Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

15262 - Đôi điều không khó để hiểu



Kết quả hình ảnh cho xuất khẩu lao động hàn quốc

Thế giới bàng hoàng về thảm nạn tất cả 39 người VN bị đông lạnh chết trong xe tải trên đường đến Anh. Riêng tại VN thì mọi khía cạnh từ pháp lý đến nhân sinh đều đã được mổ xẻ, phân tích tỉ mỉ. Và có cả một luận điểm rất khôi hài của 2 tờ báo “nhớn” Tuổi Trẻ và Nhân Dân lại quy kết cho chính phủ Anh vể tính “thiếu nhân đạo” trong luật định cư!
Sự quy chụp nầy với hàm ý là phía VN không có trách nhiệm gì nhiều về việc công dân tự bỏ nước ra đi!
Cũng qua báo chí nhà nước, những nơi có nhiều người đi chui “không phải vì nghèo đói” vì ở đó đã có “nhiều làng bạc tỉ với ô tô, biệt thự, cơ ngơi, nhà thờ nguy nga…” Là thành quả bằng mắt thấy của việc “đi chui đổi đời”. Họ ngầm kết luận là người ra đi chỉ vì tham! Mà vì tham thì nhà nước vô can (!)
Ừ, cứ cho là “vì tham” (!) nhưng đôi điều còn lại không khó để hiểu.
– Giữa một xứ vốn thuộc loại nghèo nhất nước bỗng có những “ngôi làng bạc tỉ” mà công an không hề biết nguồn gốc tiền từ đâu? Vì đâu mấy làng đó chỉ còn số đông là người già và trẻ em, còn lớp thanh niên trai tráng biến mất?
Đặt câu hỏi như vậy thì, hoặc công an không “nắm bắt được tình hình” dù “đông như quân Nguyên”, hoặc công an thừa biết sự thật nhưng làm ngơ vì được bọn tổ chức ăn chia sòng phẳng.
Đơn giản hơn là không phải công an làm ngơ mà là “được phép làm ngơ” (!) vì tự nó đã giúp phát triển thêm kế hoạch xuất khẩu lao động của nhà nước, đúng với chủ trương của đảng, mà không ai phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Minh chứng là vào thời điểm sau 1975 tại miền Nam, chính công an đứng ra tổ chức bến bãi vượt biên để thu vàng! Sau đó còn tổ chức vượt biên bằng tàu sắt nữa đến khi bị thế giới lên án về tội “xuất khẩu vượt biên” nên mới ngưng! Do đó việc “tổ chức đường dây đi chui” cũng là một chủ trương chứ không hẳn chỉ do bọn tội phạm.
– Có “ngôi làng bạc tỉ” đập vào mắt thì đương nhiên đường dây của bọn tổ chức đã hoạt động chí ít là hàng chục năm trước đó! Với lượng người đi chui và thời gian dài như vậy công an hoàn toàn vô can?
Phải hiểu là công an không những đã biết mà còn nắm rất rõ từng đường đi nước bước của bọn tổ chức! Nếu vẫn êm xuôi thì làm ngơ, hưởng lợi, còn đổ bể thì bắt ngay để lập công! Như họ vừa thông báo là đã bắt được 9 tên.
– Chủ trương xuất khẩu lao động là kế hoạch lớn của nhà nước nhưng tại sao dân lại chọn đi chui? Đơn giản là đi chui phải có lợi hơn nhiều nên dù nguy hiểm dân vẫn chọn. Đây là vấn đề cốt lõi.
Vì đi theo kế hoạch của nhà nước người dân bị bóc lột qua rất nhiều cửa ải. Khởi đầu phải vay mượn để lo lót ngay tại nơi tổ chức xuất khẩu. Rồi những cam kết pháp lý chặt chẽ trói buộc người lao động về “nghĩa vụ” trong lúc thực tế nếu họ gặp biến cố nào đó ở xứ người thì rơi vào tình cảnh “bị đem con bỏ chợ”! Điển hình như câu chuyện đầy nước mắt và oan trái của chị Trần Thị Nga khi gặp nạn lao động ở Đài Loan!
“Thời cách mạng” cộng sản ca ngợi sự dũng cảm của công nhân/ nông dân dám đứng lên chống “bọn trí, phú, địa, hào bóc lột” để ngày nay đảng bóc lột còn tàn tệ hơn thời phong kiến gấp trăm lần! Đó là lý do từ một công nhân hiền lành đi xuất khẩu lao động hợp pháp, như chị Trần Thị Nga, bỗng trở thành một người chống chế độ không khoan nhượng, từng bị công an công khai đánh đập dã man và người mẹ bất khuất của 2 đứa con còn thơ dại đó đang bị đảng giam tù!
– Phản ứng đau buồn của người Anh xa lạ, hoàn toàn xa lạ, là tổ chức chức cầu nguyện ngay tại địa phương, nơi xảy ra thảm nạn. Rồi Thủ tướng Anh cũng đến đó đặt hoa tưởng niệm. Còn phía VN thì cả tuần sau Bộ Ngoại giao mới chia buồn, rồi mới đến Thủ Tướng Cờ Lờ Mờ Vờ tiếp theo… Những bằng chứng thực tế đó cho thấy VN chỉ tìm cách đối phó “vụ việc” với dư luận thế giới hơn là thực tâm chia buồn người dân vắn số!
Người VN bị sinh ra giữa hoàn cảnh nền tảng văn hóa Việt bị bật gốc và môi trường sống bị hủy diệt đã là một bất hạnh. Mà phải sống dưới chế độ đảng CS cai trị lại càng bi đát hơn!
Dẫu gì người ra đi đã mất. Cầu xin 39 linh hồn được yên nghỉ. R.I.P.
Nhưng nan đề còn lại là của chính người VN! Người VN có cho phép chính mình “được yên nghỉ” hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét