Phải sau 3 tháng, ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng mới lên tiếng nhấn mạnh “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và kiềm chế xung đột” tại Biển Đông.
Trong một video được ghi nhận gần đây cho thấy, chân trái của ông Trọng có vấn đề, dường như là di chứng để lại sau biến cố tại Kiên Giang.
Sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng, dù được bảo bọc bởi Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, tuy nhiên, vẫn tiếp tục bị bào mòn bởi khối lượng công việc lớn trong đảng. Từ câu chuyện chủ quyền Biển Đông, đến sắp xếp nhân sự trong kỳ Đại hội tới.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang rơi vào trạng thái “Burnout”, sức tàn lực kiệt ở ngay trong bộ máy chính trị VIệt Nam. Mặc dù cũng cần ghi nhận nỗ lực của ông trong đưa các “quan tham” ra ánh sáng, và chấn chỉnh lại kỷ luật trong Đảng.
Thế nhưng “Burnout” ở ông Trọng không chỉ đến từ sức khỏe, mà cả trong cải tổ bộ máy đảng và nhà nước. Khả năng quyền lực của ông Trọng đang bị thách thức bởi khối lượng công việc ngày càng nhiều, mà nếu ông không trực tiếp đứng ra chỉ đạo thì nó sẽ vẫn là đống hồ sơ tồn đọng.
“Gánh nặng” đó có thể được hiểu nhiều ở góc độ cơ chế không tự nó giải quyết được, mà phải dựa vào quyền lực cá nhân của một người. Và khi một người bị suy giảm quyền lực, thì các vấn đề thuộc cơ chế lại tiếp tục nảy sinh.
Việt Nam có thể tự hào “lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp có bộ trưởng khai nhận hối lộ”, nhưng đề cập chính xác phải là “lần đầu tiên bộ trưởng buộc khai nhận hối lộ”. Và còn đó nhiều những đảng viên trung và cao cấp khác vẫn chưa bị lộ, bởi sự nép kín trong bức màn chính trị.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đánh giá là “có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác” liên quan đến phần thoái vốn trái quy định tại cảng Quy nhơn, cảng Quảng ninh, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, gián tiếp gây thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam,.. Thế nhưng kết cục vẫn nhận được kỷ luật cảnh cáo về mặt hành chính.
Tại Malaysia, vị Thủ tướng Mahathir Mohamad (93 tuổi) đã đưa cựu Thủ tướng trước đó, ông Najib Razak ra tòa vì liên quan đến tham nhũng, và đang tiếp tục nỗ lực thu hồi tài sản tham nhũng lên đến 100 triệu USD.
Ông Nguyễn Phú Trọng có thể khỏe hơn về cách xử lý và đấu tranh với những người từng là “đồng chí” của mình nếu như có một cơ chế có thể lôi bất kỳ ai, ở địa vị nào ra khỏi sàn đấu chính trị và đối diện trước pháp luật. Nơi mà luật nhà nước là trên hết, cao nhất và quyền lực nhất.
Thế nhưng, câu chuyện ở Việt Nam vẫn là “kỷ luật đảng, áp hình sự”. Khi “kỷ luật đảng” chưa đến mức buộc khai trừ, thì câu chuyện đối diện với hình sự ở các cá nhân là đảng viên là rất hiếm hoi.
Cũng giống như vấn đề Biển Đông, xử lý tranh chấp Biển Đông vẫn dựa trên tinh thần “hòa hiếu” giữa “hai Đảng và hai Nhà nước”. Và thậm chí, yếu tố “đảng” còn được diễn giải như là cách thức của xử lý, trong đó “không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng”. Thế nhưng, dù cố gắng điều hòa tinh thần thuận hảo của hai Đảng, thì Trung Quốc vẫn cứ làm càn, và vai trò Chủ tịch nước đã bị lu mờ trước Tổng Bí thư, để mãi sau 3 tháng thì ông Nguyễn Phú Trọng mới “thực sự lên tiếng”. Trong khi, chủ quyền quốc gia đang bị xâm hại từng ngày, từng giờ.
Lên tiếng nhỏ giọt về tình hình Biển Đông, hay các đối tượng tham ô có liên quan đến ngân sách quốc gia đang “ngã giá” trong quá trình chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng (điển hình là hiện tượng Phạm Nhật Vũ) đã trở thành một trong những điển hình trong mớ bòng bong mà ông Nguyễn Phú Trọng, với sức tàn, lực kiệt, mắt mờ và chân tay run lẩy bẩy phải gỡ rối.
Nhưng thời gian của ông không đủ để gỡ rối của một hệ thống khổng lồ đó, quyền lực cá nhân chỉ giải quyết cái hiện tượng chứ không phải bản chất. Thế nên cách thức đó đã đem lại cho ông Nguyễn Phú Trọng một giải pháp tạm thời và một kết quả tạm thời.
Và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ như thế nào nếu không tuân theo luật do chính ông đề ra? Khi vào đầu năm 2018, dưới sự lãnh đạo của ông, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 90 quy định các quan chức chính trị cao cấp phải vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe để tiếp tục tại chức.
Hiện tại, ông Nguyễn Phú Trọng sức khỏe sa sút, đến mức việc tiếp đón các sứ đoàn cũng là một khó khăn.
Đảng của ông Trọng đang cải thiện, nhưng không nghĩa điều này sẽ kéo dài, và nếu không hiểu được nguyên lý “bản chất – hiện tượng” thì cách ông Trọng phải trả giá bằng sức khỏe của mình cũng chỉ là “Dã Tràng xe cát biển Đông/ Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”.
Điều quan trọng, Việt Nam đang trải qua những thay đổi kinh tế xã hội quan trọng. Cần một sự đổi mới chính trị rõ ràng, hơn là một ông già đang loay hoay trong “căn bệnh Burnout”, một căn bệnh mà chính ông và cơ chế ông đang tìm cách cải tổ mắc phải.
Tương lai của Việt Nam có thể tiếp tục tụt hậu so với Malaysia nếu như không thay đổi cơ chế chính trị, giống như sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng so với Thủ tướng Mahathir Mohamad, mặc dù ông Trọng kém tuổi hơn rất nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét