặc biệt là đối với Trung Quốc, thì chúng ta có thể hiểu rằng, Mỹ sẽ không buông xuôi, Mỹ sẽ không để mặc cho Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” trong khu vực, đặc biệt là trong vấn đề tự do, an toàn đi lại trên Biển Đông.”Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, trong bản Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, Chính quyền tổng thống Trump đã nhắc đến vai trò của ASEAN, và Hoa Kỳ sẽ có trách nhiệm đối với các nước “đối tác” trong khu vực – mà Việt Nam là một bộ phận trong đó.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhắc lại chiến lược “Indo-Pacific” mà Tổng thống Trump đưa ra tại Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam tháng 11/2017 vừa qua tại Đà Nẵng, và cho rằng, nó có sự liên hệ với Chiến lược An ninh Quốc gia được công bố.
Bây giờ đặt vấn đề “tứ giác kim cương” (tức “Indo-Pacific”, bao gồm: Ấn Độ - Úc – Nhật – Mỹ) là cái khôn ngoan. So với sách lược chuyển trục (dưới thời tổng thống Obama), thì sách lược này hay hơn, chiến lược hơn, có tầm hơn. Tôi mong rằng cái “tứ giác kim cường” này hình thành, để ngăn chặn cái ác ở Phương Đông.”
Với vị thế là các bên có tranh chấp chủ quyền và lợi ích với Trung Quốc trên Biển Đông, theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, hợp tác và chia sẻ quyền lợi trong chiến lược an ninh quốc gia với Hoa Kỳ, để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền quốc gia, trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc đã mở rộng, quân sự hóa các thực thể mà nước này chiếm được trên Biển Đông.
Không chỉ Việt Nam đâu, mà bất cứ thành viên nào của ASEAN, kể cả những nước lớn như Indonesia. Nếu một mình anh đối chọi với Trung Quốc, thì cũng là “trứng chọi đá”, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai có chung quan điểm với Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, và ông cho rằng Việt Nam cần ứng xử khéo léo với Trung Quốc bởi sự phức tạp trong quan hệ.

Việt Nam là nước yếu, Trung Hoa là nước mạnh, đời đời ăn hiếp mình, xâm lược mình, bắt nạt mình, cướp bóc mình. Bây giờ có một thế lực ngăn chặn bớt, thì tốt quá chứ, mừng quá chứ. Sống với những người bạn như thế thì cũng yên tâm. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam nên thấy điều đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét