Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

10370 - Chiến tranh Trung-Việt: chiến thắng đầy thất vọng?



50.000 lính Việt Nam có tổ chức cao và kinh nghiệm chiến đấu đáng kể từ các cuộc chiến ở Campuchia và chống Mỹ. Chiến thuật của Trung Quốc đã lỗi thời, và quân đội tổ chức kém ở mọi cấp độ cũng như hậu cần không đầy đủ. Khác xa với việc lặp lại những thành công của Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Trung Quốc bị sa lầy và chịu tổn thất nặng nề. Đó không phải là cuộc chiến chóng vánh, quyết đoán như các tướng lĩnh đã dự đoán và như Đặng Tiểu Binh đã hy vọng.



Những thung lũng và vùng núi xa xôi ở tỉnh Cao Bằng là nơi yên bình giàu tài nguyên thiên nhiên và là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao và H'mong. Tỉnh biên giới Trung-Việt nơi cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ năm 1979 đã định hình chiến lược chính trị Đông Nam Á và cả ngoài khu vực cho đến tận nay.

Từ lâu các nhà sử học cho rằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Trung Quốc xâm lược miền bắc Việt Nam - nhằm kiểm soát sự bành trướng của Việt Nam ở Đông Dương - là một thất bại quân sự. Quân đội Trung Quốc cực kỳ ưu việt đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ quân đội Việt Nam có khả năng sử dụng chiến thuật du kích thành công. Các nhà phân tích nhận định thêm rằng sau khi gặp phải tổn thất nặng nề, quân đội Trung Quốc buộc phải rút lui qua biên giới, không bao giờ gây rắc rối cho hòa bình nữa.

Thật vậy, cựu Hoa Kỳ Tổng thống Jimmy Carter gần đây đã tweet rằng không giống như Mỹ, đã ở trong tình trạng xung đột gần như vĩnh viễn kể từ năm 1979, Trung Quốc cũng cùng năm đó đã không có bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Điều mà Carter muốn nêu lên là dường như Trung Quốc tránh chiến tranh để đổi lấy sự hiện đại hóa quốc nội và phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, một ý tưởng hấp dẫn hơn có thể là Trung Quốc đã biết cách tiến hành một cuộc chiến ngắn, hạn chế để đặt ra các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài và rộng lớn.

Thời chiến cũng như thời hòa bình,  quan trọng là chiến lược

Thủ tướng Trung Quốc vào thời điểm Chiến tranh Trung-Việt xảy ra là Đặng Tiểu Bình, một nhà lãnh đạo có lý trí cao, hiểu rõ về nghệ thuật chiến lược có lẽ tốt hơn hết thảy. Trung Quốc đang rất cần hiện đại hóa và cải cách trong nước. Trung Quốc đang bị siết chặt cả hai phía ở phía bắc là Liên Xô đang ở đỉnh cao về sức mạnh quân sự – và phía nam là một Việt Nam thống nhất đang dần lấy lại sức mạnh dưới sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau tranh chấp biên giới trong thập niên 1960, của mối quan hệ Bắc Kinh với Liên Xô đang ở mức thấp, trong khi quan hệ với Hà Nội cũng đã dần xấu đi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam và Hoa Kỳ rút khỏi Đông Dương. Việc Hà Nội đối xử với Hoa kiều khi trục xuất họ ra khỏi Việt Nam và quyết định tham gia xung đột ở Campuchia để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở đó được coi là sự vô ơn với những hỗ trợ về kinh tế và quân sự mà Trung Quốc đã dành cho Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.
Liên minh giữa Hà Nội và Mátxcơva và các quốc gia quanh Trung quốc do Liên Xô lãnh đạo có nghĩa là Đặng Tiểu Bình phải đối mặt với khả năng thực sự của một cuộc chiến trong tương lai trên hai mặt trận. Những gì mà Đặng Tiểu Bình muốn là tạo ra một môi trường quốc tế an toàn để tiến hành cải cách trong nước.
Kế hoạch của Đặng Tiểu Bình là dạy cho Việt Nam một bài học đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột rộng hơn hoặc cam kết nghiêm túc với Liên Xô. Để đạt được điều này, Đặng Tiểu Bình đã phải đối mặt với sự phản đối trong nước. Các nhà phê bình nhận thấy có một sự thay đổi về xung đột chống lại Việt Nam là sự chia rẽ các nguồn lực khỏi Liên Xô ở biên giới phía bắc. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là do những khiếm khuyết trong quân đội Trung Quốc vốn được coi là không được chuẩn bị cho một cuộc xung đột nghiêm trọng. Nhiều đảng viên nghĩ rằng một cuộc chiến tranh với Việt Nam sẽ tạo ra một tình trạng thù địch lâu dài ở Đông Nam Á - và tệ hơn nữa, có nguy cơ kéo Liên Xô vào một cuộc xung đột toàn diện.
Đặng Tiểu Bình là một người thực dụng và nhận ra rằng quyền lực của mình ở trong nước chưa được củng cố. Đặng Tiểu Bình có mối quan tâm đặc biệt về tình trạng các lực lượng vũ trang trong nước và nghi ngờ về hiệu quả và năng lực của họ. Đặng Tiểu Bình nhận ra rằng nếu bất kỳ kế hoạch cải tổ nào có được thành công thì phải có thể gặp có thể phải gặp thất bại trước. Và nếu vậy thì cần phải quản lý thất bại. Một cuộc chiến được chỉ huy chặt chẽ sẽ đem lại cho Đặng Tiểu Bình sự kiểm soát cần thiết để lập ra cuộc cải cách như ý muốn. 
Chính tại đây, ưu thế chiến lược gia của Đặng Tiểu Bình đã nổi trội. Đặng Tiểu Bình tính toán rằng nếu với mục tiêu quân sự khiêm tốn, Liên Xô sẽ không có xu hướng di chuyển quân đội liên kết với châu Âu. Một cuộc chiến ngắn cũng sẽ hạn chế phí tổn trong khi lại đủ để “dạy cho Việt Nam một bài học”cần thiết. Với phương Tây, Đặng Tiểu Bình đánh giá rằng sẽ không có sự phản đối của Hoa Kỳ trong việc phá vỡ sự hợp nhất cộng sản do Liên Xô lãnh đạo ở Đông Dương; mà lại có cơ hội đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ.
Với ý tưởng về cuộc chiến được phát động, Đặng Tiểu Bình bắt đầu biến điều đó thành sự thật. Đầu tiên, Đặng Tiểu Bình đặt nền móng ngoại giao với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Một cách sắc sảo, ông đã không đi theo thông lệ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm trong việc chú trọng đến các điểm mạnh của Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình chú trọng đến sự nghèo nàn, lạc hậu của Trung Quốc và sẵn sàng học hỏi từ các nước phương Tây. Ở Đông Nam Á, Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “Cuba phương đông” và nhấn mạnh sự đoàn kết của Trung Quốc. Một thỏa thuận hòa bình đã ký với Nhật Bản và các hội nghị thượng đỉnh bình thường hóa với Hoa Kỳ đã đem lại sự hỗ trợ quốc tế mà Đặng Tiểu Bình tin rằng ông cần có.
Có đi theo kế hoạch đã vạch ra?
Tướng lĩnh của Đặng Tiểu Bình đã xua hơn 200.000 quân tấn công qua biến giới Việt Nam với ý định chiếm lấy sáu tỉnh biên giới trong vài ngày và sẽ khi đó sẽ tuyên bố hiến thắng.
Tính toán của Đặng sai lầm ở đây. 
50.000 lính đối phương Việt Nam có tổ chức cao và kinh nghiệm chiến đấu đáng kể từ các cuộc chiến ở Campuchia và chống Mỹ. Chiến thuật của Trung Quốc đã lỗi thời, và quân đội của họ có tổ chức kém ở mọi cấp độ cũng như hậu cần không đầy đủ. Khác xa với việc lặp lại những thành công của Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, Trung Quốc bị sa lầy và chịu tổn thất nặng nề. Đó không phải là cuộc chiến chóng vánh, quyết đoán như các tướng lĩnh đã dự đoán và như Đặng Tiểu Binh đã hy vọng. Cuối cùng và với nỗ lực lớn, Trung Quốc sẽ chiếm được ba trong số các mục tiêu.
Nhưng với Đặng Tiểu Bình thành công hạn chế trong lĩnh vực này không phải là thất bại chiến lược. Đặng Tiểu Bình đã nắm giữ tất cả các công cụ quyền lực quốc gia trong cuộc xung đột này, đặt ra mốc thời gian, giới hạn chi phí và phạm vi hoạt động. Khi tình hình trở nên xấu hơn, Đặng sẽ không cần phải rình rập hay thuyết phục tướng lãnh bầm dập lẫn chính trị gia tuyệt vọng. Khi không có dấu hiệu nào cho thấy Liên Xô xuất hiện - Việt Nam rất quan trọng đối với Liên Xô, nhưng không quan trọng tới mức đó - và phương Tây chưa tỏ rõ quan điểm với động thái của Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình  ra lệnh cho quân Trung Quốc rút lui trước sự giận dữ của các tướng lãnh chỉ huy chiến trường.
Chiến thắng đầy thất vọng?
Chiến dịch quân sự chắc chắn không phải là chiến thắng quyết định nhanh chóng được mong đợi. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã không xem xét chiến thắng trong các điều khoản lộn xộn. Quân Trung Quốc đã rút lui và tuyên bố rằng đã dạy cho Việt Nam một bài học. Trong khi cuộc xung đột không mang lại sự ổn định ở biên giới phía bắc với Việt Nam và không buộc Việt Nam ngừng can thiệp vào Campuchia ngay, nhưng Hà Nội đã trở nên ngoan ngoãn hơn. Cuộc xung đột đã ngán trở trục Xô-Việt và làm lộ rõ các giới hạn của hiệp ước Xô-Việt, đảm bảo Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong tương lai. Thử nghiệm về giới hạn của Liên Xô trong việc sẵn sàng can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc đã thành công; và ngay sau khi rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã chấm dứt Hiệp ước Ổn định Trung-Xô. Uy tín Trung Quốc tại Đông Nam Á đã được tăng cường và buộc họ phải thành lập một hiệp hội các quốc gia đối lập với Việt Nam. Theo thời gian, tác động xung đột đã khiến Việt Nam phải trả giá về kinh tế vì họ phải đầu tư mạnh vào các nguồn lực cần thiết để tự vệ trước quân Trung Quốc xâm lược trong tương lai. Sau thất bại của Liên Xô ở Afghanistan và Liên Xô ngày càng yếu đi, Hà Nội không còn có thể tiếp tục ở tư thế hung hăng và cuối cùng phải rút khỏi Campuchia theo  điều kiện của Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình trong nước tăng đáng kể và sau thất bại của quân đội, không thể có tranh cãi chống lại những cải cách mà Đặng Tiểu Bình muốn thực hiện. Một thế hệ sĩ quan cao cấp trẻ hơn, trung thành hơn hun đúc lại hình ảnh của quân đội Trung Quốc trong chương trình nghị sự của Đặng Tiểu Bình.
Tái lập quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây đã không mang lại những lợi ích nhanh như Đặng đã hy vọng. Một chương trình hỗ trợ quân sự được đưa ra sau đó nhưng lại không có kèm việc bán vũ khí quy mô lớn. Tiếp cận với công nghệ của Liên Xô hiện đã không còn tồn tại, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các tổ hợp công nghiệp quân sự bản địa mà hiện họ dựa vào. Việc không cần thiết phát triển khả năng kinh tế quân sự đã cho phép Trung Quốc độc lập về năng lực chiến lược có lẽ chỉ sau Hoa Kỳ.
Trong một thế giới nơi thất bại về chiến lược quanh chúng ta, sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình rất đáng chú ý. Quyết định hợp lý và sắc bén được Đặng Tiểu Bình đưa trong thời chiến cũng như thời bình, về chính trị trong nước cũng như quốc tế, và hợp nhất các công cụ quyền lực quốc gia.
Tất nhiên, một số chiến lược đó không diễn ra như mong muốn. Nhưng khi nhìn nhận khu vực đã thay đổi cách nhìn ra sao về Trung Quốc và những cải cách trong nước mà Đặng đã có thể thực hiện sau đó, thì việc hoạch định chính sách chiến lược gần đây để mang lại sự ổn định khu vực không thể sánh được.

*James Maclaren là một nhà báo tự do có trụ sở tại London, đi du lịch nhiều nơi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và viết về các vấn đề quốc phòng và an ninh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét