Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

15302 - Thành Long tới Việt Nam: Một điểm nhìn tham chiếu cho những người nói rằng tổ chức của họ phi chính trị

Sáng ngày 12 tháng 12 năm 1937, lạnh lẽo bao trùm thành phố Nam Kinh, thủ đô mới của Trung Quốc. Binh lính Trung Quốc, yếu ớt và mất tinh thần, theo dõi cảnh binh lính của Đế quốc Nhật Bản đưa những khẩu pháo hạng nặng vào vị trí để tấn công thành phố. Quân Nhật, được pháo binh hạng nặng và máy bay ném bom hỗ trợ, tấn công từ ba hướng.

Một số quân nhân Trung Quốc vứt vũ khí và bỏ chạy, một số người khác cởi bỏ quân phục và tìm cách lẩn vào đám đông thường dân, trong khi những người khác ở bên ngoài thành phố vẫn quyết tâm chiến đấu.
Ngày hôm sau, quân đội Nhật Bản tràn vào Nam Kinh; địa ngục trần gian xuất hiện trong thành phố này.
Những người lính Trung Quốc giơ tay và quỳ gối đầu hàng bị hành quyết ngay lập tức. Nhiều người bị đâm chết hoặc chặt đầu. Phụ nữ và trẻ em gái từ sáu, bảy tuổi trở lên bị cưỡng hiếp. Ngày nào cũng có hàng ngàn ngươi bị hãm hiếp và hiếp dâm tập thể và thường bị giết ngay sau đó.
Các nhà báo, nhà truyền giáo và doanh nhân, còn ở lại thủ đô của Trung Quốc đã chứng kiến hàng ngàn vụ hãm hiếp, giết người, hành quyết, tra tấn và sỉ nhục. Những lá thư tố cáo mà họ gửi tới chính quyền Nhật Bản đã không có hồi âm.
Tháng 1 năm 1938, khoảng một tháng sau khi vụ tàn sát được phát động, quân đội Nhật Bản đã cố tình giết chết 300.000 người không phải là binh lính và đã mất tinh thần.
Người Trung Quốc ngày nay không bao giờ quên những từ như “Thảm sát” hoặc “Hiếp dâm ở Nam Kinh”. Sự kiện các quan chức Nhật Bản tới thăm Đền Yasukuni nhằm tôn vinh những người chết trong chiến tranh làm cho người Trung Quốc – những người bị buộc phải nhớ những sự kiện khủng khiếp đó – tức giận.
Những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cần phải tìm hiểu các sự kiện và xu hướng của quá khứ. Các lý thuyết gia công nhận rằng hoàn cảnh lịch sử định hình các khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực này – đấy là những khái niệm như nhà nước, quốc gia, chủ quyền, quyền lực và cân bằng quyền lực.
Ví dụ, nếu không hiểu cách thức người dân các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ghi nhớ các sự kiện thời Thế chiến II thì khó mà hiểu được nền chính trị hiện nay của những nước này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét