Bài 1: Mua, sử dụng bằng cấp 3 giả để chui vào Tỉnh uỷ làm giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải ?
Từ xưa tới nay, những kẻ mua, bán, sử dụng bằng cấp giả luôn là bạn đồng hành với những kẻ lưu manh tham nhũng. Chúng luôn sát cánh, lập kế hoạch chui sâu leo cao, tạo “lợi ích nhóm” tìm cách móc túi ngân sách, bòn rút từng đồng bạc từ mô hôi nước mắt của người dân đóng thuế. Thực tế cho thấy, ít có kẻ nào lập công chuộc tội mà chủ yếu chúng dùng đồng tiền tham nhũng để đút lót, hối lộ quan bề trên nhằm đạt mục đích tồn tại trong bộ máy Nhà nước, tiến thẳng lên Chủ nghĩa độc quyền, bỏ qua giai đoạn phát triển học hành để làm giàu bất chính cho riêng mình.
Thời gian qua, báo chí công luận đã lên án gay gắt bằng nhiều loạt bài viết về hành vi mua, sử dụng bằng cấp 3 giả của ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bến Tre. Thế nhưng, những người đứng đầu tỉnh này vẫn cho đó là một “thành tích” trong thời kỳ đổi mới ở địa phương, nên họ đã cố tình lấp liếm, luồn lẹo, láu lĩnh, lầm lì tìm mọi cách khoả lấp để bảo kê cho những kẻ phạm pháp đến cùng. Không những thế mà họ còn đưa kẻ phạm pháp hình sự này vào Tỉnh uỷ viên, giữ chức vụ Giám đốc Sở GTVT suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Rõ ràng đây là hành vi không những bao che dung túng mà còn bất chấp các quy định của pháp luật và phớt lờ, vô cảm để chà đạp lên cả hệ thống báo chí, công luận của nước nhà (!?). Lẽ nào những hành vi ấy đến cả Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Nội chính và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bến Tre cũng không còn nhìn thấy chăng? Thật phi lí, bỉ ổi và quá thối nát trong công tác quy hoạch, bố trí cán bộ!
Ông Lê Văn Hoàng từ một nhân viên bảo vệ bến phà, với trình độ văn hoá chưa học hết cấp 2. Sau khi tham gia “phong trào đổi đời” cùng với hàng trăm người khác trong tỉnh đầu tư tiền của mua bằng cấp giả (trong đó có cả chủ tịch Hội nhà báo, nguyên chánh án TAND tỉnh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh...Kể từ đó, ông Hoàng tiếp tục quy trình khai man lí lịch rồi “lụi luồn lách léo lại lên lương” bước lên từng nấc thang danh vọng từ phó rồi đến trưởng phòng, phó giám đốc rồi lên giám đốc sở.
Sự thăng tiến của ông Hoàng là kết quả thành đạt từ hành vi nhận hối lộ của nhiều quan trên. Đến giai đoạn leo lên được Phó Giám đốc Sở GTVT, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) ông Hoàng bị phát hiện những hành vi phạm pháp hình sự và phải mất thêm một số tiền hối lộ thì mới yên thân do “chặt cây động rừng”. Trong “chiến dịch” Triều đình chỉ đạo, UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra các loại bằng cấp giả. Lê Văn Hoàng thấy núp trong lùm mãi không xong đành ra đầu thú.
“Thành tích” này của Hoàng bị HĐND tỉnh thi hành kỷ luật bằng hình thức “khiển trách”. Nhiều đại biểu còn khen ngợi: “ đầu thú thế là quá tốt ! Thành thật với Đảng thì Đảng trả ơn!”. Trong khi các trường hợp khác vi phạm tương tự thì bị cách chức, cho thôi việc, hoặc cho thuyên chuyển công tác ở cương vị thấp hơn, còn trường hợp Lê Văn Hoàng khi chưa phát hiện ra hành vi phạm pháp hình sự thì Hoàng mới chỉ là Phó Giám đốc sở, Đại biểu HĐND tỉnh. Sau khi phát hiện vi phạm hình sự thì “Gien” mua quan bán chức của Hoàng cứ trội lên và đột biến tăng tốc như một loại chất Dioxin.
Nhiều cán bộ lão thành cách mạng bức xúc: “ Cái kiểu quy hoạch cán bộ ở đây quá thối nát!” Sau khi bị kỷ luật, ông Hoàng tiếp tục nộp cái bằng cấp 3 giả đó vào học Đại học tại chức tại Trường Đại học GTVT thành phố HCM. Cứ thế, phạm pháp nối tiếp vi phạm. Trong suốt 4 năm học, ông Hoàng sử dụng tài xế và xe công của Ban an toàn giao thông tỉnh làm phương tiện đưa đón ông ta đi học giống như thời Quản Trọng làm Tể tướng nước Tề cùng người bạn được gửi sang nước Ngô đi học về làm vua nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc. Như vậy, Hoàng lại tiếp tục sử dụng bằng cấp 3 giả lần thứ hai để “đút” vào trường đại học “mua đầu vào” để được nhận tấm bằng đại học GTVT giả. Vậy mà, những người đứng đầu UBND tỉnh và Tỉnh uỷ Bến Tre lúc bấy giờ tiếp tục đưa Hoàng vào Tỉnh uỷ viên, thăng chức Giám đốc Sở GTVT, Đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre suốt hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ở xã hội Việt Nam đương đại, ngoài những người đến trường thi cử học hành bài bản “học thật bằng thật” thì vẫn còn có các hạng người như: “ Bằng thật, học giả” ; “ Bằng giả, học giả”; “ Bằng giả, học thật” ; Lê Văn Hoàng thuộc hạng người “ Bằng thật, học giả”.
Sự dung túng bảo kê của những kẻ đứng đầu là nền tảng của sự tha hoá biến chất, tham nhũng !
Sau khi leo lên Tỉnh uỷ viên, Đại biểu HĐND tỉnh, nắm giữ chức vụ Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến Tre. Lê Văn Hoàng đã coi thường báo chí công luận và kỷ cương phép nước không ra gì. Có lẽ, nhờ dựa vào thành trì bảo kê của những kẻ có chức có quyền đứng đầu tỉnh, kể từ ngày 25/5/2017 đến nay đã có rất nhiều đơn tố cáo các hành vi tham nhũng, phạm pháp hình sự của ông Hoàng mà nhiều tập thể cán bộ nhân viên Sở GTVT tỉnh Bến Tre gửi đến các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương tới địa phương, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Chẳng khác nào:“ Đơn gửi đi rồi lại trả về / Bạn cũ ngày xưa học chung một lớp/ Cây bưởi sau hè chặt hết còn đâu ?”
Kể từ đó Hoàng và các thuộc hạ bắt đầu lao vào “chiến dịch tham nhũng ngân sách” trên nhiều phương diện. Theo Kết luận kiểm tra của Đoàn Kiểm tra 240 thuộc Tỉnh uỷ Bến Tre số: 08/BC-ĐKTTU ngày 23/9/2016. Số tiền tham ô, tham nhũng, thất thoát tại Sở GTVT lên tới gần 24 tỷ đồng. Nhiều cán bộ lão thành cách mạng bức xúc nói với chúng tôi: “Trước đây, ông Ba An là người tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, khi trở về Nam công tác làm Giám đốc Sở GTVT Bến Tre, chỉ làm thất thoát 12 triệu đồng thì bị quy trách nhiệm và bị xử lý 6 năm tù giam. Còn Lê Văn Hoàng tham ô tham nhũng thất thoát gần 24 tỷ đồng từ năm 2015 đến nay mà chưa hề bị xử lý bất kỳ hình tức nào. Phải chăng Đảng ở ốc đảo này nằm ngoài hệ thống Đảng của Việt Nam ?”
Có sự bảo kê, dẫn đến sự lạm quyền, lộng quyền không bị kiểm soát. Vừa mới lên Giám đốc Sở GTVT trong một thời gian ngắn, Lê Văn Hoàng đã ký ban hành 7 quyết định và quy chế về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách chế độ quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đều vi phạm nghiêm trọng Thông tư liên tịch số: 71/2014/TTLT/BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ nội vụ. Thấy Giám đốc sở làm liều thì Chánh Thanh tra sở này cũng làm theo. Ngày 21/7/2015, Chánh Thanh tra Sở GTVT tự ký Quyết định số: 304/QĐ-TTrS chi nghỉ phép năm cho tất cả cán bộ viên chức bằng tiền mặt. Hành vi này trái với quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính. Việc thanh quyết toán tài chính hàng năm từ văn phòng sở đến tất cả các đơn vị trực thuộc đều sai phạm nghiêm trọng. Vi phạm khoản 2, Mục II, Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính. Vi phạm khoản 2, Điều 22, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngay cả Trung tâm Quản lý Phà và Bến xe tỉnh cũng không hề lập dự toán nhằm mục đích bỏ ngòi sổ sách khoản tiền khổng lồ về kinh doanh xăng dầu với nhiều cây xăng hoạt động suốt thời gian dài mà lợi nhuận chỉ chui vào túi riêng của một vài cá nhân ?
Khoản tiền lớn nhất là Quỹ bảo trì đường bộ được ngân sách Trung ương hỗ trợ 35% với số tiền 13.395.700.000 đồng (số tròn 13,4 tỷ đồng) hàng chục năm nay biến đi đâu mà không thể quyết toán được ? Đây là hành vi cố ý làm trái Thông tư liên tịch số: 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Chỉ tính một dự án nhỏ thực hiện trong năm 2015, kế toán của sở đã cố ý để ngoài sổ sách, lập quỹ đen 671.344.316 đồng. Kể từ ngày có Kết luận của Đoàn kiểm tra 240 đến nay, Lê Văn Hoàng- Giám đốc sở vẽ ra các công việc trái pháp luật để quyết toán số tiền 13,4 tỷ đồng quỹ bảo trì đường bộ bằng cách, chỉ đạo cấp dưới đào bới một lớp mặt đường nhựa ở một số đoạn đường trên tuyến Quốc lộ 60 và nhiều vòng xoay khác rồi rải một lớp mỏng đá nhỏ lên, có chỗ thì rắc một ít nhựa, có chỗ thì để nguyên để chờ xe chạy lún xuống. Hành vi gian trá này của Lê Văn Hoàng đã gây ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 60 (đoạn qua trạm biến thế cao áp và ngay trước cửa bến xe tỉnh Bến Tre). Khi các phóng viên báo chí chụp hình thì công nhân đang làm lại dùng chổi quét đá dồn vào phía trong lề đường. Trong khi mặt đường Quốc lộ 60 mới làm xong được ít năm đang láng đẹp mà vẫn bị phá huỷ để “ làm chơi, quyết toán thật!” nhằm trừ vào khoản tiền tham nhũng từ Quỹ bảo trì đường bộ mà hàng chục năm nay không quyết toán được!
Điều đáng lên án là sau 44 năm giải phóng miền Nam mà đến nay Sở GTVT tỉnh Bến Tre vẫn chưa xác định được hình thức và khái niệm kế toán là gì. Sở này vẫn không hề mở sổ kế toán chi tiết. Cố ý làm trái Tiết 5.1, Khoản 5, Mục I, Phần thứ ba của Quyết định số: 195/2012/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Trong tất cả các đơn vị trực thuộc sở GTVT đều vi phạm Luật Kế toán thì có 03 đơn vị vi phạm nghiêm trọng nhất, đó là: Giam đốc sở giao nhiệm vụ kế toán hoạt động của sở cho kế toán trưởng kiêm luôn là cố tình vi phạm Khoản 3, Điều 51 Luật Kế toán. Ban quản lý các dự án nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ngành GTVT, giao nhiệm vụ cho Trưởng phòng Tổ chức Hành chính-Kế toán kiêm kế toán trưởng và Ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành GTVT giao nhiệm vụ cho Chánh văn phòng kiêm kế toán trưởng là vi phạm Khoản 7, Điều 14, Luật Kế toán.
Tại Thanh tra sở phát sinh nhiều khoản tiền lớn, nhưng đơn vị này đều bỏ ngoài sổ sách, không thực hiện bảng kê chứng từ thanh toán theo quy định như Tài khoản 312 (tạm ứng) TK-333 (tiền phải nộp ngân sách Nhà nước). Trung tân quản lý phà và Bến xe (nơi vợ ông Hoàng làm kế toán) đến nay vẫn chưa biết tý gì khái niệm về chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của kế toán dẫn đến chưa xác định rõ hình thức kế toán. Chỉ có duy nhất cuốn sổ cái ghi theo hình thức nhật ký chung giống như “sổ chơi hụi” của mấy bà ở nông thôn vùng xa xôi hẻo lánh.
Tại Trung tâm đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, kiểm định và tư vấn công trình giao thông có nguồn thu rất lớn, nhưng không hề sử dụng các tài khoản khi có phát sinh như TK-642 ; TK-631 ; TK- 531 và nhiều tài khoản được quy định theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Các loại phiếu thu chi tiền mặt “tự bịa” là cố ý làm trái Thông tư 185 và số chi không sử dụng bảng đề nghị thanh toán, cố tình bỏ mất cùi phiếu thu-chi tài chính là cố ý làm trái Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Sở này cũng không hề xử lý số dư sau kiểm quỹ tiền mặt, khi chưa đối chiếu công nợ hàng năm mà đã lập báo cáo tài chính năm nhưng không hề có báo cáo tài chính quý.
(còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét