Biên dịch: Nguyễn
Thị Kim Phụng
Vào
ngày này năm 1521, Đức Thánh Cha Leo X đã ra Sắc lệnh Giáo Hoàng
Decet Romanum Pontificem, theo đó rút phép thông công của Martin
Luther, khai trừ ông khỏi Giáo hội Công giáo.
Martin Luther, người thúc đẩy chủ nghĩa Tin Lành Kháng cách, đang là giáo sư chuyên về giải thích Kinh Thánh tại Đại học Wittenberg (Đức) vào thời điểm ông đưa ra 95 Luận Đề lên án Giáo hội Công giáo vì hành động tham nhũng khi bán “giấy xá tội” nhằm tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Ông tiếp tục công cuộc cách mạng của mình với các tác phẩm thần học gây tranh cãi và mang tính đột phá, và những lời lẽ mạnh mẽ của ông đã khơi dậy cảm hứng cho nhiều nhà cải cách tôn giáo trên khắp châu Âu.
Martin Luther, người thúc đẩy chủ nghĩa Tin Lành Kháng cách, đang là giáo sư chuyên về giải thích Kinh Thánh tại Đại học Wittenberg (Đức) vào thời điểm ông đưa ra 95 Luận Đề lên án Giáo hội Công giáo vì hành động tham nhũng khi bán “giấy xá tội” nhằm tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Ông tiếp tục công cuộc cách mạng của mình với các tác phẩm thần học gây tranh cãi và mang tính đột phá, và những lời lẽ mạnh mẽ của ông đã khơi dậy cảm hứng cho nhiều nhà cải cách tôn giáo trên khắp châu Âu.
Tháng
01/1521, Đức Giáo Hoàng Leo X đã rút phép thông công Luther. Ba
tháng sau, Luther được mời đến để bảo vệ cho niềm tin của mình trước
Hoàng đế La Mã Thần Thánh Charles V tại Hội đồng Worms (Diet of
Worms), nơi ông đã có những lời khiêu khích nổi tiếng.
Vì
ông khước từ hủy bỏ các bài viết của mình, Hoàng đế đã tuyên bố
Luther là một kẻ ngoại đạo và dị giáo. Tuy nhiên, Luther đã được các
hoàng tử quyền lực của nước Đức bảo vệ, và khi ông qua đời vào năm
1546, nền văn minh phương Tây đã bị thay đổi đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét