Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

10011 - Phí thu đều, đường không sửa




Ảnh: Tác giả gửi tới

Tình trạng đường 5A, đoạn từ Trâu quỳ đến Sặt, là như vậy. Mặt đường nhiều đoạn là những mảng vá gồ ghề, xe chạy như cưỡi ngựa. Mặt đường tại một số đoạn bị cào lên một đoạn dài và để nguyên từ mấy năm nay không hề làm gì thêm, đặc biệt gây nguy hiểm cho người đi xe máy. Bánh xe trật trẹo như đi trên những luống cày, nếu tay lái không vững, xe có thể đổ ngay trước đầu xe khác.
Đầu các cầu vượt dành cho xe thô sơ và người đi bộ vẫn là những chiếc cạm bẫy. Đầu cầu là những tảng bê tông, phế thải asphalt khi thi công đường,… Sau mỗi trận mưa, đầu cầu là những vũng nước không biết dưới đó có gì mà đi vào, do vậy người và xe lại phải liều mình đi vào lòng đường xe cơ giới. (Xem ảnh) Đầu kia của cầu là toán CA Yên Mỹ rình, nấp đón lõng để trấn những ai vòng tránh bê tông, hố nước hoặc quên bật xi-nhan.
Đường thì nham nhở, phí thu không sót một phút nào. Vậy tiền thu phí của trạm số 1 đường 5A đi đâu?
Từ khi có chỉ đạo của ông Bộ trưởng GTVT đóng cửa trạm thu phí BOT nếu để đường hư hỏng, chậm sửa chữa, khắc phục, đường 5A hỏng vẫn chẳng có ai sửa, những luống cày trên mặt đường hay cạm bẫy cho người lưu thông chẳng thấy khắc phục.
Chặn đường trấn lột
Trạm thu phí số 1 này vốn chẳng phải là BOT vì đường 5 cũ đã có từ thời thuộc Pháp được nâng cấp nhiều lần bằng tiền thuế của dân. Nó đã rục rịch bỏ sau khi phí đường bộ đánh lên đầu xe, nhưng được vận hành trở lại sau khi có đường Bốt (BOT) 5B, nó là cái máy chém con hoàn toàn vì mục đích “lùa” các xe đi vào cái máy chém to 5B.
Ngang trái hơn nữa, đương 5 cũ từ HP đến HN chỉ dài 105km, nhưng có tới 2 trạm thu phí. Như vậy, ngay cả theo cái quy định độc đoán của ngành giao thông thì khoảng cách 2 trạm này dưới 70km. Bộ GTVT nói sao khi ngành GT vi phạm chính quy định khoảng cách do mình tùy hứng đặt ra? Chính một quan chức còn nói, “không hiểu ai đặt ra cái khoảng cách 70km một trạm này”.
Người dân trong khu vực Văn Lâm, Yên Mỹ, … không thể không bất bình vì họ không có quyền được lựa chọn. Bước chân ra đường là mất tiền: dân ở khu vực chợ Đường Cái đưa người nhà đi cấp cứu tại bệnh viện Phố Nối, tiền ta-xi chỉ mất 72.000đ, trong khi phải trả lộ phí 80.000 (đi và về). Tất nhiên số tiền đó đổ vào đầu nhà bệnh nhân.
Trạm số 1 đường 5 này nằm đúng vị trí xưa hay có cướp đường. Nay bọn cướp đường bật đèn sáng trưng, cần thì xua CA mang súng và dùi cui ra. Đúng là “Quan tham là cướp cả ngày lẫn đêm”.
Đừng đưa quốc tế ra dọa nhân dân
Cứ mỗi khi lũ mafia muốn thắt cổ nhân dân chặt thêm, chúng đều mang “quốc tế” ra dọa.
Việc thu phí của các con đường có ở nhiều quốc gia. Nhưng về bản chất, nó khác hoàn toàn với cách thu phí kiểu bắt bí ở CHXNCN Việt Nam.
Ở nước ngoài, đường thu phí là một giải pháp lựa chọn. Ai muốn đi nhanh hơn, với chất lượng đường tốt hơn, … thì chọn đường trả phí. Ai không trả phí, vẫn có đường bình thường. Trong trường hợp Việt Nam, mà cụ thể là với đường 5A, người dân không có sự lựa chọn.
Bọn người tham tàn chỉ rải thêm chút mặt đường trên nền đường cũ, hệt như những lần làm mới mặt đường ngày xưa, rồi thu phí. Người dân buộc phải trả tiền không tương xứng cho con đường họ từng sử dụng trước đây. Các nhóm mafia đứng sau những trạm trấn lột này tìm cách chặn mọi lối đi để “không cho chúng nó thoát”.
Cứ theo cách bôi một ít nhựa lên mặt đường rồi chặn đường thu tiền, chẳng mấy chốc đường làng cũng phải trả phí, tựa như Thanh Hóa đánh phí trâu bò gặm cỏ?
Tinh trạng “né trạm” của lái xe là dễ hiểu. Hậu quả là tai nạn, là hỏng đường làng, … Trạm thu phí số 1 đường 5 này cần bị loại bỏ để trả lại cuộc sống bình thường cho ngươi dân vốn có từ trăm năm qua.
Tiến thêm một bước, các nhóm mafia BOT nay đã điều khiển được chính quyền xua “CA nhân dân” ra đàn áp nhân dân tại các trạm trấn lột. CA, quân đội nay phục vụ bọn mafia trấn lột chứ không phải an ninh quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ.
Nhà nước ở mọi nơi trên thế giới phải có nghĩa vụ làm đường cho nhân dân không muốn đi đường trả phí. Hay ngân sách nhà nước CNHXCNVN đã rỗng vì bị đục khoét và nuôi bộ máy khổng lồ có tới 30% (?) vô tích sự.
Vì quan chức có nhiệm kỳ, nên phải thu thật nhanh, thu thật nhiều, “thằng nào lên nhiệm kỳ sau … nó phải nghĩ ra cái khác để thu, kệ mẹ nó”. Thu hồi vốn cũng phải theo nhịp điệu nhiệm kỳ của lũ sâu dân mọt nước, “ăn của dân không từ thứ gì”.
Nhưng đó cũng là dấu hiệu của một chế độ đến ngày tàn, lũ quan tham cố vơ vét những chuyến cuối trước khi con tàu chìm cùng nhân dân.
Người dân Việt trong chế độ CS vốn nhu nhược, quen chịu đựng dù bị áp bức, cho dù Nhà nước CS cai trị xua biết bao công an, lính tráng có vũ khí để đàn áp, vẫn buộc phải đấu tranh, thì đủ thấy rằng họ đã quá căm ghét chế độ này.
Điều đó chỉ chứng tỏ nhà nước CSVN là “nhà nước của bọn trộm cướp”, “do bọn trộm cướp” và “vì bọn trộm cướp”.
Tức nước sẽ vỡ bờ, ông Marx và ông Lenin, thủy tổ của CS đang nghiến răng dưới âm ti: “Vô sản Vietnam hãy đoàn kết lại!”
Nay gã Bộ trưởng của cái bộ này lại loanh quanh muốn đổi tên “thu phí” thành “thu tiền”, rồi không biết sau này có khi là “thu … VÍ”.
Xin nói một lần cho rõ với tay Thể này: Dốt thì đừng nói chữ.
Đỗ Tùng (Lạc Hồng, Văn Lâm, HY)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét