Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

10009 - Trump nói nước Mỹ 'đã đầy' nhưng một tiểu bang nói 'ở đây thì không'



Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng nước Mỹ "đã đầy rồi" và không thể tiếp nhận thêm người nhập cư nào nữa. Nhưng người dân ở một tiểu bang vùng nông thôn Mỹ nói rằng họ không đồng tình với điều này. 40 năm trước, Curtiss Reed Jr đến Vermont trong một kỳ nghỉ trượt tuyết và bị mắc kẹt trong một cơn bão. Ông phải ngủ trong tiệm bánh Dunkin Donuts hai đêm trước khi có thể đến nhà một người bạn. Điều đó đã cho ông nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của Vermont.
"Tôi dành ra ba tuần trượt tuyết, ăn, uống và quyết định đây là thiên đường", ông Reed, một nhà tư vấn của Hiệp hội Cộng tác cho sự Công bằng và Đa dạng Vermont nói. "Sáu tháng sau, tôi chuyển đến đây."
Nhưng kể từ đó, Reed đã thấy nhiều cửa hàng ở trung tâm các thị trấn bị đóng cửa trên toàn tiểu bang. Thuế tăng lên nhưng tiền lương thì vẫn không thay đổi. Ông Reed nói đó là bởi vì Vermont chỉ cố gắng thu hút một loại cư dân mới.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump nói rằng "đất nước của chúng ta đã đầy" vào đầu tháng này trong chuyến thăm tới biên giới phía Nam Hoa Kỳ, ông Reed nói nếu Vermont muốn cải thiện nền kinh tế thì cần phải thu hút thêm nhiều người.
Nhưng Vermont có hai vấn đề. Nó không có đủ người làm những việc làm tiểu bang này đã có, và không biết cách thu hút những người thuộc chủng tộc khác. Dân số hiện tại của Vermont, với gần 95% là người da trắng.
Theo chính sách của chính quyền Trump, có ít người tị nạn hơn, ít người nhập cư hơn và ít lao động có thị thực tạm thời đến với tiểu bang này.
Joan Goldstein, ủy viên của Sở Phát triển Kinh tế Vermont, cho biết cuộc đua đang diễn ra. Các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ đang cạnh tranh để thu hút cư dân mới.
"Tôi biết rằng nghe thì có vẻ rất hám lợi nhưng chúng tôi đang ở trong một thị trường đầy cạnh tranh," Goldstein nói. "Chiến lược tiếp thị của Vermont trong nhiều thập kỷ qua là người da trắng, nam, dị tính, có thu nhập gia đình từ 120.000 đôla trở lên. Dân số đó đang bị thu hẹp."
Vermont đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận, Goldstein nói. Thay vì chỉ cố gắng thu hút các doanh nghiệp đến với tiểu bang, giờ đây chúng tôi đang thu hút trực tiếp các cá nhân.
"Các bang khác hỏi chúng tôi đã làm thế nào vì họ cũng quan tâm đến chiến lược phát triển tương tự," bà nói. "Vì vậy, rõ ràng, mặc dù đó là một sự mới lạ, nhưng có thể sẽ sớm trở thành xu hướng chính."
Năm nay Vermont đã bắt đầu cho thêm 10.000 đôla cho một số công nhân phải di chuyển đến các vùng xa xôi của tiểu bang.
"Có sự quan tâm đáng kể từ bên ngoài Hoa Kỳ khi chúng tôi bắt đầu chiến dịch," bà nói. "Tôi nghĩ khoảng 25% số người quan tâm đến cơ hội việc làm ở đây đến từ các quốc gia khác."
Nhưng cho đến nay, không ai trong số 26 người đã được phê duyệt tài trợ là người tị nạn hoặc là người đến từ một quốc gia khác. Đó có thể là do có những rào cản đối với những người nhập cư muốn làm việc cho tiểu bang.
Chris Winters, phó giám đốc sở ngoại vụ Vermont, nói rằng rất khó cho những người có bằng cấp kinh nghiệm ở những nơi khác đạt tiêu chuẩn làm việc tại Vermont.
"Khi chúng ta đi xa hơn việc bảo vệ cộng đồng, chúng ta bắt đầu khiến nhiều người khó có cơ hội tiếp cận những việc làm họ có đủ tiêu chuẩn đảm nhận," ông Winters nói. "Vì vậy, chúng tôi thực sự có nhiều việc phải làm ngay ở trong Vermont để cải thiện quyền tham gia vào lực lượng lao động."

Stowe, Vermont, circa March 1956 (FILE)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionStowe, Vermont, năm 1956

Trong tháng này, cơ quan lập pháp Vermont đã thông qua dự luật giúp nhiều người nhập cư dễ dàng chuyển giao bằng cấp để họ có thể được chứng nhận đủ tiêu chuẩn cho các công việc trong tiểu bang. Thống đốc bang dự kiến ​​sẽ ký nó. Chính quyền cũng đang làm những việc khác, như tuyển một nhân viên chuyên lo về công bằng và đa dạng chủng tộc.
Ông Winters hy vọng những biện pháp đó sẽ giúp thu hút, nhiều người nhập cư mới, đa dạng ở Canada gần đó sang làm việc tại Vermont.
Winters tin rằng sự đa dạng là chìa khóa để giữ những người trẻ tuổi ở tiểu bang và chỉ vào con gái của ông, người sẽ rời Vermont để đi học đại học nơi khác vì cô không cảm thấy mình có thể gặp gỡ nhiều người ở tiểu bang vắng vẻ này.
"Tôi nghĩ thật đáng tiếc khi gần đây chúng tôi phải nghe những câu như 'Nước Mỹ đã đầy ắp', 'không còn chỗ trong nhà trọ'," ông Winters nói.
"Tôi có thể nói với bạn rằng còn rất nhiều chỗ trống ở Vermont."
Nhưng Marita Canedo, với nhóm Công lý di cư ở Burlington, nói rằng Vermont vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể để chào đón tất cả những người nhập cư và dân tộc thiểu số.

Three horses are shown standing outside of a open-door red barn.Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionVermont đang cố gắng thu hút một lượng người lao động nhập cư đa sắc tộc

"Nếu bạn định quảng bá một tiểu bang này như một 'Ngọn núi xanh', với phong cảnh tuyệt đẹp, bạn phải tính đến những người đã và đang vật lộn trong ngành công nghiệp sữa," bà Canedo nói.
Nhiều người làm việc trong ngành công nghiệp sữa của Vermont không có giấy tờ. Cruz Alberto Sánchez-Pérez đến Vermont từ Mexico vào năm 2015 để cùng với hai anh em trai và làm việc trong các trang trại bò sữa.
Ông nói rằng họ được trả ít hơn mức lương tối thiểu và không được nghỉ một ngày nào cho đến khi họ phải tụ tập lại để để đòi một mức lương cao hơn và nhiều lợi ích tốt hơn.
Đây vẫn là một môi trường căng thẳng cho những người như ông, Sánchez-Pérez nói, mặc dù ông vừa được công nhận tỵ nạn ở Mỹ.
Ngoài cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) , Đội Tuần tra Biên phòng Mỹ có thẩm quyền tuần tra 100 dặm (160km) từ biên giới liên bang, gồm phần lớn tiểu bang Vermont, đang lùng sục những người không có giấy tờ tìm cách vào Hoa Kỳ từ Canada.

A US guard watches over the Canadian border near Beecher Falls, VermontBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột lính canh Mỹ canh chừng biên giới Canada gần Thác Beecher, Vermont

Vermont cũng đã có một số vấn đề chủng tộc gần đây.
"Trong ba hoặc bốn năm qua, chúng tôi đã có một số sự việc đáng tiếc," ông Reed nói.
Vào năm 2017, thị trưởng đương nhiệm của thành phố Rutland đã vận động đưa người tị nạn Syria đến để tái tạo nền kinh tế địa phương. Những phản kháng ông nhận được đã thu hút sự chú ý trên toàn quốc và ông đã thất bại trong một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tái định cư người tị nạn vào thời điểm đó.
Năm ngoái, Kiah Morris, nữ thượng nghị sĩ tiểu bang người Mỹ gốc Phi duy nhất của Vermont, đã từ chức vì gia đình bà bị quấy rối.
Ngoài ra, những cố vấn và trẻ em không phải da trắng đã nhận những lời lẽ phân biệt chủng tộc.
"Có một số nơi ở khắp tiểu bang đã xảy ra những sự việc này," ông Reed nói.
"Những gì còn lại trong tâm trí mọi người là: 'Eh. Vermont. Tôi tin vào chương trình trào phúng của SNL", ông Reed đề cập đến một phân đoạn Saturday Night Live được phát sóng năm ngoái, về cuộc họp giả tưởng của những kẻ phân biệt chủng tộc.
"Nếu họ tiếp tục đến đây, chúng ta sẽ đi nơi khác", một nhân vật dẫn dắt cuộc họp trong chương trình trào phúng nói. "Nơi này là của riêng chúng ta dành cho chính chúng ta. Không có người nhập cư, không có thiểu số. Một cộng đồng nông nghiệp nơi mọi người sống hòa thuận vì mỗi người đều là người da trắng. Phải không, thưa ông?"
"Vâng, tôi biết nơi đó - nghe có vẻ giống Vermont", một nhân vật khác nói. Khán giả thì bật cười.
Để xóa bỏ hình ảnh đó của Vermont, ông Reed nói rằng chính quyền tiểu bang và địa phương phải tích cực vận động chống lại sự phân biệt chủng tộc này bằng cách tập trung vào việc thu hút người nhập cư và cộng đồng thiểu số - bởi vì không phải tất cả họ đều nắm bắt được những thông tin giống như người da trắng.
Vermont có thể quảng cáo thông qua mạng xã hội thông qua cộng đồng trực tuyến được gọi là Black Twitter. Nó có thể quảng cáo bằng tiếng Tây Ban Nha.
"Nó bắt đầu với một lời mời," ông Reed nói. "Và nếu anh chỉ mời một nhóm dân số đang bị thu hẹp, thì kết quả cuối cùng là sự tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng sẽ gặp nguy hiểm."
Thật không may, ông Reed nói, vẻ đẹp tự nhiên đã đưa ông đến Vermont không đủ để duy trì nền kinh tế.
Tiểu bang này cũng sẽ phải học cách nắm bắt lấy sự thay đổi đang diễn ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét