Đi biểu tình sẽ được tiền'; '300 ngàn đồng là lòng yêu nước'; 'người biểu tình nhận tiền của tổ chức phản động',... Đây là những lý lẽ được các cá nhân hoặc tổ chức thuộc nhóm 'Tác chiến điện tử/ Chống phản động' dựng lên, sau khi hàng ngàn người đã đổ xuống đường phản đối Luật đặc khu và Luật an ninh mạng.
Và sau đó, người ta nhận thấy giá 300 ngàn đồng cũng xuất hiện trên báo chí chính thống vào năm 2014, sau cuộc biểu tình chống HD-891. Và bài viết này xuất hiện, không phải nhằm bênh vực bạo lực trong biểu tình ở Phan Rí, mà muốn chính quyền lẫn người đọc hãy tôn trọng tổng thể câu chuyện biểu tình ngày 10.06 - 11.06.
Đầu tiên, không phải tất cả người dân khi xuống đường đều vì bị kích động và vì tiền. Sở dĩ phải nhấn mạnh như vậy, vì có một thiểu số rất nhỏ một số đối tượng có thể lạm dụng đợt xuống đường này để 'thỏa mãn cảm xúc cá nhân' bằng cách rủ rê người khác đập phá bằng 1 chầu nhậu. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không thể quy nó trở thành bản chất của cuộc xuống đường ngày 10.06 - 11.06 được, và nếu ai đó muốn quy chụp một cách thô thiển như vậy thì hãy chứng minh nguồn tiền phát ra và nguồn nhận để đi biểu tình cho đại bộ phận người xuống đường hôm đó.
Và sau đó, người ta nhận thấy giá 300 ngàn đồng cũng xuất hiện trên báo chí chính thống vào năm 2014, sau cuộc biểu tình chống HD-891. Và bài viết này xuất hiện, không phải nhằm bênh vực bạo lực trong biểu tình ở Phan Rí, mà muốn chính quyền lẫn người đọc hãy tôn trọng tổng thể câu chuyện biểu tình ngày 10.06 - 11.06.
Đầu tiên, không phải tất cả người dân khi xuống đường đều vì bị kích động và vì tiền. Sở dĩ phải nhấn mạnh như vậy, vì có một thiểu số rất nhỏ một số đối tượng có thể lạm dụng đợt xuống đường này để 'thỏa mãn cảm xúc cá nhân' bằng cách rủ rê người khác đập phá bằng 1 chầu nhậu. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không thể quy nó trở thành bản chất của cuộc xuống đường ngày 10.06 - 11.06 được, và nếu ai đó muốn quy chụp một cách thô thiển như vậy thì hãy chứng minh nguồn tiền phát ra và nguồn nhận để đi biểu tình cho đại bộ phận người xuống đường hôm đó.
Bao nhiêu năm trôi qua, giá 'thuê' quyền biểu tình vẫn không đổi. |
Nếu đáp lại bằng sự im lặng hay thậm chí chuyển sang công kích cá nhân, lái sang vấn đề khác thì đó chỉ biểu hiện cho sự 'vu khống' và 'xúc phạm nhân phẩm, danh dự' người khác , và nó luôn là phương cách đối phó với quyền của công dân của một bộ phận không nhỏ lực lượng an ninh lẫn những cảm tình viên, thành viên 'tác chiến điện tử chống phản động'. Sự thô bỉ này càng làm cho hình ảnh an ninh và các cá nhân tham gia 'chống phản động' trở nên xấu xí và lệch lạc trong mắt không ít người dân.
Nhưng tại sao lại có hiện tượng trên? Đó là vì hệ thống tuyên giáo và cả hệ thống đào tạo lực lượng an ninh đưa 'quyền con người' trở thành một phạm trù xấu xí và cực đoan.
Từ Quốc Hội, khi các vị 'dân biểu Nhân dân' tìm mọi cách treo Luật biểu tình, Luật về Hội cho đến cách báo chí đưa tin về cuộc biểu tình ngày 10.06 với tiêu đề có phần gượng ép: Tụ tập đông người. Thậm chí một số trang báo còn khai thác theo hướng, 'tụ tập đông người' gây tắc nghẽn giao thông.
Trong khi đó, về phía chính quyền, nhất là lực lượng công an mới đây quy chụp người biểu tình là phản động, mặc dù quyền biểu tình là hợp hiến. Ông Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP khẳng định với VietNamNet chiều 11.06 rằng, có các thành phần, tổ chức phản động đứng phía sau xúi giục, kích động người dân xuống đường tụ tập.
Hóa ra trong mắt chính quyền Tp. HCM và lực lượng Công an Tp. HCM thì biểu tình vốn dĩ quy định bởi Hiến pháp lại là chiêu trò của bọn phản động. Vậy nếu hiểu theo cách suy diễn này, thì tự do hội họp ghi trong Hiến pháp cũng là của bọn phản động đứng sau.
Giá như ông gắn thêm chữ 'cực đoan, bạo lực' vào thì vế khẳng định nêu trên sẽ được rất nhiều người ủng hộ. Bởi vì sao, bởi đơn giản trong 1.000 người xuống đường, vì không có Luật biểu tình điều chỉnh, nên năm 950 ôn hòa, mà chỉ có 50 người 'lợi dụng' để thỏa mãn mục đích cá nhân thì liệu có công bằng không khi quy chụp vào tất cả là 'kích động biểu tình, chống phá nhà nước'?
Giá như ông gắn thêm chữ 'cực đoan, bạo lực' vào thì vế khẳng định nêu trên sẽ được rất nhiều người ủng hộ. Bởi vì sao, bởi đơn giản trong 1.000 người xuống đường, vì không có Luật biểu tình điều chỉnh, nên năm 950 ôn hòa, mà chỉ có 50 người 'lợi dụng' để thỏa mãn mục đích cá nhân thì liệu có công bằng không khi quy chụp vào tất cả là 'kích động biểu tình, chống phá nhà nước'?
Thứ hai, biểu tình chính là quyền của tất cả mọi người dân. Thực ra, những người biểu tình hôm nay chính là những người gắn bó với quan điểm dân quyền nhất của ông Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà mọi công nhân, viên chức, công chức nhà nước phải 'học tập'. Đó là gì, là 'nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ', và chính thời còn trai trẻ, khi đang học tại trường Quốc học Huế (1908), Hồ Chí Minh (lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành) cũng đã tham gia đoàn người biểu tình, kéo xuống tòa Khâm (Huế) cùng với nông dân 6 huyện đòi giảm sưu thuế.
Và giờ đây, trong mắt những người tự xưng là 'con cháu Cụ Hồ' lại áp đặt lối nghĩ: biểu tình là phản động, là bị kích động. Rõ ràng, đấu tranh đòi dân chủ, cơm áo, hòa bình không phải là tự người dân nghĩ ra và thực hành trong ngày hôm nay; mà chính những đảng viên gộc của ĐCSVN đã từng thực hiện, và thực hiện rất nhiều lần trong quá khứ như thế. Tại sao năm xưa là 'đấu tranh', thì giờ đây coi đó là 'sự kích động'? Không lẽ, 100 năm qua, dân trí Việt nam còn thua cả thời Pháp thuộc, để rồi còn bị giật dây dễ hơn cả thời ĐCSVN còn là tổ chức Hội?
Thứ ba, chính quyền nên 'ôn cố tri tân' (học tập cái xưa để suy về cái hiện tại), bởi sự phản ứng và lên án những chủ trương, chính sách bóc lột đối với chính quyền thực dân xưa của chính ĐCSVN nay trở thành những phản ánh chân thực nhất về chế độ hiện tại. Ngay cả quan điểm, biểu tình phản đối bọn bán nước và cướp nước, đó cũng là quan điểm rất phản động của lãnh tụ xưa kia và giờ đây hiện hữu thời hiện tại.
Nghĩa là đã xuất hiện yếu tố bán nước, cướp nước? Ai? Là nhân dân?
Có lẽ không! Vậy là ai? Là ai?
Chỉ biết chính quyền gọi dân và quyền dân là phản động, là 'ăn tiền' với đầy sự khinh miệt, hợm hĩnh, kiêu ngạo. Nhưng đúng là thời nào cũng vậy, nắm bạo lực trong tay thì kẻ cầm quyền chưa bao giờ thẩm thấu đúng cách cả, cho đến khi bị suy tàn!
'300 ngàn cho một lần biểu tình' giá thuê quyền... biểu tình không đổi sau 4 năm là một câu chuyện kỳ cục, hài hước, cay đắng trong thể chế đầy ngạo nghễ của biểu ngữ 'của dân, do dân, vì dân'.
'300 ngàn cho một lần biểu tình' giá thuê quyền... biểu tình không đổi sau 4 năm là một câu chuyện kỳ cục, hài hước, cay đắng trong thể chế đầy ngạo nghễ của biểu ngữ 'của dân, do dân, vì dân'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét