Trong quá trình thực hiện chiến lược gây mâu thuẫn chia rẽ nội
bộ phong trào dân chủ, bằng việc gây hỗn loạn về nhận thức và quan điểm, an
ninh Việt Nam đã chỉ đạo dư luận viên trá hình và dân chủ cuội sử dụng hai chiến
thuật song song.
- Bảo vệ các quan điểm đúng một cách lý thuyết, chung chung
không gắn với thực tế ở Việt Nam và nhất là không gắn với cuộc đấu tranh mà
phong trào dân chủ đang theo đuổi. Có rất nhiều quan điểm cho vấn đề này, ví dụ:
phê phán và lên án tất cả những cái sai, bất kể là sai như thế nào, bất kể là
ai sai. Cộng sản sai cũng phê phán, dân chủ sai cũng phê phán. Chống độc tài
nói chung chứ không chỉ chống độc tài cộng sản, cần bạch hóa tất cả để chứng tỏ
người đấu tranh và phong trào là minh bạch, trong sáng. Những vấn đề này, mới
nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng trong môi trường của Việt Nam, và gắn với cuộc
đấu tranh với đối tượng độc tài toàn trị là vô cùng tai hại và nguy hiểm.
- Không cần có chiến tuyến, không cần bảo vệ nhau giữa những người cùng trong phong trào, thậm chí cùng hội nhóm. Chỉ có đúng và sai (lý thuyết) chứ không cần gắn với môi trường và cuộc đấu tranh nào.
Với hai chiến thuật tinh vi và thâm độc này, an ninh Việt
nam đã không ít lần gây sóng gió và gây mâu thuẫn, chia rẽ trầm trọng trong
phong trào dân chủ. Có một điều cần nhấn mạnh, không chỉ môt số kẻ dư luận viên
trá hình, dân chủ cuội mà còn không ít những người đấu tranh dân chủ thực sự,
do nhận thức chưa tới, nhưng lại có cá tính mạnh tham gia vào các cuộc tranh luận,
tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình vô tình gây ra tình trạng chia rẽ, mâu
thuẫn. Mặt khác, chúng ta không thể biết được ai, kẻ nào là dư luận viên trá
hình, dân chủ cuội đã và đang thực hiện việc gây mâu thuẫn, chia rẽ này. Nhưng
chúng ta biết một điều, những mâu thuẫn và chia rẽ trầm trọng về mặt nhận thức,
quan điểm chắc chắn có bàn tay an ninh đạo diễn.
4/ Một số vấn đề cần quán triệt
Trước âm mưu và thủ đoạn của thế lực cầm quyền, những người
đấu tranh dân chủ, phong trào dân chủ cần làm gì để hóa giải hay hạn chế hậu quả
của chiến lược thâm độc này? Chúng ta cần quán triệt một số vấn đề về nhận thức
và tư tưởng sau.
a/ Ý thức về vấn đề chiến tuyến
Đây là vấn đề quan trọng nhất để hóa giải chiến lược gây mâu
thuẫn, chia rẽ nói chung cũng như trong lĩnh vực nhận thức, quan điểm nói
riêng. Khi người đấu tranh có ý thức về vấn đề chiến tuyến, ý thức được môi trường
và cuộc đấu tranh mà chúng ta đang tham gia, thì tự khắc sẽ có những ứng xử và
hành động phù hợp. Chúng ta sẽ không làm phức tạp thêm tình hình cũng như không
rơi vào bẫy gây mâu thuẫn, chia rẽ của thế lực cầm quyền. Ý thức được chiến tuyến,
có nghĩa là chúng ta ý thức được chúng ta là anh em, có cùng mục đích, lý tưởng
đấu tranh cho một xã hội tự do - dân chủ. Ý thức về chiến tuyến sẽ có những tác
động tới các khía cạnh tâm lý sau.
- Trao đổi, tranh luận quan điểm, nhận thức trên tinh thần
tương kính. Đây là yêu cầu, cũng là tiền đề để xây dựng văn hóa tranh luận mà
chúng ta chưa có. Khi tranh luận có sự tương kính, có văn hóa thì rất hiếm khi
xảy ra mâu thuẫn, chia rẽ. Nếu xác định chúng ta cùng một chiến tuyến, là anh
em thì trước sau gì cũng sẽ có sự tương kính, đạt được sự tương kính.
- Xác định là anh em cùng chiến tuyến, chúng ta còn có sự
nhường nhịn, hạn chế được tính hiếu thắng trong tranh luận của mỗi người. Khi
đã có sự nhường nhịn lẫn nhau, các cuộc tranh luận sẽ không thể đi tới sự chia
rẽ và mâu thuẫn mà đối phương mong đợi.
- Ứng xử cao nhất trong tinh thần anh em cùng chiến tuyến,
đó là việc bảo vê lẫn nhau trước sự tấn công của đối phương về nhận thức và
quan điểm. Nếu không hoặc chưa xác định là anh em, có khi chúng ta cũng ngại
tham gia vào các cuộc tranh luận rất lung tung hiện nay. Nhưng khi xác định là
anh em, chúng ta sẵn sàng bảo vệ những người đồng đội của mình, tất nhiên là bằng
những lập luận và nhận thức đúng.
b/ Trang bị nhận thức đúng về những vấn đề phức tạp, dễ gây
tranh cãi
Như phần trên có đề cập, khi muốn gây sự hỗn loạn trong nhận
thức, quan điểm thì thế lực cầm quyền luôn nhắm tới những “điểm mờ” trong nhận
thức. Đó là những vấn đề mới nghe qua thì đúng, hợp lý trên khía cạnh lý thuyết,
không đặt trong bối cảnh cụ thể nào. Hoặc đánh đồng bối cảnh của Việt nam với
các nước khác, khi mà những nước đó đã có những quyền tự do cơ bản cũng như tự
do dân sự. Trong khi người dân Việt Nam chưa hề có các quyền con người và đang
đấu tranh để có được các quyền đó, bằng cách tác động để thay đổi chế độ độc
tài toàn trị hiện hành. Về cơ bản, an ninh Việt Nam chỉ đạo đội quân nằm vùng tấn
công vào các vấn đề sau đây, để làm rối loạn nhận thức và gây chia rẽ trong
phong trào dân chủ.
Thứ nhất, đánh đồng quan điểm làm chính trị và đấu tranh dân
chủ. Đây là lập luận rất thâm độc tung ra nhằm vào những người chưa hiểu rõ được,
chưa phân biệt được hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Làm chính trị là việc đấu
tranh nghị trường bằng các tổ chức chính trị, đảng phái nhằm giành quyền lãnh đạo,
quản lý đất nước và bảo vệ lợi ích nhóm. Làm chính trị chỉ có khi người dân,
nhân dân ở các quốc gia đã có các quyền con người và các quyền tự do dân sự.
Trong khi đó, đấu tranh dân chủ là việc tham gia đấu tranh để thay đổi chế độ
xã hội hiện hành, xây dựng thể chế dân chủ. Từ thể chế dân chủ, người dân mới
có các quyền cơ bản và quyền dân sự của mình. Chúng ta chưa có các quyền cơ bản
và quyền dân sự, chưa có các đảng phái, tổ chức chính trị đại diện cho mình thì
làm sao lại gọi chúng ta là làm chính trị được, chúng ta lấy gì để làm chính trị?...
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét