Tóm tắt
- - Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tới Singapore cho cuộc gặp lịch sử.
- - Ông Trump mô tả cuộc họp này là "cơ hội duy nhất" cho hòa bình.
- - Mỹ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ kích hoạt quá trình ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân.
- - Từ đầu năm 2018, Bắc Hàn bắt đầu nỗ lực cải thiện quan hệ với Nam Hàn.
- - Kim Jong-un và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in hội đàm hôm 27/4 ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Tường thuật trực tiếp
Trước cuộc họp báo của ông Trump, các nhà báo được thưởng thức một video quảng cáo bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh mà ông Trump nói trước đó ông đã cho ông Kim xem.
"Tôi nghĩ là họ thấy thích thú bởi phim này. Tôi nghĩ phim được dựng rất hay. Tôi cho các vị xem vì đây là tương lai," ông Trump nói.
Trên nền nhạc hoành tráng, giọng thuyết minh đọc hùng hồn:
"Liệu người lãnh đạo này có đưa quốc gia của ông tiến lên...Liệu ông có bắt tay hòa bình và hưởng thịnh vượng như ông chưa bao giờ thấy?... Ông sẽ chọn con đường nào?
"Với các hình ảnh của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại cuộc gặp để tái dựng lịch sử, để tỏa sáng dưới ánh mặt trời. Một khoảng khắc, một sự lựa chọn. Tương lai vẫn còn chờ được viết."
BBC Monitoring
Các tổ chức của người đào tẩu Bắc Hàn thất vọng vì cuộc gặp thượng đỉnh đã không nói về nhân quyền.
Ông Kim Yong-hwa, người đứng đầu Tổ chức Quyền Người đào tẩu Tỵ nạn Bắc Hàn, nói rằng Tổng thống Trump đã "chính thức tán thành chế độ độc tài Bắc Hàn", hãng tin News1 của Hàn Quốc đưa tin.
Nhóm này nói thêm nhiệm kỳ của ông Trump và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sẽ kết thúc trong vài năm nữa nhưng nhiệm kỳ của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un "là mãi mãi". Ông Kim đơn giản là giành thêm thời gian để "tiếp tục chế độ độc tài", tổ chức này nói với News1.
Cũng ngày hôm nay, không xa Singapore, vụ xử hai nghi phạm Đoàn Thị Hương quốc tịch Việt Nam và Siti Aisyah quốc tịch Indonesia trong vụ anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un bị ám sát tiếp tục.
Ông Kim Jong-nam, người có thời điểm được đồn là lãnh đạo tiếp theo của Bắc Hàn, chết hồi tháng 02/2017 tại sân bay Singapore.
Hai người phụ nữ khẳng định họ vô tội và bị lừa tham gia vụ ám sát ông Kim Jong Nam khi nghĩ rằng đang tham gia một chương trình truyền hình thực tế.
Nhiều người tin rằng ông Kim Jong-nam bị chính phủ Bắc Hàn ám sát, vì ông bị coi là một mối đe dọa đối với em trai mình, ông Kim Jong-un.
Twitter của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra bốn điểm chính trong tuyên bố chung Trump – Kim.
Giới quan sát chú ý vào điểm 1 nói về một ‘quan hệ mới’ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, nhưng không rõ có phải là ‘quan hệ ngoại giao chính thức’ hay không, và nếu hai nước công nhận nhau thì là khi nào.
1. Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ mới
2. Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định ở Bán đảo Triều Tiên
3. CHDCND Triều Tiên cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên
4. Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết sẽ tìm thi hài các tù nhân và binh sĩ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA)
Kerry Allen:
Phóng viên phân tích truyền thông Trung Quốc của BBC Monitoring:
Vì Trung Quốc có quan hệ gần gũi với Bắc Hàn, cuộc gặp thượng đỉnh này là chủ đề được bàn tán nhiều trên mạng mincroblog Sina Weibo hôm nay.
Tuy nhiên, nhiều bài viết đã bị kiểm duyệt, nhất là những bài nhận xét không thấy có người trung gian để đảm bảo cho cuộc gặp Trump - Kim diễn ra trôi chảy.
Trang Free Weibo, một trang mạng theo dõi mức độ kiểm duyệt các bài viết trên mạng Sina Weibo, đã liệt kê nhiều bài như bị kiểm duyệt. Chẳng hạn, một bài nói "Không cần phải có người trung gian để tạo sự khác biệt."
Trong những ngày trước cuộc gặp thượng đỉnh, Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò hỗ trợ Bắc Hàn trên con đường tiến tới hòa bình. Hôm qua nhiều nguồn ở Trung Quốc đưa tin hãng Air China cho ông Kim mượn máy bay để tới Singapore.
Hội nghị thượng đỉnh là 'điểm xuất phát' - hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã vừa đăng một bài bình luận về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim.
Bài bình luận viết cuộc họp đã "thắp sáng hy vọng cho một giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên," nhưng nói thêm:
"Không ai, tuy nhiên, sẽ mong đợi hội nghị thượng đỉnh nửa ngày để san bằng tất cả khác biệt và loại bỏ sự ngờ vực sâu xa giữa hai kẻ thù lâu dài.
"Con đường hướng tới mục tiêu của một bán đảo không hạt nhân và thực hiện hòa bình và thịnh vượng trong khu vực chắc chắn là một con đường gập ghềnh đòi hỏi sự kiên nhẫn và trí tuệ. Bước đầu tiên luôn là khó khăn nhất để thực hiện."
Truyền hình nhà nước Bắc Hàn vẫn chưa đưa một hình ảnh nào của cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore.
Họ chiếu phim hoạt hình hướng dẫn trẻ em theo luật giao thông, sau đó đến một vở nhạc kịch về thợ mỏ.
Chuyên gia về Bắc Hàn, học giả Sung-Yoon Lee đăng trên Twitter về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh:
"Đã có kết quả: Kim, đã làm xong 6 cuộc thử hạt nhân dưới lòng đất và không cần có thêm nữa, sẽ cho ngừng bãi thử hạt nhân (Ấn Độ và Pakistan cũng có 6 cuộc thử hạt nhân mỗi nước). Trump sẽ bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc, thỏa hiệp về tính sẵn sàng quốc phòng, điều mà Bình Nhưỡng đã yêu cầu nhiều thập kỷ nay. Ai thắng?"
"Quá khứ không ấn định tương lai. Xung đột của ngày hôm qua không [nhất thiết] phải là chiến tranh của ngày mai. Và như lịch sử đã chứng minh nhiều lần, các bên thù địch thực sự có thể trở thành bạn bè. Chủ tịch Kim và tôi vừa ký một tuyên bố theo đó ông Kim khẳng định cam kết không suy suyển của ông để hoàn thành việc phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi cũng đồng ý sẽ bắt đầu đàm phán mạnh để thực hiện thỏa thuận này sớm nhất có thể. Và ông ấy muốn làm điều đó. Đây không phải là quá khứ, đây không phải là chính quyền không bao giờ bắt đầu và vì thế không bao giờ hoàn thành được điều gì."
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders viết trên Twitter: "Ai cũng có thể gây chiến tranh, nhưng chỉ những người can đảm nhất mới lập được hòa bình." kèm bức ảnh Tổng thống Mỹ tại cuộc họp báo sau cuộc gặp thượng đỉnh Singapore.
Một nhà báo nhắc ông Trump ông từng nói Bắc Hàn "đàn áp người dân thô bạo hơn bất kỳ chế độ nào khác." Nhà báo hỏi: "Ông vẫn tin rằng điều này vẫn đúng không?".
Tổng thống Trump trả lời: "Tôi tin rằng có tình hình rất khó khăn ở đó..." nhưng mục đích chính của cuộc hội thảo vẫn là "bỏ vũ khí hạt nhân".
"Rất khó khăn, nhưng tiện đây, [tình hình] khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới."
Ông nói các vấn đề nhân quyền được thảo luận một cách nghiêm túc trong cuộc gặp với ông Kim.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa đăng trên Twitter hình ảnh ông điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kano và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha về những gì ông Trump và ông Kim trao đổi ngày hôm nay.
Truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên đã bắt đầu chương trình phát sóng thông thường lúc 3 giờ chiều giờ địa phương (1 giờ chiều VN) vào ngày 12/6, nhưng vẫn chưa đề cập đến cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore.
Kênh Truyền hình Trung ương Hàn Quốc (KCTV) chỉ đưa tin về chuyến thăm Singapore của Kim vào ngày hôm trước mà không hề có hình ảnh hay video clip nào. Trong khi đó truyền thông quốc tế đã phát sóng trực tiếp về hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Trump.
Hình: Truyền hình Bắc Hàn vẫn mở đầu bằng cảnh quen thuộc, Núi Paektu
Khi bàn ký kết được chuẩn bị, hai chiếc bút ký kết đều là bút của ông Donald Trump với dòng chữ Donald Trump.
Nhưng khi ông Kim bắt đầu ký thì bà Kim Yo-jong em gái ông đã nhanh chóng thay thế bằng một chiếc bút khác.
Họ đã cam kết phi hạt nhân hóa 25 năm qua rồi! Đến tận ngày hôm nay!
- Vipin Narang, chuyên gia chính trị tại đại học MIT.
Wow. Nếu chỉ có thể này... thì thật sự là tệ hại. Nó còn mỏng manh hơn nhiều người dự đoán. Tôi nghĩ Trump sẽ muốn hủy một vài tên lửa hoặc một số khu thử nghiệm hoặc cái gì đó cụ thể hơn. Như thế này quá chung chung. Có lẽ nào sẽ có gì đó ngạc nhiên hơn lộ diện sau?
- Robert Kelly, giáo sư chính trị học ở đại học Pusan.
Tôi có sai lầm khi nghĩ rằng những người ủng hộ ông Trump ở Hoa Kỳ sẽ không ấn tượng với bản tuyên bố liệu mỏng manh, vô nghĩa này? ( bản năm 1994 US-DPRK AF là đáng kể hơn nhiều.) Liệu ông Trump có phải đối mặt với một phản ứng dữ dội? Và rồi chuyện gì xảy ra? Quay lại nút bấm hạt nhân, v.v ...? Hoàn toàn thiếu chất.
- Aidan Foster-Carte, nhà xã hội học, nhà quan sát Bắc Hàn 50 năm qua
Bản tuyên bố này có vẻ sẽ chẳng thay đổi được quan điểm của ai. Những người tiêu cực sẽ coi nó vô nghĩa và không có gì mới, những người lạc quan thì cho đó là sự khởi đầu, đã được dự báo trước và đối thoại vẫn tốt hơn chiến tranh.
- Josh Smith, phóng viên thường trực của Reuters ở Seoul.
Kim Jong-un đã không đi nước ngoài trong sáu năm đầu tiên của nhiệm kỳ, mà nhiều chuyên gia cho rằng là vì ông sợ xảy ra một cuộc đảo chính trong khi ông vắng mặt.
Nhưng, vào 2018, ông đã đến thăm Trung Quốc hai lần, bước qua Hàn Quốc, đến Singapore và thậm chí có thể sẽ đến thăm Nga vào tháng Chín.
Thế ai lãnh đạo Bắc Hàn khi ông Kim đi vắng?
Ông Kim đến Singapore vào ngày 10 tháng 6, cùng với người em gái Kim Yo-jong và tay phải Kim Yong-chol.
Ông phó thác trách nhiệm cho Kim Yong-nam và Choe Ryong-hae, hai lãnh đạo cấp cao khác ở Bình Nhưỡng.
Phái đoàn Bắc Hàn gặp phái đoàn Nhà Trắng sáng hôm nay.
Tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã mô tả hội nghị thượng đỉnh Singapore là một "cuộc đối thoại bình đẳng" giữa Donald Trump và Kim Jong-un.
Ông cũng nói đó chính là điều mà Trung Quốc luôn mong muốn.
Ông cũng nói thêm rằng "không ai nghi ngờ vai trò độc đáo và quan trọng của Trung Quốc: một vai trò sẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục gánh vác."
Các chuyên gia nói Trung Quốc sẽ quan tâm đến bất kỳ sự suy giảm căng thẳng giữa hai bên - nhưng cũng sẽ cảnh giác với việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán.
Tổng thống Trump cam kết cung cấp bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên, và Chủ tịch Kim Jong Un tái khẳng định cam kết vững chắc và kiên định của mình để hoàn thành tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Theo phóng viên Laura Bicker, bản tuyên bố chung có bốn điểm chính:
- Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên [Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên] cam kết thiết lập quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên mới phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.
- Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực xây dựng một chế độ hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
- Khẳng định lại Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018, CHDCND Triều Tiên cam kết làm việc theo hướng triệt tiêu hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
- Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cam kết phục hồi POW / MIA bao gồm việc hồi hương ngay lập tức những người Bắc Hàn đã được xác định.
Trump nói: "Chúng tôi rất tự hào về những gì đã diễn ra ngày hôm nay."
"Cả hai chúng tôi đều muốn làm một cái gì đó, cả hai chúng tôi sẽ làm điều gì đó", ông nói thêm.
Như thường lệ, Kim Yo-jong luôn là người đứng cạnh để cầm lấy bản ký kết của anh trai, Kim Jong-un.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét