Tôi xác nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời đúng khi chỉ trích Trường Đại học Kinh Công quanh co đổ lỗi cho Bộ. Sự thật, Bộ không quản giáo trình đại học, cả giáo trình tự biên lẫn nhập ngoại mà giao cho trường đại học tự quản.
Có chăng là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu trên báo chí về việc khuyến khích nhập ngoại giáo trình để ngăn chặn học sinh du học. Nhưng đó chỉ là nổi hứng nhất thời.
Trách nhiệm chính trong vụ giáo trình lưỡi bò, theo luật, hiển nhiên thuộc về Trường Đại học Kinh Công. Nhưng Bộ quy cho Hội đồng Khoa học và đào tạo cũng không đúng. Bởi vì, với tư cách là thành viên trong Hội đồng Khoa học và đào tạo của trường tôi, thú thật, tôi chỉ ngồi mấy cái cuộc họp thảo luận và biểu quyết về chương trình đào tạo, còn nội dung giáo trình mang mặt ngắn mặt dài thế nào, các thành viên trong hội đồng không thể biết. Mà Luật hay Điều lệ trường đại học cũng không quy định Hội đồng Khoa học và đào tạo kiểm soát nội dung giáo trình. Nội dung giáo trình do một Hội đồng chuyên môn được Hiệu trưởng lập ra thẩm định và thuộc về Khoa và Bộ môn quản chứ không phải do Hội đồng Khoa học và đào tạo nhà trường.
Không quanh co đổ lỗi được cho Bộ, lãnh đạo Trường Đại học Kinh Công cuối cùng quy trách nhiệm cho Khoa và Bộ môn. Hoàn toàn đúng!
Điều đó chứng tỏ Khoa và Bộ môn ở trường đại học hiện nay chỉ quản lý hành chính (phân công giờ dạy và làm phong trào) chứ không quản hoặc không biết gì về chuyên môn của các giảng viên. Và điều đó cũng chứng tỏ giảng viên thuộc loại không biết gì mà vẫn đứng trên bục giảng.
Tôi gọi giảng viên Trường Đại học Kinh Công, và không chỉ Trường Đại học Kinh Công, bị câm, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Một là bị câm do bị điếc bẩm sinh. Các giảng viên này không nghe thông tin gì về tình hình nhạy cảm ở Biển Đông, nên không quan tâm đến cái lưỡi bò to đùng đó. Bây giờ thì biện luận rằng, do sách in nhỏ quá, mờ quá nên không thấy?
Hai là bị câm, bị điếc dẫn đến bị mù chữ, mù ký hiệu, dù ký hiệu đơn giản là cái lưỡi bò. Tôi không ngạc nhiên về nhiều kẻ mù chữ mà lại làm giảng viên đại học. Tôi từng quan sát một lớp dạy ngoại ngữ, giảng viên câm và mù thật sự. Họ dùng máy phát máy chiếu cả buổi mà không viết hay phát âm chữ nào. Sinh viên chỉ có nghe máy phát và viết theo máy. Tệ vậy đó!
Cho nên mới có hiện tượng sách giáo trình đã dùng mấy năm rồi mà vẫn không phát hiện có gì trong đó. Đến lúc sinh viên phát hiện ra thì mới… vỡ òa!
Một giáo trình phản quốc nhưng chẳng ai quan tâm thì dạy dỗ cái gì? Dạy tiếng Trung để bán nước cho Trung à?
Điều giảng viên không quan tâm cái đường lưỡi bò gặm giang sơn đất nước mình, chứng tỏ họ chỉ quan tâm đến nồi cơm của họ thôi. Khi mất nước, họ sẽ ôm xoong mà chạy?
Tôi cay đắng nghĩ đến những đại sự khác của quốc gia dân tộc. Giảng viên là thành phần tệ hại nhất, vì họ chỉ biết nồi cơm của họ. Loại này khi nhìn thấy lợi trước mắt là cũng lè lưỡi ra liếm bất luận là cái lợi đó làm hại đến quốc gia, dân tộc. Nhiều giảng viên dùng cái lưỡi bò của mình liếm đến đáy quần của người học nên cần gì quan tâm đến cái lưỡi bò của giặc đang liếm giang sơn đất nước?
Có khi nào sau khi đọc bài này, nhóm giảng viên Trường Đại học Kinh Công lại đổ lỗi trực tiếp cho anh Nhạ, vì do Bộ trưởng khuyến khích nhập ngoại giáo trình mà chúng tôi thì chữ Nhất bẻ làm đôi cũng không biết nên không thể phát hiện ra cái gì trong giáo trình đó?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét