Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

88 - Phan Văn Anh Vũ bị Singapore trục xuất về Việt Nam



Tóm tắt

  1. Hôm 4/1, Bộ Công an thông báo Cơ quan An ninh điều tra của bộ đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ.
  2. Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận đã bắt giữ doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (còn có biệt danh Vũ 'nhôm') vì "vi phạm luật di trú".
  3. Một luật sư Singapore nói gia đình ông Anh Vũ cho hay ông "là sĩ quan cao cấp ngành tình báo Việt Nam".
  4. Một luật sư khác của ông Anh Vũ từ Frankfurt nói đã nộp đơn xin Đại Sứ quán Đức tại Singapore cấp visa cho thân chủ mình để "bảo vệ lợi ích của Đức", tuy nhiên đó "không phải là đơn xin tị nạn".
  5. Ông Phan Văn Anh Vũ bị truy nã vì tội “Cố ý tiết lộ bí mật quốc gia”.


Tường thuật trực tiếp



"Hành vi bỏ trốn không coi là tình tiết định tội hay tăng hình phạt"

Theo Luật sư Phạm Thanh Bình, từ Hà Nội, theo quy định của cả Bộ luật Hình sự 1999 và Bộ luật Hình sự 2015, hành vi bỏ trốn của nghi can không phải là tình tiết định tội cũng như tăng nặng hình phạt khi bị tòa án xét xử, tờ VN Express đưa tin hôm 4/1.
Chỉ duy nhất, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140) coi việc "bỏ trốn" là tình tiết định tội, theo Luật sư Bình.
"Vì thế với hành vi bỏ trốn của ông Phan Văn Anh Vũ, tòa án khi xét xử theo điều 263 Bộ luật Hình sự 1999 (tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước) sẽ không coi là tình tiết định tội, tăng nặng hình phạt", ông Bình được VN Express dẫn lời.

"Cần khởi tố vụ án liên quan đến giao dịch bất động sản được thực hiện với danh nghĩa của cơ quan an ninh"

Bình luận vụ ông Vũ "nhôm" và cuộc chiến chống tham nhũng, PGS TS Hoàng Ngọc Giao thuộc Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, nói trong chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 4/1:
"Ông Vũ được coi là một doanh nhân kinh doanh bất động sản, nhưng hành vi kinh doanh bất động sản của ông ta nó mờ ám, gắn với bộ máy công quyền và thu lợi rất lớn với một số tài sản khổng lồ ở Đà Nẵng cũng như ở TP HCM.
Nhưng khi khởi tố, truy tố ông Vũ, lại theo nội dung “làm lộ bí mật nhà nước.” Cái này chưa đáp ứng được mong muốn về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.
Tôi rất băn khoăn liệu tội tham nhũng hay tiếp cho tay tham nhũng của ông Vũ có được xem xét và khởi tố như một vụ án không. Câu chuyện này phức tạp hơn rất nhiều vì hành vi thao túng bất động sản cũng như chiếm đoạt các bất động sản với một cái giá có thể là rất rẻ lại được thực hiện với danh nghĩa của cơ quan an ninh. Điều này có thể nói là rất nghiêm trọng đối với Việt Nam…
Cá nhân tôi nghĩ cần khởi tố vụ án liên quan đến các giao dịch bất động sản mà ông Vũ, thông qua doanh nghiệp bình phong thực hiện. Chắc chắn sẽ có nhiều quan chức liên quan sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm."


PGS TS Hoàng Ngọc Giao
BBC
PGS TS Hoàng Ngọc Giao

Bàn tròn Thứ năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về Việt Nam – diễn biến, hệ lụy và bình luận

Mời các bạn theo dõi lại chương trình Bàn tròn thứ Năm về chủ đề này, được phát trên kênh Facebook và YouTube của BBC Tiếng Việt.


"Có cuộc sống bình thường ở VN, chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị là ảo tưởng"

Về quy định xét tỵ nạn chính trị của Đức, nhà báo Lê Mạnh Hùng bình luận trên chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC hôm 4/1:
"Nước Đức là một nước đứng đầu trong khối EU về việc tiếp nhận người tỵ nạn, nhất là những trường hợp đặc biệt như những nước Trung Đông, những nước có chiến tranh, hay xảy ra những sự cố lớn.
Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước.
Vì thế, những người nào trong nước vẫn ảo tưởng rằng mình đang có cuộc sống bình thường ở Việt Nam, bỗng dưng đến Đức trình bày là tôi bị đàn áp vì lý do ABC gì đó, cần nước Đức bảo vệ là ảo tưởng. Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởng.
Nước Đức [thường chỉ] bảo vệ những người mà vì chính kiến và những hoạt động chính trị của họ ở quê hương mà qua đó gặp phải sự đàn áp hay khó khăn."


Lê Mạnh Hùng on FB Live
BBC

Ông Anh Vũ 'có ba hộ chiếu'

Một thông cáo của Bộ Nội vụ Singapore cho biết ông Vũ có ba hộ chiếu, trong đó có hai hộ chiếu Việt Nam.
Thông cáo này xác nhận lại ông Vũ vào Singapore dùng một hộ chiếu tên giả, đồng thời có một hộ chiếu Việt Nam dùng tên thật.
Bộ Nội vụ Singapore nói ông Vũ từng dùng hai hộ chiếu Việt Nam này vào Singapore trước đây.
"Ông cũng sở hữu một hộ chiếu thứ ba. Trong lần vào Singapore mới nhất, cũng như những lần vào trước đây, ông ta đã có khai báo sai với Cục di trú," thông cáo này nói.
Ông Anh Vũ, doanh nhân sinh năm 1975, bị Việt Nam truy nã từ hôm 21/12 sau quyết định khởi tố ông vì hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước".
Singapore xác nhận đã tạm giữ ông Singapore từ hôm 28/12.
Cục di trú Singapore (ICA) hôm 4/1 có thư gửi luật sư của ông Anh Vũ, Remy Choo, giải thích vì sao họ xem ông Vũ vi phạm luật di trú.
"Thân chủ của ông nhập cảnh vào Singapore với hộ chiếu không đúng tên thật của mình.
Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Chính phủ Singapore rằng hộ chiếu này là giả, mang danh tính giả.
Ông ta cũng mang một hộ chiếu Việt Nam với tên thật của mình.
Ngoài ra, thân chủ của ông đã khai báo sai lạc khi vào Singapore. Thân chủ của ông cũng là đối tượng truy nã với thông báo "Đỏ" cho Interpol về tội đã vi phạm ở Việt Nam."
Lá thư nói Singapore quyết định trục xuất ông Vũ dựa theo Luật di trú.

Bản tin AFP

Trích tin từ AFP hôm 4/1:
“Một sĩ quan tình báo Việt Nam trốn chạy, bị truy nã vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, đã bị giữ khi đưa về đến Hà Nội chiều thứ Năm, theo lời giới chức, vài giờ sau khi bị trục xuất từ Singapore.
Phan Văn Anh Vũ, người có cấp bậc cao trong ngành tình báo công an Việt Nam, bị chặn lại tuần trước ở cửa khẩu Singapore khi ông định sang Malaysia.
Bất chấp lo ngại cho ông Vũ, giới chức Singapore nói ông ta bị đưa về Việt Nam vì dùng giấy tờ giả khi đi vào nước này.
“Ông ta vào Singapore dùng hộ chiếu Việt Nam có danh tính giả,” một phát ngôn nhân bộ nội vụ Singapore nói trong thông cáo.
“Cục di trú Singapore đã yêu cầu Phan Văn Anh Vũ đi về Việt Nam.”

Báo quốc tế bình luận về 'nỗ lực thanh trừng của Việt Nam'

Tờ Asia Times hôm 3/1 đăng bài có tựa đề: “Nỗ lực thanh trừng của Việt Nam đang vượt tầm kiểm soát?” (Is Vietnam’s purge spinning out of control?)
Bài có đoạn bình luận về quan hệ Việt Nam - Singapore: "Singapore không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, nhưng hai quốc gia ASEAN có quan hệ ngoại giao tốt đẹp và hai nước được trông đợi là còn gần nhau hơn nữa khi Singapore đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào 2018. Hai quốc gia được cho là dẫn đầu những nước lo ngại về Trung Quốc trong một hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận."
Nói về vụ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, bài báo viết:
"Bằng chứng về sự tham gia của lãnh đạo cao cấp trong vụ được cho là bắt cóc cũng có thể làm tổn hại đến hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam tại thời điểm Hà Nội đang cố gắng đa dạng hóa thương mại quốc tế khỏi sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc và việc Mỹ không tham gia vào hiệp định TPP."


Thủ tướng Lý Hiển Long và Chủ tịch Trần Đại Quang
JORGE SILVA/AFP/Getty Images
Thủ tướng Lý Hiển Long và Chủ tịch Trần Đại Quang

Bộ Công an Việt Nam bắt Phan Văn Anh Vũ



Thông báo của Bộ Công an Việt Nam
Bo Cong An
Thông báo của Bộ Công an Việt Nam

GS Carlyle A. Thayer bình luận trên Twitter

Giáo sư, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, Carlyle A. Thayer viết trên Twitter hôm 4/1:
"Phan Văn Anh Vũ bị trục xuất khỏi Singapore hôm nay và về đến Hà Nội vào khoảng 16:00h. Singapore phát hiện ông ta sở hữu hai hộ chiếu, [trong đó có] một tấm từ Antigua và Barbuda. Theo Điều 263 của Bộ luật hình sự, các bản án có thể là nhiều năm tù nhưng không có án tử hình."

  from  today and arrived in Hanoi around 1600 hrs. local time. Singapore found he was in possession of two one from . Charged under Article 263 of  carries lengthy sentences but not .
Tường thuật

Luật sư Remy Choo: "Không được thông tin ông Anh Vũ bị trục xuất"

Luật sư người Singapore của ông Vũ bình luận với BBC chiều 4/1:
"Các luật sư của thân chủ tôi chưa bao giờ được nhìn thấy lệnh này. Hôm nay 4/1 vào khoảng 1.10 chiều, tôi gửi thư cho ICA (Cục Di trú Singapore) đề nghị cung cấp tài liệu xác minh việc trục xuất thân chủ của tôi, đồng thời đề nghị tạm thời không đưa ông ấy ra khỏi Singapore.
Tôi cũng chỉ ra rằng kiến nghị về một buổi điều trần của tòa án ngày 18 tháng 1 đang được xem xét.
Nhưng vào 1.58 chiều nay 4/1 [giờ Singapore], thân chủ tôi về Việt Nam trên chuyến bay của một hãng hàng không Việt Nam.
Tôi chỉ được thông tin lúc 4.45 chiều cùng ngày.
Tôi thất vọng vì đã nỗ lực hết sức vì thân chủ mình nhưng ông ấy vẫn bị trục xuất về Việt Nam mà chúng tôi không hề được biết hay có cơ hội để phản đối những cao buộc chống lại ông ấy."


LS Remy Choo
Remy Choo

Khả năng sang Đức của ông Anh Vũ rất hẹp

Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói về vụ ông Phan Văn Anh Vũ:
"Người xin tị nạn chính trị phải có mặt ở Đức để tự mình đặt đơn, làm thủ tục lăn tay...
Phải trình bày được „lý do trước khi thoát“: tức là do có hoạt động chính trị đối lập với chính quyền từ khi còn ở quốc gia gốc, qua đó bị theo dõi, truy bức, có nguy cơ bị bắt bớ, giam cầm hoặc sát hại...mà phải bỏ trốn tới Đức.
Những „lý do sau khi thoát“ là những hoạt động chính trị được nối tiếp bởi những hoạt động trước đó khi còn ở trong nước thì được xem xét tính thêm. Còn nói chung những hoạt động chính trị chống lại quốc gia gốc sau khi đã dời khỏi nơi đó thì không được xem xét."

Ông Anh Vũ 'có ba hộ chiếu'

Báo VnExpress cho hay, ông Phan Văn Anh Vũ bị giữ ở Singapore "vì dùng ba hộ chiếu".
"Cục Di trú Singapore (ICA) cho biết người có tên Phan Van Anh Vu vào Singapore bằng một hộ chiếu Việt Nam có nhận dạng sai. Ông này cũng sở hữu một hộ chiếu Việt Nam khác với nhận dạng đúng. Phan Van Anh Vu sử dụng cả hai hộ chiếu này trong những lần vào Singapore trước đây. Ngoài ra, ICA cho biết Phan Van Anh Vu còn dùng hộ chiếu thứ ba khác," báo này viết.

Bộ Công an ra thông báo chính thức

Trang web Bộ Công an:
"Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975; trú tại: Số 82, Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng đã vi phạm pháp luật Việt Nam và bỏ trốn tại nơi cư trú. Ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ; khi bỏ trốn Phan Văn Anh Vũ đã vi phạm Luật di trú của Singapore và bị trục xuất. Ngày 04/01/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật./."


Thông báo của Bộ Công an về việc bắt Phan Văn Anh Vũ
Bo Cong an
Thông báo của Bộ Công an về việc bắt Phan Văn Anh Vũ

'Tin tốt lành đầu năm'

Trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói: "Thông tin về việc ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) bị dẫn giải về Việt Nam là tin tốt lành đầu năm dành cho các cơ quan tiến hành tố tụng."
"Chắc chắn nhiều sự việc khuất tất không chỉ trong phạm vi Đà Nẵng sẽ được đưa ra ánh sáng. Việc đưa ra truy tố nhiều nhân vật thao túng chính trị và tài chính trong nước tưởng chừng bất khả xâm phạm như Trần Phương Bình, Trầm Bê, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và nay là ông Phan Văn Anh Vũ đều được người dân đón nhận với thái độ tích cực và mong chờ cùng với việc xử lý những vi phạm pháp luật thì những chính sách phù hợp với nhu cầu xây dựng đất nước sẽ được sớm ban hành."


vũ
other
Ông Phan Văn Anh Vũ

‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’

Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên hôm 3/1 nói vụ Phan Văn Anh Vũ cho thấy báo chí chính thống tại Việt Nam chưa cung cấp 'loại tin nóng' kịp thời cho người dân.
Viết trên Facebook hôm 3/1/2018, ông Nguyễn Công Khế mô tả ông đã nhiều lần góp y‎ với những người có trách nhiệm trong chính quyền về nhu cầu phải đi trước về tin tức.


Nguyễn Công Khế: 'Báo chí có thông tin nhanh, chính xác, kịp thời và kiên định chống lại tham nhũng và các loại lợi ích nhóm sẽ đem lại niềm tin cho người dân'.
Motthegioi
Nguyễn Công Khế: 'Báo chí có thông tin nhanh, chính xác, kịp thời và kiên định chống lại tham nhũng và các loại lợi ích nhóm sẽ đem lại niềm tin cho người dân'.

'Chia rẽ quan điểm'

Từ Hà Nội, luật gia Nguyễn Đình Hà nói với BBC: "Trong vụ việc ông Phan Văn Anh Vũ bị trục xuất từ Singapore về Hà Nội, phía Việt Nam dường như đã ra tay nhanh, rất chủ động và tránh được nhiều sai lầm về ngoại giao, pháp lý như trong vụ việc đưa Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước."
"Các thông tin chính thức về sự can thiệp hay tác động từ Việt Nam là rất ít, chỉ dừng ở việc thông báo với phía Singapore về hộ chiếu của ông Vũ là giả mạo, cho thấy sự kín kẽ trong hành động."
"Trên cộng đồng mạng Việt Nam cũng có sự chia rẽ về quan điểm: một bên muốn đưa bằng được ông Vũ về Việt Nam; còn một bên hy vọng ông ta có thể gặp được Cơ quan điều tra và Công tố Liên bang Đức tại Berlin."
"Tôi chỉ nghĩ đơn giản về hệ quả của giá trị thông tin và sự thật sau mỗi trường hợp đó. Nếu ông Vũ đến được Đức, thì ông ta có khả năng tỵ nạn, an toàn cho ông ta; vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ rõ ràng hơn, phía Đức có cớ để chất vấn chính quyền Việt Nam, kéo theo đó là quốc thể, uy tín chính trị và ngoại giao của Việt Nam bị ảnh hưởng."
"Điều này chính quyền Việt Nam không muốn xảy ra. Còn bây giờ, ông Vũ đã bị trục xuất về Hà Nội, nhiều người đã nghĩ đến câu chuyện sẽ còn nhiều người khác bị bắt giữ, thêm “củi vào lò”; vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ra sao, ai liên quan coi như chưa thể giải đáp hết."

Ảnh tại sân bay Nội Bài

Báo VnExpress đăng ảnh này và cho hay: "Hồi 15:30 tại sảnh quốc tế sân bay Nội Bài, nhiều cán bộ an ninh đi vào khu vực xuất nhập cảnh."


bay
VnExpress
Sân bay Nội Bài

Vũ 'nhôm' về nhưng sự việc chưa dừng ở đó?

Hôm 03/01, từ Úc, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, nói với BBC rằng nếu ông Anh Vũ bị Việt Nam bắt, vụ này sẽ có "tác động tức thì" tới Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Ông Vũ về là 'mở ra tiếp bí mật' của tội “Làm lộ”

Nhà báo tự do Nguyễn An Dân nói với BBC: "Đứng trước sự rắc rối do việc gia hạn xử lý việc Vũ Nhôm mang lại mà không có lợi ích gì, Singapore đã quyết định trao trả theo luật để không mất hình ảnh của họ mà vẫn duy trì tốt quan hệ với Việt Nam."
"Một mình Vũ Nhôm không thể mang lại “lợi ích” cho Singapore bằng những người đã quyết định xử lý Vũ có thể mang lại cho Singapore. Mà cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vũ về thì không phải là khép lại, mà là mở ra tiếp bí mật của tội “làm lộ” phía sau."
Ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty sách First News – Trí Việt viết trên trang cá nhân: "Ông Anh Vũ tốn một đống tiền cho luật sư. Nếu Vũ dùng Passport này xuất cảnh từ Sing qua Malaixia có thể đã khác. Vũ chỉ dựa thế phe nhóm trục lợi, kiếm chác cho riêng mình, dù cực giàu nhưng ko quan tâm đến người nghèo, cũng chẳng hề đấu tranh cho nhân quyền, lẽ phải người dân Việt - nên thiện cảm của các quốc gia khác và đại đa số dân Việt Nam hầu như không hề có."

Vì sao Đức không còn cần ông Phan Văn Anh Vũ?

Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin: "Ông Vũ 'Nhôm' không phải là người có hoạt động chính trị chống lại nhà nước Việt Nam khi còn ở trong nước. Việc „chào hàng các thông tin bí mật“ cho Đức, nếu Đức có biện pháp xác minh được các món hàng đó „không đủ chất lượng“ hoặc „chúng tôi có rồi“ thì Đức đương nhiên không mặn mà..."

Ông Anh Vũ bị ‘đưa ra khỏi' Singpore và có hộ chiếu ‘giả’

Hãng Reuters ngày 4/1 nói Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) đã gửi thư cho luật sư của ông Anh Vũ trong đó nói thân chủ của ông vi phạm luật Cư trú và bị ‘đưa ra khỏi' Singapore.
Lá thư đề ngày 30/12 cũng nói chính quyền Việt Nam đã thông báo cho ICA rằng hộ chiếu của ông Anh Vũ là ‘giả’.

Luật sư của ông Anh Vũ “thất vọng”

Trước thông tin ông Phan Văn Anh Vũ từ Singapore về Việt Nam chiều 4/1, luật sư Remy Choo từ Singapore xác nhận rằng Chính phủ Singapore cho biết ông Vũ đã rời nước này.
Luật sư này nói rằng ông ‘rất thất vọng’ và ‘chính phủ Singapore’ không nên làm như vậy.
Trước đó ông nói “Nếu đây là thông tin thật thì tôi rất thất vọng. Chính phủ Singapore không nên làm như vậy mà không thông báo với tôi. Hơn nữa họ làm vậy khi còn chưa giải quyết xong kiến nghị của tôi liên quan đến vấn đề của ông Vũ.”
Luật sư Remy Choo cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với gia đình ông Phan Văn Anh Vũ về các bước tiếp theo.
Trong sáng 4/1 ông Remy Choo nói đã hỏi chính phủ Singapore về tình hình của ông Anh Vũ nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Nhà báo Huy Đức 'đưa tin đầu tiên'

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook hồi 14:25 hôm 4/1: "Bỏ trốn là một quyết định sai lầm của Phan Văn Anh Vũ. Chắc anh bị sức ép bên trong và cả sự lừa mị ở bên ngoài. Vụ việc không chỉ phức tạp hơn cho Vũ Nhôm; anh về - 3:30pm - sẽ khiến không chỉ một sao tướng rơi, mà còn làm cho những thần tượng như ông Bá Thanh rạn vỡ."
Truong Huy San

Bỏ trốn là một quyết định sai lầm của Phan Văn Anh Vũ. Chắc anh bị sức ép bên trong và cả sự lừa mị ở bên ngoài. Vụ việc không chỉ phức tạp hơn cho Vũ Nhôm; anh về - 3:30pm - sẽ khiến không chỉ một sao tướng rơi, mà còn làm cho những thần tượng như ông Bá Thanh rạn vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét