Người dân tại Việt Nam tối tăm, nghèo đói trong chế độ cộng sản khiến nhiều nhà văn, nhà thư cũng phải chửi thề. (Hình minh họa: Getty Images)
Văng tục là bật, phát ra những lời tục tĩu một cách bừa bãi, lộ liễu đến mức trắng trợn, thô lỗ, trái với những gì mà xã hội coi là lịch sự, thanh nhã. Như vậy trong văn chương, thơ phú chúng ta có chấp nhận những lời lẽ “thô tục” không?
Cảm nhận bởi các sự việc xẩy ra thô bạo, gian ác, cay đắng, gây phẫn nộ không phải riêng cho cá nhân người viết là làm ảnh hưởng đến quần chúng và dân tộc, nên các tác giả đôi khi không đè nén được sự tức giận, phải thốt lên thành lời, những lời thô lỗ, chua cay, có khi là tiếng chửi.
Trong lịch sử Việt Nam, từ khi chẳng may, có đảng Cộng Sản du nhập vào quốc gia này, tạo những nỗi thống khổ, bất công cho nhân dân, cũng là từ khi văn học của đất nước vang lên những tiếng chửi thề.
Chuyện học tập, phê bình, kiểm thảo, đả thông trong sinh hoạt quần chúng của chế độ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” đã bị Trần Dần chửi huỵch toẹt: “Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị ‘nắm tư tưởng.’ Nắm, nắm con c.”
Trần Dần còn e dè không viết tục nguyên chữ, nhưng từ đây về sau, các tác giả khác chửi thẳng, chửi thật.
Thời đảng chiếm miền Nam, hô hào “lao động là vinh quang,” không biết Nguyễn Đức Sơn chửi ai trong bài thơ “Cây Bông” sau đây.
“Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ.”
Ngày nay, ngay một người đang sống dưới chế độ Hà Nội, Thái Bá Tân, trước những bất công của nền tư pháp khốn nạn, cũng phải chửi thề “Địt Mẹ” không phải chỉ một lần mà nhiều trong bài “Địt Mẹ Tòa!”
“…Tướng Vĩnh và tướng Hóa
Bị tù chỉ bảy năm.
Thằng bé ăn trộm vịt
Cũng bị tù bảy năm.
Như thế là gì nhỉ?
Như thế là thằng tòa
Có phân biệt đối xử
Giữa quan và dân ta.
Tội hai tên tướng ấy
Đáng ngựa xéo voi dày.
Vậy sao, dân tự hỏi,
Tòa xử nhẹ thế này?
Tôi nghĩ, một, vì chúng
Có rất, rất nhiều tiền.
Hai, và điều quan trọng,
Chúng có thẻ đảng viên.
Tòa sợ chúng đốt thẻ,
Làm bẽ mặt đảng ta.
Vì thế mà xử nhẹ.
Xin lỗi, địt mẹ tòa!”
Hiền lành hết mực như nhà báo Tưởng Năng Tiến ở hải ngoại, nhân việc vợ chồng ông Trần Bê ở Khánh Hòa bị khởi tố, phê chuẩn bắt giam oan sai trong 37 năm mà không được bồi thường, chỉ có một lời xin lỗi của chính quyền, vì luật định đã “hết thời hiệu xem xét xin lỗi, cải chính công khai,” cũng đã hạ bút.
“Luật cái mả cha, định cái mả mẹ chúng mày gì mà đốn mạt đến thế? Cả một tập đoàn truyền thông cũng không đứa nào thử đặt ra một câu hỏi nhỏ: ‘Hai nạn nhân khốn khổ, khốn nạn của cái ngành tư pháp này sẽ sinh sống cách nào cho hết quãng đời (tàn) còn lại?’ Bán vé số hay đi ăn mày?”
Nhà thơ Trạch Gầm ở hải ngoại có một bài thơ rất nổi tiếng là bài “Cho Tao Chửi Mầy Một Tiếng,” đã văng tục hai tiếng “đụ má”vào thẳng mặt bọn lãnh đạo Việt Cộng trong nước khi đất đai tổ tiên để lại bị cắt dâng cho ngoại bang.
“Đụ má, cho tao chửi mày một tiếng
Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng của Mầy, chết mẹ… đảng tào lao.”
Đến khi ngòi bút vào tay ký giả Bùi Bảo Trúc thì sự phẫn nộ đã lên cao điểm. Tuy vốn là người chữ nghĩa, học thức nhưng không phải vậy mà Bùi Bảo Trúc tránh dùng những chữ mà người đọc có thể nhăn mặt, điều đó không thấy trong những cuốn sách “Thư Gửi Bạn Ta” cách đây hơn hai chục năm, do nhà xuất bản Văn Nghệ của ông Võ Thắng Tiết xuất bản. Tôi cho đó là một điều dồn nén gây ra phẫn uất cho tác giả càng ngày càng nhiều, mà chỉ viết ra hay nói ra mới giải tỏa được sự bực tức, ấm ức mà thôi.
Khi nghe tin nhà cầm quyền VC đã vói tay qua đảo Galang và tìm mọi cách để nhà cầm quyền của đảo này phải phá bỏ tấm bảng tưởng niệm thuyền nhân, Bùi Bảo Trúc bèn viết ngay bài “Thư Gửi Bọn Chó Đẻ Việt Cộng.”
– “Tao không thể dùng bất cứ một từ ngữ nào khác hơn để gọi chúng mày. Bởi vì chúng mày chính là một bọn chó đẻ đàn em chó đẻ Hồ Chó Minh!”
– “Tao mong sao chúng mày chết đi sớm chừng nào may chừng ấy cho dân tộc Việt Nam. Chừng đó, tao bảo đảm mồ mả chúng mày sẽ không bao giờ được để cho nguyên vẹn, kể cả cái xác thối của thằng đại lưu manh chó đẻ Hồ Chó Minh ở Ba Đình đang làm bẩn cái tên lịch sử Cần Vương quá đẹp của Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng này. Nếu có phải nói thêm điều gì về cách xưng hô này thì chắc phải là đôi ba lời xin lỗi mấy con chó vì cách gọi đó đã cho chúng mày được làm con những con chó ấy.”
– “Tổ cha thằng khủng bố khốn nạn này!”
– “Vì vậy, trò chửi thề, ăn nói thô tục sẽ không bao giờ hết nơi người Hà Nội khi vẫn còn bọn đười ươi, những thứ như Phan Văn Khải và những con tương cận còn ngồi một đống ở Hà Nội. (Hà Nội…chửi!)
– “Khốn nạn cho biển cả của ngư ông. Tiên sư cha bọn hến!”
– “Dùng để phô cái ngu và cái dốt ra là như thế! Đáng đời dốt nát của các con!”
– “Tiên phải học lấy tất cả những trò mất dậy và khốn bạn nhất. Và hậu học cái… củ gì thì có gì quan trọng đâu!”
… “trường hợp cả hai người đàn ông thích ăn cứt này. Ai bảo dại thì cho chúng chết đáng đời!”
Về câu nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” của Lê Duẫn, Bùi Bảo Trúc nói.
“Rõ ràng đó là một câu nói quan trọng nhất trong sự nghiệp của Lê Duẩn cần được ghi nhớ. Cần được ghi nhớ mới được ghi khắc ngay trên cổng vào đền thờ của nó. (Cầm Cặc Chó Đái) Đọc xong câu nói ô nhục của thằng khốn nạn thì chỉ muốn chửi cha tiên nhân bố cả cái bọn chuyên cầm cặc cho chó đái!”
– “Chứ dịch đúng theo ngôn ngữ của những người Cộng Sản Việt Nam thì phải dịch là cái lăng Hồ Chí Minh hệt như cái “nhà ỉa công cộng” kiểu kiến trúc La Hy thì mới đúng.”
– “Bác nói rằng không gì quí hơn là độc lập và tự do. Thế nhưng độc lập thì không có. Tập Cận Bình nắm cả nước trong tay nó rồi chỉ còn hy vọng còn chút tự do cho đúng với lời bác dậy, thì trung tá công an Vũ Văn Hiển đem cái món đó dìm xuống ngang hàng với cái bộ phận ở dưới thắt lưng của nó:“Tự do cái con cặc.” (Tự Do cái Con Cặc!)
Nhất là đối với chế độ và bọn lãnh đạo đang cai trị tại quê nhà Việt Nam, Bùi Bảo Trúc chửi không tiếc lời bằng những ngôn ngữ thậm tệ.
– “Hồ Chí Minh: Bác sống chỉ làm bẩn đất nước mà thôi! Nên bác chết mừng là phải!”
– “Phan Văn Khải: Bọn đười ươi!”
– “Nguyễn Tấn Dũng: Thằng chích đít!”
-“Nguyễn Xuân Phúc: Bố khỉ! Nó là thằng đã ngu lại dốt!”
và thằng Tầu Chu Xuân Phàm: “Thằng cắc ké!”
Tác giả những câu thơ mượt mà “Hãy tưởng tượng trở về nơi hẹn cũ- Thăm hàng sao và bể nước đầy mây- Trên ghế đá vọng âm lời tình tự- Nét chữ mờ quấn quýt vẫn còn đây!” lại có thể nộ khí xung thiên như thế sao?
Trong bài tựa sách Sử ký, Tư Mã Thiên đã đưa ra thuyết “Phát phẫn trứ thư” (uất ức mà viết thành sách). Văn chương được sáng tác từ sự phẫn uất của người nghệ sĩ. Đây không còn là những điều uất ức của nhà văn, là câu chuyện sáng tác riêng tư nữa, mà là sự biểu lộ sự bất bình chung của nhà văn đối với thực tại. Điều này thể hiện một bước tiến trong quan niệm sáng tác nếu so với quan niệm truyền thống của nhà nho ngày trước.
BS.Trần Xuân Dũng trong tác phẩm “Sống Chẳng Còn Quê” xuất bản ở Úc đã viết:”Lúc nào tôi cũng khắc khoải về nước Việt Nam đã mất!”
Ông bỏ nước ra đi vì chế độ Cộng Sản và cho rằng Cộng Sản là những “những kẻ trời không dung, đất không tha,” vậy thì những lời văng tục, bất bình dành cho những loại người ấy đã xứng đáng chưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét