Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

10020 - Võ Kim Cự và chuyện giới chức Việt Nam 'có nhà, quốc tịch nước ngoài'


cựBản quyền hình ảnhVGP
Image captionÔng Võ Kim Cự bị "xóa tư cách" cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015"

Ông Võ Kim Cự bác tin ông "định cư Canada" trên báo trong lúc chuyện một số giới chức Việt Nam "có nhà, quốc tịch nước ngoài" từng được ghi nhận chính thức và trên mạng xã hội. Tờ Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh dẫn lời ông Võ Kim Cự, cựu bí thư, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: "Thông tin tôi cùng gia đình sang định cư ở Canada là không chính xác. Tôi không chấp cái thông tin xuyên tạc vớ va vớ vẩn. Hiện tôi ở Việt Nam, đang ở tại Hà Nội."
"Đó là thông tin phản động, kích động. Trên mạng xã hội đó là trò ném đá giấu tay, tôi không chấp."
"Tôi thường xuyên về quê Hà Tĩnh vì quê cha, đất tổ. Có khi tôi cũng phải đi du lịch, đã hoạt động làm việc 42 năm rồi, bây giờ cần nghỉ ngơi, thăm bạn bè. Con người phải có tình cảm, có mối quan hệ xã hội. Tôi thường xuyên về quê thăm anh em, bạn bè, hiếu, hỉ ở quê tôi đều về tham dự," tờ báo dẫn lời ông Cự.
Từ một thời gian qua có không ít các đoạn trạng thái cá nhân đăng trên Facebook ở Việt Nam và nước ngoài hỏi có hay không việc cựu bí thư Hà Tĩnh "định cư ở Canada".
Một phần dư luận cho rằng ông Cự phải có trách nhiệm về vụ ô nhiễm môi trường biển của tập đoàn Formosa và họ tin là một quan chức sau khi "hạ cánh an toàn" lại có cuộc sống "sạch sẽ" ở nước ngoài thì thật bất công.
Cũng luồng dư luận đó thường chú ý đến việc quan chức Việt Nam hoặc có tài sản ở nước khác, hoặc đã định cư âm thầm.


ThânBản quyền hình ảnhFB MAC VIET HONG
Image captionBiểu tình trước nhà mà người biểu tình cho là của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân ở Warsaw, Ba Lan

Ông Nguyễn Văn Thân 'có nhà ở Warsaw'

Trước ông Cự, hồi tháng 6/2018, ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.
Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà hô vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
Thời điểm đó, nhóm vận động tại Ba Lan đã xin được trên 1200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.
Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.
Theo ban tổ chức cuộc biểu tình, họ có sự đồng ý của thành phố Warsaw và thông tin từ cộng đồng người Việt tại Ba Lan nói đây là ngôi nhà do ông Thân cùng vợ đứng tên mua từ năm 2009.






Kiếm hộ chiếu EU bằng cách bất hợp pháp có dễ không?

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường 'có quốc tịch Malta'

Hồi tháng 7/2016, ở Quốc hội Việt Nam có vụ việc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị báo chí phanh phui chuyện bà "có hai quốc tịch", một của Việt Nam, một của Malta.
Theo phát biểu của Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia khi đó là ông Nguyễn Hạnh Phúc thì ngày 15/7/2016, Hội đồng Bầu cử mới có thông tin "vi phạm Luật quốc tịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từ phía cơ quan chức năng".
"Ngay sau đó, bà Hường có đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội," trang Zing.vn trích lời ông Hạnh Phúc.
Thời điểm vụ bà Hường đang ồn ào, Đảng Quốc gia, đối lập chính tại Malta, yêu cầu chính phủ giải thích vì sao một dân biểu Việt Nam có được hộ chiếu Malta, theo truyền thông Malta.
Báo Times of Malta cho biết Đảng Quốc gia, đảng đối lập lớn nhất tại Malta, ra tuyên bố yêu cầu Thủ tướng giải thích vụ việc.
Đảng này nói về trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, người ở thời điểm đó bị bác tư cách đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét