Khởi động - Tăng tốc
Nhận
định về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam trong năm 2017, cựu
Đại tá Bùi Tín, hiện đang sinh sống tại Pháp đã gọi đây là một cuộc
phiêu lưu sau một thời gian do dự, nhưng ông cũng nhấn mạnh cuộc phiêu
lưu ấy chỉ nhắm đến những người không cùng phe cánh của ông Tổng Bí thư:
Ông
phải là thực sự chống tham nhũng mà chỉ là các phe phái ở trong Đảng
chia ăn với nhau thôi. Nếu chống tham nhũng thì cả chế độ này sụp đổ rồi
bởi vì chế độ này tham nhũng đầy cả ra, tất cả các cấp thì làm sao mà
tồn tại được. Cho nên chống tham nhũng của ông Trọng chỉ là bề nổi thôi.
Do dự một thời gian dài mới nổ ra, mà nổ ra không chắc đã xử được hết,
bởi vì chỉ xử những ai chống lại ông ấy thôi còn phe cánh thì ông ấy bảo
vệ.
Ông
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất nhiều lần lên tiếng kêu gọi tích
cực đấu tranh chống tham nhũng. Một trong những phát biểu gây ấn tượng
nhất của ông Trọng đó là khi ông ví von chiến dịch chống tham nhũng của
ông là “lò nóng củi tươi cho vào cũng cháy”. Bản thân ông Trọng cũng
từng thừa nhận rằng chưa có thời kỳ nào được như bây giờ khi mà một loạt
cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cán bộ về hưu đều bị xử lý.
Trong
bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu
gọi tất cả các ban ngành phải xử nghiêm những trường hợp vi phạm từ
trên xuống dưới để lấy lại lòng tin của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng
qua bài phát biểu này, chính ông Trọng đã thừa nhận tình hình tham
nhũng ở Việt Nam đã khiến nhiều người dân mất niềm tin vào chế độ.
Còn
giai đoạn thứ hai theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bắt đầu từ tháng 11/2017,
xuất phát từ cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình nhân Hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Ông Phạm Chí Dũng cho
rằng có thể Chủ tịch Trung Quốc đã truyền lửa hay kinh nghiệm cho ông
Nguyễn Phú Trọng, khiến ông Trọng bứt phá hẳn lên và phá vỡ một tiền lệ
rất quan trọng trước đây là Ủy viên Bộ Chính trị không thể bị khởi tố
hoặc tống giam.Giai đoạn thứ nhất là từ đầu năm 2017, hay chính xác
là từ giữa năm 2016 cho đến tháng 11/2017. Đó là một giai đoạn có thể
nói là hô hào suông với những khẩu hiệu, nghị quyết chống tự diễn biến
tự chuyển hóa theo Nghị quyết Trung ương 4 và thi hành những biện pháp
mang tính chất kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính nhiều hơn hẳn so với
việc chế tài bằng cách bắt bớ, tống giam, khởi tố. Tức là không thực
hiện những biện pháp nặng mà chỉ thực hiện những biện pháp nhẹ.
Có
thể nói lý do chính mà ông Trọng đã không thành công trong giai đoạn
đầu là do thứ nhất ông ấy không nắm được bộ Công an. Cho nên đến tháng
10/2016 ông ấy có một động thái là tham gia vào Đảng ủy Công an Trung
ương. Thứ hai là ông ấy chưa cơ cấu được một bộ phận giúp việc cho mình
một cách chuyên nghiệp. Thứ ba, ông ấy còn quá nể nang trong việc xử lý
tham nhũng.
Hãng
thông tấn AFP cũng từng đưa ra nhận xét rằng cách thức tiêu diệt các
quan chức tham nhũng mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện giống cách
thức của Trung Quốc.
Tiến
sĩ Phạm Chí Dũng cũng nhắc đến việc nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch
chống tham nhũng của ông Trọng không quyết liệt và chỉ nhắm đến những
nhân vật không cùng phe cánh với ông ấy:
Ví
dụ như biệt phủ Phạm Sỹ Qúy ở Yên Bái, hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ
trưởng Bộ Y tế hay ông Võ Kim Cự liên quan đến vụ xả thải của
Formosa,…Tất cả những người đó đều có thể được coi là không hề hấn gì và
bằng cách nào đó đều có thể được coi là hạ cánh an toàn.
Ông
Phạm Sỹ Qúy là nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái.
Khi còn đương chức, gia đình ông đã xây dựng một khu biệt phủ nằm trên
một mảnh đất rộng vốn là đất trồng rừng. Sau khi dư luận lên tiếng gay
găt về vụ việc này, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra và đưa ra kết luận
ông Qúy mắc nhiều sai phạm. Tuy nhiên sau đó, ông Quý bị cách chức Giám
đốc sở nhưng lại được đưa về làm phó Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh
Yên Bái. Gia đình ông này cũng chỉ bị phạt hơn 500 triệu liên quan đến
biệt phủ được xây dựng trái phép.
Còn
ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh được cho là mắc nhiều sai
phạm liên quan đến thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh. Nhưng rồi ông
Cự đã được cho nghỉ hưu khi vừa được giao chức Chủ tịch liên minh hợp
tác xã Việt Nam.
Dự đoán về chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2018, Cựu đại tá Bùi Tín cho rằng chiến dịch này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra một cách không công tâm và đích đến cuối cùng là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:“Sóng thần” sắp tới?
Tương
lai bấp bênh lắm bởi vì chống tham nhũng chỉ là hình thức thôi còn thực
chất là các phe phái trị nhau và bênh nhau. Cho nên nó không có công
tâm, không có pháp luật.
Hiện
nay nó xử ông Đinh La Thăng, rồi sắp tới xử ông Trịnh Xuân Thanh và lần
lượt sẽ xử đến ông Nguyễn Văn Bình và đến một số tay chân khác của ông
Dũng. Nhưng cuối cùng sẽ đi đến trả thù cho ông Dũng. Bởi vì chống tham
nhũng này của ông Trọng là oán thù các phe cánh với nhau mà kẻ thù số 1
của ông Trọng là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện
phe phái mà ông Bùi Tín đề cập được cho là xung đột kéo dài từ lâu giữa
một bên là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, với bên kia là những
viên chức cao cấp của chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau
Đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết
quyền lực chính trị. Sau đó người ta thấy một loạt các quan chức được
ông bổ nhiệm bị kỷ luật, thậm chí có người đã về hưu cũng bị cách chức
như ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Và đến cuối năm
2017, đến lượt ông Đinh La Thăng, người được thăng tiến nhanh chóng dưới
thời Thủ tướng Dũng.
Còn dưới con mắt của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì năm 2018 sẽ là một năm chiến dịch chống tham nhũng sẽ bùng nổ lên cao trào:
Năm
2018 được khởi nguồn từ cuối năm 2017 và bây giờ có nhắm mắt cùng có
thể nói là năm 2018 sẽ là một năm máu lửa và xung đột nội bộ ghê gớm.
Một năm mà chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đẩy lên
một mức độ khốc liệt và sẽ nhận những phản ứng khốc liệt từ những đối
thủ chính trị của ông Trọng và những quan chức tham nhũng.
Nói
chung, nguyên năm 2018 có thể nói tình hình chính trường ở Việt Nam sẽ
không bình yên một chút nào và mặt biển luôn xuất hiện những cơn sóng
lừng và thậm chí là sóng thần từ đầu đến cuối năm.
Cựu
Đại tá Bùi Tín lại ví von chiến dịch chống tham nhũng này như một con
thần mã của ông Tổng bí thư. Ông e ngại rằng không biết con thần mã này
có thể đưa ông Trọng tới cửa nhà ông Nguyễn Tấn Dũng hay không. Hay ông
Trọng sẽ ngã khỏi lưng con ngựa do chính ông tạo ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét