Thiền Lâm - Cali Today
Tháng
12/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN cũ, nay là Petro Vietnam), sở
hữu khối tài sản lên đến hơn 7 tỷ USD và là một trong những huyết mạch
của hệ thống tài chính và ngân sách của chế độ một đảng ở Việt Nam, đã
có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới: ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn – nhân vật được cho là cháu
của ông Nguyễn Sinh Hùng – cựu chủ tịch quốc hội.
Nhưng
ấn tượng nổi bật hơn cả là vào ngày 22/12/2017, Bộ Chính trị đảng
đã ra quyết định phân công ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Phó trưởng
Ban Kinh tế Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam.
Từ
năm 2015 trở về trước, Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam luôn
là đặc quyền bố trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sau khi “Dũng
nghỉ”, Đinh La Thăng – cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam –
đã bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và tống giam vào ngày
8/12/2017.
Bây
giờ không phải chính phủ, mà đảng mới là tổ chức lãnh trách nhiệm “ôm”
hũ mật PVN, cùng lúc thực hiện rốt ráo động tác “nhất thể hóa”.
Bản nhạc “nhất thể hóa” đã có khúc dạo đầu từ trước Đại hội 12.
Nửa
năm sau Đại hội 12, bên đảng bắt đầu phát ra dấu hiệu cùng hành động
“tập quyền”. Vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông
Trương Minh Tuấn, người đã trở thành Bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông, được Bộ Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên
giáo trung ương. Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính
quyền, lại vừa là “người của đảng”.
Sang
tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành
trung ương khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.
Tháng
9/2017, đích thân Tổng Bí thư Trọng “tự tham gia” vào Đảng ủy Công an
trung ương mà khiến có dư luận cho rằng ông Trọng “thống lĩnh các lực
lượng vũ trang”, sau khi đã chắc chắn vị trí Bí thư Quân ủy trung ương.
Mô
hình “nhất thể hóa” rõ là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng
là có cơ sở. Người ta đang và sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan
đảng không những không bị co hẹp vì “khó khăn ngân sách” mà còn mạnh hơn
trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước
đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt
nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả
chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc
điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong
chính quyền”.
Tại
Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017, “Nhất thể hóa bộ máy và chức
danh giữa Đảng và Nhà nước” – một chủ trương của đảng cầm quyền bắt đầu
được thi hành – ngày càng trở thành thời cơ bất ngờ sáng rỡ dành cho
những quan chức nào đó, nhưng cũng biến thành nỗi nguy hiểm “kề dao vào
cổ” đối với nhiều quan chức khác, nhất là số đầu tỉnh thành.
Tương
lai “nhất thể hóa” theo cách “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và
hội đồng nhân dân” – một dạng “chính ủy chuyên quyền 3 thành 1” – hầu
như chắc chắn sẽ được “đánh lên” trong năm 2018 , tức từ cấp xã, huyện
lên thẳng cấp tỉnh thành. Nếu trước đây ở một số tỉnh thành còn thí điểm
cơ chế bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng cơ cấu quyền
lực vẫn còn phân nhánh theo phương thức “nhị quyền phân lập” – tức bí
thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm
soát quyền lực lẫn nhau, thì khi thực hiện cơ chế “3 thành 1,” các
“chính ủy” sẽ “quyết” hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế – xã
hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA.
Sẽ không có chuyện “chính ủy” phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội Đồng
Nhân Dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia…
Một trong những thủ pháp để tiến hành có hiệu quả và nhanh chóng mô hình “nhất thể hóa” của Tổng Bí thư Trọng là cơ chế “kiêm”.
Sau
Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 về “nhất thể hóa”, đã có những
từ ngữ ẩn dụ được tung ra về những khái niệm rất chung chung như hợp
nhất “tổ chức”, nội vụ”, “thanh tra”, “kiểm tra”, mà không nêu rõ có
phải là hợp nhất giữa Ban Tổ chức trung ương bên đảng với Bộ Nội vụ bên
chính phủ hay không; tương tự với Ủy ban kiểm tra trung ương của đảng
với Thanh tra chính phủ…
Nhưng
với hành động “chủ trì” phiên họp chính phủ cũng vào tháng 12/2017 của
Tổng bí thư Trọng, cơ chế hợp nhất trên dường như đang được khởi động.
Ngay trước mắt, Chính phủ có vẻ đã mất quyền kiểm soát truyền thống đối với Tập đoàn PVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét