Tường thuật trực tiếp
Bình luận từ Hà Nội về vụ 39 nạn nhân tử nạn ở Essex, Anh quốc, nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật, PGS. TS. Phạm Đức Bảo, hôm 07/11/2019 đề cập vấn đề trách nhiệm căn gốc đằng sau vụ việc.Theo chuyên gia này, khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, cũng có phần trách nhiệm của các cá nhân và các chủ thể, tác nhân khác, tuy nhiên theo ông các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương 'không thể không biết' khi hiện tượng đã tồn tại từ lâu nay."Người dân người ta cũng biết những việc làm đó, thì cơ quan quản lý không thể không biết, nó tồn tại hàng chục năm nay," Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam (Vusta) khẳng định.Nhưng ông cũng nói thêm:"Khi để xảy ra hậu quả này, người ta mới quay lại xem trách nhiệm của ai, thì tôi nghĩ trách nhiệm đầu tiên phải chịu trách nhiệm là những gia đình mà có người bị thiệt mạng."Sau đó là trách nhiệm của những kẻ tổ chức đi đó mà nhà nước cũng phải xử lý. Tôi biết ở Nghệ An, người ta đang khởi tố điều tra, bắt giữ để xử lý nghiêm minh những kẻ tổ chức cho những người đi ra nước ngoài trái pháp luật."Thứ ba nữa cũng phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương, để làm sao chúng ta có thể hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng đi lao động một cách bất hợp pháp ở nước ngoài."Đi bất hợp pháp, rồi sang các nước như Anh chẳng hạn, lại còn làm những việc bất hợp pháp nữa. Ví dụ gọi như là trồng cỏ, tức là trồng cần sa. Đó là hành vi vi phạm pháp luật."Thì rõ ràng hành vi đó là không thể khuyến khích được," chuyên gia luật học này nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/11.9:00
- Thông điệp ngày 07 tháng 11 của Đại sứ Gareth Ward về vụ việc:"Cảnh sát Essex và Cán bộ Cơ quan Điều tra Hoàng Gia vừa xác nhận tất cả 39 nạn nhân trong thảm kịch tại Essex là người Việt Nam. Mỗi nạn nhân đều có một gia đình và đến từ một cộng đồng tại Việt Nam. Vì vậy, đây là một sự việc đáng buồn đối với tất cả chúng ta.Thay mặt Vương quốc Anh, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và người thân của những người đã khuất. Bước tiếp theo cần làm là đảm bảo các nạn nhân được trở về nhà và nơi an nghỉ cuối cùng trong thời gian sớm nhất."
- Hôm 7/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi đến gia đình 39 nạn nhân chết trong container.Bức thư có đoạn:"Thay mặt Chính phủ, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến những bậc Ông Bà, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Anh Chị Em, Con Cháu, người thân của các nạn nhân đã thiệt mạng tại nước Anh xa xôi. Đây không chỉ là nỗi đau thương vô hạn của gia đình người thiệt mạng mà cũng là nỗi đau chung của cả cộng đồng, của từng trái tim người Việt và nhân dân thế giới."
- Quý vị theo dõi Hội luận Bàn tròn thứ Năm ngày 7/11 với chia sẻ trải nghiệm của một người Việt từng sang Anh trên xe thùng, quan sát về những người vào Anh bất hợp pháp của một người sống ở Anh lâu năm và góc nhìn từ luật sư và nhà báo quê ở Nghệ Tĩnh.
- Bộ Công an Việt Nam ngày 7/11 nói Anh và Việt Nam đã xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container, được phát hiện tại hạt Essex, Đông Bắc London, vào ngày 23/10/2019 đều là người Việt Nam.Thông cáo của Bộ Công an Việt Nam cho hay 39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.Bộ Công an Việt Nam “rất lấy làm tiếc và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này”, theo thông cáo.Cùng ngày, cảnh sát hạt Essex thông báo rằng chuyên gia giảo nghiệm tử thi cao cấp của Anh đã nhận hồ sơ từ cảnh sát hai nước.Gia đình các nạn nhân đã được thông báo, theo phía cảnh sát Essex.Trợ lý cảnh sát trưởng hạt Essex Tim Smith nói ngày 7/11:“Chúng tôi cần tạo cơ hội cho các thành viên gia đình có thời gian sau khi nhận tin về cái chết người thân, trước khi chúng tôi công bố thêm thông tin.”“Chúng tôi xin chia buồn với gia đình, bè bạn của những người mà chuyến đi của họ đã kết thúc trong bi kịch.”Trước đó, cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 tuyên bố họ nay tin rằng 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam.
- Nghệ An là một trong các địa phương có nạn nhân chết trong vụ việc
- Bản tin cập nhật lúc 18h ngày 5/11 trên website cảnh sát Essex, cho biết:Thứ Tư ngày 23 tháng Mười, Phó cảnh sát trưởng Tim Smith, sỹ quan cảnh sát cấp cao phụ trách điều tra chung về cái chết của 39 người được tìm thấy ở Grays, Essex, cho biết: "Cảnh sát Essex đang tiếp tục đạt được tiến triển trong cuộc điều tra phức tạp về hoàn cảnh dẫn đến cái chết của 39 người trong chiếc xe tải ở Grays.""Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế để tìm ra câu trả lời cho gia đình và người thân của những người đã thiệt mạng, đồng thời đưa những kẻ đứng sau tội ác này ra trước công lý.”Tuần này, các sỹ quan cảnh sát liên quan tới cuộc điều tra của chúng tôi đã tiếp đón và gặp gỡ đoàn công tác của Bộ công an và các cán bộ từ Việt Nam."Danh tính của các nạn nhân hiện vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Công an Việt Nam trong hai ngày vừa qua và sẽ trình các hồ sơ lên Uỷ ban Nhận dạng để bà Caroline Beasley-Murray, Cán bộ Cơ quan Điều tra Hoàng Gia phụ trách Hạt Essex, xử lý.""Đây là một quá trình quan trọng và là kết quả nhiều giờ làm việc tỉ mỉ của nhóm cảnh sát tận tâm để cung cấp bằng chứng và trình lên uỷ ban.""Ưu tiên của chúng tôi là điều tra kỹ lưỡng về tội ác dẫn tới cái chết của các nạn nhân, nhằm bảo vệ danh dự của những người đã khuất và hỗ trợ gia đình, người thân của họ."
-
Phó Cảnh sát trưởng Essex Pippa Mills trao đổi với đại tá Trần Văn Dự - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam.
- Báo Công An nhân dân trong bài ‘Lại điệp khúc “uốn lưỡi cú diều”, xuyên tạc, nói xấu chế độ’ bình luận:Vụ việc 39 người thiệt mạng trong container tại Vương quốc Anh là mất mát to lớn, nỗi đau nặng nề cho gia đình những nạn nhân. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình những thân nhân xấu số. Bên cạnh đó, cần phê phán những kẻ cơ hội, chống đối lợi dụng sự việc và có cái nhìn phiến diện, quy chụp, xuyên tạc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam... thực hiện những hành vi “uốn lưỡi cú diều” để xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ, đất nước Việt Nam.Việc các thế lực thù địch, phản động thường xuyên lợi dụng những sự kiện chính trị, xã hội được sự quan tâm của công chúng, coi đó là căn cứ để quy chụp, xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ ta với chiêu bài lặp đi, lặp lại trên không gia mạng không còn xa lạ thực chất chỉ là “cả vú lấp miệng em”, rất cần được nhận thức một cách đầy đủ và tỉnh táo.
- Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu, phân tích chính trị từ Singapore viết trên Facebook cá nhân:Nhiều người cho rằng vụ Essex không phải là "buôn người" mà là di dân trái phép. Về thuật ngữ thì đó không phải là "buôn người" (human trafficking hoặc traficking in person, tức việc buôn bán những người yếu thế phục vụ các mục đích lao động cưỡng bức, nô lệ, khai thác tình dục...) mà là "buôn lậu người" (people smuggling).Interpol định nghĩa "buôn lậu người" là "Complex criminal networks facilitate the illegal passage of migrants across borders – for a price" (mạng lưới tội phạm tinh vi hỗ trợ việc vận chuyển di dân trái phép qua biên giới, có thu phí), đúng như tính chất của vụ Essex.Vì vậy chúng ta nên dùng đúng thuật ngữ để khỏi gây tranh cãi.
-
- “Sẽ có phương án không công bố danh tính toàn bộ nạn nhân (với truyền thông) vì vấn đề nhân đạo, mà thông báo đến từng gia đình, cùng với việc đưa thi thể các nạn nhân về nhà. Tuy nhiên, số nạn nhân người Việt là bao nhiêu, chắc chắn sẽ được công bố. Nhưng có danh sách từng người không thì “thẩm quyền của tôi chưa thể trả lời được. Chúng tôi chuẩn bị tất cả phương án. Nếu bên Anh công bố danh sách toàn bộ nạn nhân thì Bộ Công an cũng sẽ công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cùng thời điểm với phía Anh,” Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nói hôm 4/11 tại London sau khi đoàn công tác của Việt Nam và cảnh sát Anh cùng ngày đã xác định được danh tính hơn 10 trường hợp là người VN trong vụ 39 người chết, theo báo Thanh Niên.
- Những Người Rơm vào Anh đa phần ở tuổi 19 tới 35, nhưng khi bị cảnh sát bắt họ thường khai là vị thành niên đã bị bán cho băng trồng Cần Sa hay tiệm móng tay và hệ thống cảnh sát quá tải này cũng không thèm chụp X-ray răng để xác định tuổi sinh học mà dựa vào lời khai lập tức gửi họ cho các gia đình người Anh hay cơ sở từ thiện nuôi để sau vài ngày họ lại bỏ trốn tới một bãi "cỏ" mới, David Hoàng từ Oxford, Anh viết trong bài ‘Người Rơm vào Anh: một căn bệnh mãn tính’.
- "Nghe tin này rất nhiều người Nhật thương xót mà sao rất nhiều người Việt Nam lại có thái độ rất lạnh lùng," luật gia Hirota Fushihara, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, nói với BBC."Có một một số người có ý kiến rằng cái việc di cư ra nước ngoài mà tìm đến cuộc sống hay hơn giàu có hơn đó là quyền con người. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng. Tức là người nghèo đang sống nước này sang nước khác để không nghèo nữa và coi đó là nhân quyền thì tôi không đồng ý về điều đó," ông Fushihara nói thêm.
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường: "Không thể không nói đến nguyên nhân từ những hạn chế trong thực hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý nhà nước".Trong khi đó báo Tuổi trẻ mô tả "trách nhiệm tối thượng" trong tấn thảm kịch là "chính sách nhập cư của các nước giàu."Bài báo viết: "Nhưng trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người.''"Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu."
- "Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình. Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình," Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward viết trong bài 'Mua bán người – Đừng đánh cược tương lai'"Ở Anh, chúng sẽ lợi dụng sự yếu thế của người nhập cư bất hợp pháp để ép bạn làm những công việc phi pháp nhằm kiếm lợi nhuận cao trên rủi ro và nguy hiểm của bạn. Đó là hành vi mua bán người. Mua bán người Việt Nam tại Anh gần hơn bạn nghĩ. Đừng để bản thân và gia đình rơi vào bàn tay của kẻ buôn người. Hãy hiểu rủi ro và tránh xa nó!,"
- Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng đang ở London làm việc với giới chức Anh. Ngày 5/11 ông Dũng đến Essex để tưởng niệm các nạn nhân.
- Một báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh cho rằng, chính sách đóng cửa biên giới của Vương quốc Anh đã đẩy người di cư vào tay những kẻ buôn lậu.Chủ tịch của Ủy ban này và nghị sĩ Tory Tom Tugendhat nói sự việc đã "gây sốc với tất cả chúng ta" và rằng Vương quốc Anh nên "làm gương" trong vấn đề này."Trường hợp này phải là một hồi chuông thức tỉnh cho Bộ Ngoại giao và chính phủ,” dân biểu đại diện khu vực Tonbridge và Malling nói
- Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ tại họp báo hôm 5/11:“Tôi khẳng định, về quản lý lao động ngoài nước, có hai việc khác nhau: Loại hình tội phạm buôn bán người và di cư bất hợp pháp khác với việc tổ chức lao động làm việc ở nước ngoài.Hiện có gần 400 DN được cấp phép, đủ tư cách đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Trong 3 năm qua, mỗi năm đưa trên 100.000 người đi lao động tại các nước, cao nhất năm 2018 là 143.000 lao động, chủ yếu 4 địa bàn: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.Riêng châu Âu ký hợp tác với 2 quốc gia. Thứ nhất là Romania, năm 2018 và đầu năm 2019 đã đưa được 3.000 người sang làm việc. Thứ hai là CHLB Đức, gần đây đã ký hợp tác lao động nhưng chưa ký toàn diện, chủ yếu đưa điều dưỡng viên lao động ở Đức (1.066 người).Tôi đã vào nơi các lao động làm việc, kiểm tra nơi ăn ở, nói chung là cuộc sống tốt, mức thu nhập 2.600 EUR/tháng, sau khi trao đổi thêm dự kiến nâng lương lên 3.000 EUR/tháng/1 người…Hiện nay, có hiện tượng DN không có chức năng, mượn phép, liên doanh, liên kết trá hình đưa lao động đi, hoặc không được cấp giấy phép nhưng làm “cò mồi”…Với gần 400 DN kinh doanh có điều kiện, vừa qua Bộ tiến hành thanh, kiểm tra 118 DN, thực hiện thu hồi, đình chỉ hoặc cấm vĩnh viễn một số DN vi phạm, kể cả DN truyền thống, bề dày hoạt động 25 năm nay.Với Nhật, Hàn Quốc, các bên đã thống nhất, nếu DN nào vi phạm, ở cả 2 đầu tiếp nhận và cử người đi đều bị xử lý.Bộ LĐTB&XH cũng xử lý sai phạm với địa bàn có nhiều người đi nhưng không chịu về, trốn lại làm việc khi hết hạn.Năm 2016 có 56% người lao động trốn ở lại Hàn Quốc, qua 3 năm, tỉ lệ này giảm còn 26%.Chúng tôi cũng có khuyến cáo mong nhân dân, thanh niên có kế hoạch lao động nước ngoài nên đi theo con đường hợp pháp, thông qua cơ quan được cấp phép và ký hợp tác ở nước sở tại, được bảo hộ công dân, có Visa, giấy phép lao động, có mức lương, có thoả thuận. Cơ quan chức năng cũng hỗ trợ đứng ra thoả thuận với các nước đến về lương, thuế phải nộp… Bộ có công khai tên, danh sách các đơn vị được phép.Do đó, bà con không nên đi theo đường bất hợp pháp hay qua các DN không được cấp phép.”
- Tại họp báo chính phủ ngày 5/11 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết thông tin cập nhật:“Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có 35 trường hợp gia đình xác nhận thông tin có dấu hiệu liên quan đến 39 người.Việc xác định danh tính phải theo quy định của Anh quốc.Sau khi xác định danh tính theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán nước sở tại, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp với các địa phương thông báo cho gia đình các kết quả xác định danh tính.” 2:00 3 tháng 11 năm 2019Vì tác động của vụ 39 công dân Việt Nam chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc, nhà chức trách Hà Lan đã mở lại cuộc điều tra một băng đảng Ireland thứ hai, bị nghi chuyển người Việt vào Anh.Hôm 6 tháng 8 năm nay, một lái xe tải người Ireland đã bị bắt ở Hook, Hà Lan với 29 người Việt Nam trên thùng xe.Cảnh sát Hà Lan cho hay 29 người đó đều trên đường di cư bất hợp pháp nhưng người lái xe, ở tuổi ngoài 20, chỉ bị tạm giữ rồi thả.Cuộc điều tra tạm ngưng hồi tháng 8 nay được mở lại với nghi vấn nhóm Ireland này cũng đưa người từ Bỉ s
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét