Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại kỳ họp. |
Trong
buổi làm việc với Hội đồng lý luận TW vào ngày 23/12, ông TBT Nguyễn
Phú Trọng cho rằng: Chần chừ, chậm trễ sẽ bỏ lỡ thời cơ, sẽ ngày càng
tụt hậu; song nóng vội, sao chép giản đơn kinh nghiệm nước ngoài, triển
khai ồ ạt theo kiểu phong trào mà không tính đến đầy đủ điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của đất nước cũng sẽ dẫn đến thất bại.
Cần
nhấn mạnh rằng, những quan điểm chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng trong
ngày 23/12 là những quan điểm mang tính tổng kết lại hơn là một sự chỉ
đạo mang tính mới mẻ, đột phá về mặt lý luận. Do đó, không có quá nhiều
điều để bàn, do ngôn ngữ chung chung. Mà bài viết chỉ bàn về mặt “tụt
hậu” và không còn thời gian để “tụt hậu thêm”.
Những
quan điểm của ông Tổng Bí thư cho rằng, không “nóng vội, sao chép giản
đơn kinh nghiệm nước ngoài” là đúng, vì không phải đến thời kỳ ông
Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền, áp dụng nguyên xi mô hình Chaebol Hàn
Quốc để làm nên những “quả đấm thép”, trong đó chưa thực sự loại bỏ
những quan hệ chính trị ràng buộc, dẫn đến những quả tàu đắm mang tên
Vinashine, mà ngay từ khi Nhà nước Việt Nam ghi nhận sự lãnh đạo của ĐCS
từ năm 1959 đến nay (qua bản Hiến pháp 1959), thì Việt Nam luôn là một
quốc gia sao chép mô hình nước ngoài một cách xơ cứng, xuất phát điểm từ
lý luận mang tính giáo điều. Từ những mô hình công nghiệp nặng đi lên
của Liên Xô với tham vọng biến nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước
có nền công nghiệp hiện đại của thập niên 60 (TK XX), đến phong trào
cách mạng công nghiệp 5 năm của các đời TBT từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn
Linh, mà quên mất Việt Nam hoàn toàn không có được điều kiện cơ sở mang
tính công nghiệp như Liên Xô thời kỳ đầu.
Và
đến nay, việc thay đổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
thành “cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” khi mà
10/15 tiêu chí hoàn toàn không đạt dược, trong đó có cả tỷ trọng công
nghiệp chế tạo, nông nghiệp trong GDP. Sự không đạt về mặt mục tiêu được
đề ra từ ĐH VII và liên tục được nhắc lại trong ĐH XII thực chất không
khác gì việc từng chuyển đổi mục tiêu từ ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng như một cơ sở nền tảng từ ĐH III (1960) trở thành “ưu tiến phát
tiển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ” trong ĐH IV (1976), và rồi chuyển thành “xây dựng
một số ngành công nghiệp nặng quan trọng” tại ĐH V (1982). Mãi đến năm
ĐH VI, mới bắt đầu xóa sổ công nghiệp nặng ra khỏi ưu tiên, nền tảng cơ
sở, và đưa “công nghiệp nặng” trở thành “công nghiệp hóa”.
Sở
dĩ phải thay đổi, không phải vì công nghiệp nặng không quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân (nó là sự tự chủ, là độc lập nền kinh tế), mà
chính vì cơ sở của nền kinh tế Việt Nam chưa cho phép làm được điều đó,
không có công nghệ, không có sự chuyển giao và giấc mơ công nghiệp đã
“chấm dứt”.
Thứ
hai, Việt Nam bỏ qua thời cơ vàng, không chỉ một, mà là nhiều lần. Từ
những năm 70 – 90 của TK XX, Việt Nam đã không làm chủ được nguồn dầu
khi giá dầu liên tục đạt đỉnh. Sự chuyển biến mạnh nền kinh tế từ năm
2000 - 2010, với thời cơ vàng “ngàn năm có một”, khi cơ cấu dân số Việt
Nam là “vàng”, cơ hội hội nhập liên tục được mở rộng với việc gia nhập
WTO trước cả Trung Quốc (cùng lúc đó là gia nhập và thực hiện tự do hóa
thương mại với AFTA, APEC); kết cấu hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát
triển mạnh về kinh tế - xã hội; Internet vào Việt Nam như luồng gió thổi
mạnh; hệ lao động khu vực dịch vụ chiếm gần 30% tổng số lao động; nhịp
độ tăng trưởng giá tị gia tăng khu vực công nghiệp ở ngưỡng 10%; tích
lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP – bội chi ngân sách, nợ nước ngoài,
lạm phát, cán cân thương mại được kiểm soát; tốc độ tăng trưởng giai
đoạn này với ngưỡng bình quân là 7% (có năm đạt 8% như năm 2006-2007).
Nhưng
cuối cùng, giai đoạn vàng son đó đã không được tận dụng, luồng gió
chính sách không được phát huy, luồng gió dân số vàng không được tận
dụng và hiện giờ, mọi thứ đã đảo ngược: dân số đang già đi; tính tích
lũy nền kinh tế giảm, bội chi, nợ công tăng,…
Vấn
đề mà Việt Nam đang gặp phải là nhà nước vẫn chưa ngã ngũ giữa chức
năng kinh tế và chức năng quản lý kinh tế. Giữa vấn đề gắn kết chính trị
vào trong nền kinh tế qua tính “định hướng thị trường xã hội chủ
nghĩa”, khiến đến hiện nay, sau rất nhiều lần vận động, Việt Nam vẫn
không được Mỹ và EU cấp quy chế là nền kinh tế thị trường.
Nếu
đặt vào cái gọi là cách mạng 4.0, thì những tư duy lý luận kiểu “định
hướng xã hội chủ nghĩa” thực chất không khác gì với việc thiết lập mục
tiêu tiến tới nền công nghiệp nặng vào năm 1960 là bao, bởi bản thân cả
hai đều không có cơ sở nào để có thể làm được mục tiêu đó, nó thoát ly
khỏi thực tế, nó đã không tính đến “điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất
nước”, và tất nhiên như ông Tổng Bí thư nói là “sẽ dẫn đến thất bại”.
Việt
Nam không còn quá nhiều thời gian để có thể thoát khỏi tụt hậu, khi mà
ông TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn mải mê với việc “nhấn mạnh” xây dựng chương
tình làm việc của năm 2018 và những năm tiếp theo trong đó “tiếp tục
đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản, từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ
thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta trong giai đoạn mới”.
Bởi
nói như trước đó, nó có đâu mà “đi lên”, cơ sở kinh tế đã thay đổi
chóng mặt, bắt buộc hình thái chính trị phải thay đổi theo để phát
triển. Ngay cả giới giai cấp công nhân mà lý luận Marx đề ra thì nay đã
phát triển đến mức mà Marx không hề nghĩ ra, đó là công nhân công nghệ
với những người tài xế Uber, Grab hay là những người đào Bitcoin (loại
tiền ảo mà Nhà nước Việt Nam đã ra quy định cấm). Tức bản thân ý thức và
hình thái kinh tế xã hội đã thay đổi, kinh tế phải đổi, buộc chính trị
phải thay đổi để đáp đáp ứng nhu cầu phát triển, điều này ông Nguyễn Phú
Trọng với vị trí là người xây dựng đảng phải hiểu hơn ai hết, nhưng cớ
sao ông vẫn cứ hãm sự phát triển của cả dân tộc vào trong cái Hội đồng
lý luận TW – một Hội đồng vốn sinh ra đã bị quản thúc bởi lý luận giáo
điều và xơ cứng rồi. Một Hội đồng lý luận làm sao có thể đưa ra lý luận
phát triển khi mà ngay cả thành tố của sự phát triển là Bitcoin đã bị
nhà nước cấm đoán, tương tự là hệ thị trường không phải mang tính định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đã
qua rồi cái thời dựa vào kinh nghiệm để phát triển hay mò mẫm để tiến
lên xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã quá lạc hậu và lạc hậu đến mức tụt hậu
trong thời gian qua, do đó, đổi mới lý luận là thoát ly hoàn toàn những
mộng tưởng về lý luận XHCN để trở về thực tế, đưa cải cách thể chế lên
hàng đầu trong vực dậy nền kinh tế - xã hội hiện nay.
Lý do: Việt Nam không còn thời gian để tụt hậu thêm. Bởi nếu không, cả dân tộc sẽ xuống hố cả nút (XHCN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét