Vụ khủng hoảng chính trị đang
xảy ra tại Campuchia khiến người ta tự hỏi là người dân có thể chấp
nhận ách độc tài hay không nếu cuộc sống của họ có một chút cải tiến về
mặt kinh tế? Mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi này.
Nguyên Lam: Ban
Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh
tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong buổi phát thanh đầu tiên của năm 2018. Thưa
ông, tình hình Campuchia đang gây quan ngại cho nhiều người, khi Thủ
tướng Hun Sen hoàn tất việc loại bỏ đối lập để sẽ ra tái tranh cử vào
Tháng Bảy này sau 32 năm nắm quyền. Một số người cho rằng ông vẫn có lợi
thế vì thứ nhất đã đem lại sự ổn định cho một quốc gia từng bị nội
chiến tàn phá và thứ hai là đã phần nào cải tiến được cuộc sống của
người dân. Ông nghĩ sao về lý luận đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Tôi nghĩ là có một cách khác để nhìn vấn đề này. Đó là liệu người dân
một quốc gia có thể chấp nhận ách độc tài không nếu cuộc sống của họ có
một chút cải tiến về mặt kinh tế? Chúng ta có thể tìm câu trả lời khi
chứng kiến những gì đang xảy ra tại xứ Iran và nếu nhớ lại quá khứ gần
đây của xứ Campuchia, mà mình cũng có thể gọi là Cam Bốt.
-
Nhìn lại quá khứ sâu xa của quốc gia láng giềng này, ta không quên
Campuchia từng là một Đế quốc lớn trên bán đảo Đông Dương nhưng tự sâu
xé và mất dần ảnh hưởng lẫn lãnh thổ vào tay các láng giềng cho tới khi
bị thực dân Pháp đô hộ vào Thế kỷ 19. Trong lịch sử cận đại, xứ
Campuchia đã từng là con bệnh của Đông Nam Á trong mấy chục năm, nếu
tính cho gọn thì từ 1945 sau Thế chiến II cho tới gần đây là năm 1993,
khi Việt Nam đã đổi mới và Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn xưa nhờ đã
cải cách về kinh tế. Yếu tố đáng chú ý là vị trí địa dư của xứ này khiến
các cường quốc lân bang đều đã từng can thiệp hay chi phối trong nội
tình, nhưng mỗi thế hệ lại có những quan tâm ngắn hạn và sau nhiều thập
niên chiến tranh lẫn nội chiến làm xứ sở bị tàn phá thì mối quan tâm ưu
tiên ngày nay của đa số vẫn tập trung vào kinh tế.
Nguyên Lam: Nếu
như vậy, phải chăng Chính quyền của Thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân Dân
Campuchia của ông ta có thể mạnh tay tiêu diệt đối lập và định chế hóa
chế độc đảng vì kinh tế có đà tăng trưởng khoảng 7% một năm và Chính
quyền đã ít nhiều thành công trong việc xóa đói giảm nghèo?
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đề nghị ông nhắc lại cái bối cảnh sâu xa đó cho thính giả của chúng ta.Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Chính quyền Hun Sen có thể nghĩ vậy nên từ bốn năm nay đã tiến dần vào
con đường độc tài sau khi kiểm soát được quyền tư pháp, quân đội và ban
phát quyền lợi cho tay chân thân tộc trước sự thờ ơ của các cường quốc,
kể cả Hiệp hội ASEAN của 10 nước Đông Nam Á. Nhưng chẳng ai độc quyền
cai trị được mãi, sức khỏe của Hun Sen đã suy yếu và tình hình kinh tế
khó khăn có thể gây biến động khá nhanh mà quốc gia này lại không có
giải pháp thay thế. Chúng ta nên nhìn lại bối cảnh sâu xa thì mới thấy
ra mối nguy đó….
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Lên cầm quyền nhờ Việt Nam, rồi được Liên Hiệp Quốc cùng các xứ Á Châu
dàn xếp cho giải pháp chính trị để khỏi gây thêm hỗn loạn cho khu vực
Đông Dương, ông Hun Sen là người có bản lãnh và thủ đoạn. Ông tìm hậu
thuẫn mới của Bắc Kinh thay cho Hà Nội và dần dần loại bỏ ảnh hưởng của
các nhân vật hay đảng phái đối lập. Sau khi gia nhập Hiệp hội ASEAN vào
năm 1999 thì quả nhiên tình hình có thay đổi, Campuchia hết là con bệnh
Đông Nam Á mà là một hy vọng mới, được sự ủng hộ của các nước dân chủ
Tây phương lẫn Trung Quốc. Nhưng chìm sâu bên dưới vẫn là nhiều mầm mống
bất ổn. Năm 2013 là khi các mầm bất ổn đó bùng phát và Hun Sen hiện
nguyên hình lãnh tụ độc tài.
-
Sau 20 năm gọi là ổn định, với dân số hồi sinh kể từ nạn tàn sát của
lực lượng Khờme Đỏ và lãnh đồng lương thấp trong một xã hội thật ra chưa
có cơ chế luật lệ hiện đại, Campuchia cũng có sự “kỳ diệu kinh tế”
trong ngoặc kép nhờ khu vực chế biến hàng may mặc để bán ra ngoài. Nguồn
viện trợ tài chính và kỹ thuật của các nước cũng góp phần tạo ra sự
thay đổi. Vì vậy, xứ này dần dần đô thị hóa, chính quyền thì có bạc tiền
ban phát quyền lợi và củng cố thế lực. Nhưng họ không thấy sự thay đổi
trong xã hội sẽ dẫn tới đổi thay về chính trị mà đòi ngăn cản.
Nguyên Lam: Chúng
ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng bước về bối cảnh của vấn đề mà ông nêu ra.
Chính quyền Hun Sen muốn ngăn cản sự đổi thay ấy như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Thứ nhất, họ tưởng các nước dân chủ Tây phương không muốn Campuchia gặp
loạn nữa nên sẽ lặng thinh trước các quyết định chà đạp dân chủ trong
một xứ dù sao vẫn quá nhỏ. Thứ hai, họ đã có chỗ tựa vững chãi hơn, là
Bắc Kinh với khối viện trợ và đầu tư trực tiếp cao gấp 10 Hoa Kỳ, vì
vậy, Hun Sen từ chối viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và được Bắc Kinh viện
trợ cho 150 triệu đô la. Thứ ba là sự thờ ơ của khối ASEAN do chủ trương
không can thiệp vào nội bộ chính trị của thành viên. Nhưng sự tình
chẳng diễn tiến như vậy. Lớp người lớn tuổi còn nhớ thảm họa cũ thì có
thể hài lòng với “sự thay đổi trong ổn định”, vẫn trong ngoặc kép, nhưng
thành phần trẻ hơn và có hiểu biết hơn nhờ tiếp cận với bên ngoài thì
không thiết tha gì với những thành tích của đảng Nhân Dân của ông Hun
Sen.
-
Họ dồn phiếu cho đảng đối lập và lãnh tụ Sam Rainsy, nhân vật có tư
tưởng xin tạm gọi là “quốc gia dân tộc”. Trong cuộc bầu cử vào Tháng Bảy
năm 2013, đảng Cứu Quốc của ông Sam Rainsy thắng lớn, chiếm 55 ghế
trong Quốc hội có 123 dân biểu, dù đây đó có gian lận bầu cử. Từ đấy,
Campuchia bị hỗn loạn cho tới ngày nay khi Chế độ Hun Sen dùng mưu triệt
hạ các lãnh tụ đối lập và chia ghế của đảng Cứu Quốc cho các đảng nhỏ
giữ vai trò bình phong cho dân chủ. Thí dụ như đảng Funcinpec theo xu
hướng bảo hoàng mà vô quyền vì chỉ có 3% số hiếu mà được 41 trong 55 ghế
của đảng Cứu Quốc. Rốt cuộc vẫn chỉ là thủ đoạn chia để trị. Nhưng thực
tế bên dưới là mầm bất mãn về hiện tượng tập quyền với hệ quả tất yếu
là nạn tham nhũng và chế độ tư bản thân tộc, trong khi các lãnh tụ đối
lập phải lưu vong hoặc bị cầm tù sau phán quyết giả trá của tối cao pháp
viện.
Nguyên Lam: Xin hỏi ông là dư luận quốc tế phản ứng thế nào về tình trạng tập quyền và nạn chà đạp dân chủ đang xảy ra tại Campuchia?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu cùng nhiều tổ chức quốc
tế khác có lên tiếng và thậm chí lấy biện pháp trừng phạt nhưng chưa đủ
mạnh nên không làm Chính quyền Hun Sen lo ngại. Vả lại, bề nào thì họ
vẫn có chỗ tựa là Trung Quốc, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ
muốn có ổn định để làm ăn và kiếm lời. Vì vậy, khối dân chủ Tây phương
không muốn có biện pháp quá mạnh để Hun Sen lại càng rơi vào quỹ đạo của
Trung Quốc ngay cả khi hai ký giả của đài Á Châu Tự Do đã bị chế độ làm
khó. Bản thân tôi thì cho rằng đấy là một sai lầm vì lý do kinh tế dễ
hiểu: 60% xuất cảng hay xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia là vào các
thị trường Âu-Mỹ khi lãnh đạo Bắc Kinh đang phải đối phó với nhiều khó
khăn ở bên trong và hơn 700 ngàn công nhân của khu vực chế biến áo quần
lại thiên về đảng Cứu Quốc hơn là đảng cầm quyền. Chỉ cần một khó khăn
nhỏ là xứ này bị loạn to, mặc dù Ngân hàng Thế giới vừa có một báo cáo
lạc quan về kinh tế Campuchia.
Nguyên Lam: Nói về khó khăn kinh tế thì ông thấy những gì có thể xảy ra năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Chính quyền Hun Sen thấy mầm bất ổn từ công nhân ngành chế biến nên hứa
hẹn tăng mức lương tối thiểu pháp định từ 153 Mỹ kim lên 170 một tháng
từ năm nay. Ta nên nhìn lại mức tăng 11% này vì quá cao so cho sức cạnh
tranh của xứ Campuchia với các lân bang khi lương tối thiểu chỉ là 61
đồng một tháng vào năm 2012 là khi xứ này bắt đầu có biến trước cuộc bầu
cử năm 2013. Theo chiến lược lấy nhân công thấp làm lợi thế cạnh tranh
trong một khu vực không cần tay nghề cao để bán hàng rẻ, chế độ đang lâm
vào thế kẹt vì vừa mất ưu thế cạnh tranh, vừa khiến công nhân viên đòi
hỏi nhiều hơn khả năng của chính quyền và nạn lạm phát tất yếu xảy ra
sau khi chính quyền hứa hẹn tăng chi thêm một tỷ đô la nữa. Chế độ sẽ bó
tay và xứ này không có giải pháp thay thế. Người ta đang thấy chuyện đó
tại Iran.Nguyên Lam: Nói về khó khăn kinh tế thì ông thấy những gì có thể xảy ra năm nay?
Nguyên Lam: Trở
lại câu hỏi nguyên thủy là liệu người dân có chấp nhận ách độc tài hay
không nếu cuộc sống kinh tế của họ được cải thiện, thưa ông, tình hình
sẽ ra sao khi nay mai kinh tế lại gặp khó khăn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn thì ưu tiên của nhiều người có thể là
miếng ăn. Nhưng sau vài chục năm thì tâm lý con người cũng đổi khác và
người ta không nghĩ bằng cái bao tử. Từ mấy chục năm qua, Campuchia vẫn
chưa xây dựng được định chế cần thiết cho quốc gia, dễ hiểu nhất là hạ
tầng cơ sở luật pháp cho hệ thống kinh tế mà chỉ tập trung quyền lực và
quyền lợi cho một thiểu số ở trên. Thiểu số đó coi thường khái niệm căn
bản là con người ta còn khát khao tự do. Nhờ tình hình cải thiện tâm lý
khát khao tự do ấy có tăng, chưa nói đến những hiện tượng mới như mạng
thông tin đã mở rộng. Nhờ hiện tượng này trong các thành phần sống tại
đô thị hoặc tiếp cận với thế giới bên ngoài, nhiều người thấy là họ mất
tự do mà giai tầng ở trên lại nắm hết các nguồn lợi kinh tế và gây bất
công trong xã hội. Vì vậy, họ muốn có giải pháp khác qua mỗi lần bầu cử.
-
Bây giờ, lãnh đạo lại thủ tiêu đối lập và lãnh tụ còn muốn tái diễn
việc cha truyền con nối thì sự suy sụp nhỏ về kinh tế sẽ lại thành mối
nguy lớn về chính trị. Cái giá kinh tế mà Hun Sen phải trả, là nạn lạm
phát và việc doanh nghiệp nước ngoài tìm nơi có lương thấp hơn sẽ là một
tổn thất chính trị cho Campuchia kể từ năm nay trở đi. Trước tiên,
chính những kẻ đã trục lợi từ nhiều năm qua nhờ Hun Sen sẽ phải tìm ra
thế lực đỡ đầu khác. Sau đó là hỗn loạn bùng nổ rất nhanh và kéo dài cả
chục năm. Chúng ta đã thấy những tiền lệ đó tại xứ Philippines hơn 30
năm trước, rồi tại Indonesia 20 năm trước. Campuchia đi sau mà chẳng học
được gì!
Nguyên Lam: Ban
Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia
Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầu năm và xin chúc ông một năm 2018
an lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét