Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

10079 - Khi người dân "mong chờ" Đại Hội Đảng



Vào năm 2015, trước thềm ĐH XII, ông Hà Sỹ Đồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Quảng Trị chia sẻ với VietNamNet kỳ vọng của ông về sự kiện này, theo đó, “Tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn các vị lãnh đạo nhiệm kỳ mới là những người có tư duy đổi mới, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết”.




Trên trang RFA, cũng ghi nhận ý kiến của những người đấu tranh, và giống như cô Huỳnh Thục Vy, những người khác cũng đều “không mấy quan tâm”, bởi đây là công việc nội bộ của ĐCSVN.

Nhưng ĐH XII lại khác, đại hội này, một bộ phận không nhỏ người dân “háo hức và kỳ vọng”, không phải là kỳ vọng về “người có tư duy đổi mới” (bởi trước thềm ĐH là sự siết chặt tư duy phản biện, chỉ nhấn mạnh yếu tố trung thành), mà vì thềm ĐH XII, nổi lên sự đốt lò lẫn nhau giữa những người trong đảng.

Ông Hoàng Trung Hải (Bí thư thành ủy Hà Nội), ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Tp. Hà Nội), ông Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Công thương) nổi lên như ba gương mặt liên quan đến dòng sự kiện mà dư luận quan tâm và bày tỏ sự phẫn nộ. Đó là Formosa, là “sân sau”, và “giá điện”.

Các nhà báo chính thống gián tiếp trở thành người “chặt củi”, và không ít quan điểm cho rằng, họ gián tiếp thực hiện công việc của một nhóm lợi ích trong tranh giành ghế tại ĐH XIII.

Tuy nhiên, với quan điểm của người viết, thì nếu lấy quan điểm về “một bầy sâu” mà ông Trương Tấn Sang (Nguyên chủ tịch nước) từng chia sẻ với cử tri vào năm 2011, “chặt củi, đốt lò” dù với mục đích và dụng ý sâu xa nào đi chăng nữa, trước mắt nó vẫn là một công việc tốt. ĐH Đảng trở thành một bảng phong thần cho chính những phe phái yếu thế, nhưng tất nhiên chứa đầy yếu tố lợi ích, tham nhũng trước đó. Và một kẻ tham nhũng, trục lợi chính sách quốc gia phải trả giá – đó là điều cần thiết.

Đó cũng là lý do vì sao, người viết và nhiều người khác ủng hộ quan điểm của nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người đã mở màn các bài viết trên trang langmoi.vn để lôi ra các sai phạm của ông Chủ tịch Tp. Hà Nội - Nguyễn Đức Chung.

Tôi chỉ đốn củi thôi. Việc ai nấy làm. Đừng ngáng chân nhau,” nhà báo Trương Châu Hữu Danh chia sẻ trên Facebook cá nhân.  



“Giữa chúng ta không có tình đồng chí”

Khó có thể biện hộ được điều gì ngoài việc bản thân công cuộc đốt lò hay tất cả những diễn biến gần đây liên quan đến sai phạm của đội ngũ cán bộ trung, cao cấp là gì, nếu đó là biểu hiện của “không có tình đồng chí”. Mọi “đồng chí” chỉ là sự nhất thời khi các thỏa hiệp vẫn còn đang được sử dụng như một phương thức để tạo liên kết bè nhóm đối phó lẫn nhau, và khi mà giá trị “lợi dụng” cho các mục đích “lợi ích nhóm” kết thúc, khi mà những tiềm lợi của cá nhân gây ảnh hưởng đến vị thế chính trị tương lai của một cá nhân hoặc một nhóm người thì dẫn đến hướng triệt hạ.

“Không có tình đồng chí” cho thấy các tính chất “sâu chìm, sâu nổi” trong tảng băng tham nhũng của cơ chế. Bất kỳ nhân vật nào cũng đều nhúng chàm, bất kỳ ai cũng đều lợi dụng cơ chế để trục lợi, và sẽ bị lột trần, phơi bày khi ham muốn quyền lực đụng chạm lợi ích với một quyền lực lớn hơn. Qua đó để thấy rằng, ở Việt Nam không chỉ có trục lợi chính sách, mà trục lợi chính những sai phạm của thể chế để tư lợi cá nhân.

ĐH Đảng trở nên sôi động, vì tính chất “đấu đá” trong nội bộ đảng, nhưng về mặt hình thức là chống tham nhũng, quan liêu, lạm quyền. Nhưng như đề cập ở trên, tất cả những sự kiện này, vừa đáng hoan nghênh (bởi xử một con sâu bằng phương pháp gì cũng là xử một con sâu), nhưng cần thận trọng. Bởi nếu không, thì vô hình chung, nó tạo thành một “không khí phấn khởi, tin tưởng”, làm nền cho một ý đồ của một cá nhân, hoặc một nhóm lợi ích trước thời tiền Đại hội. Hệ quả là sau khi “dẹp” xong những lực cản trên đường chính trị, thì cá nhân hoặc nhóm cá nhân đó quay sang bòn rút tiềm lực quốc gia một cách tinh vi hơn bao giờ hết. Và từ đây, chuyện nội bộ của ĐCSVN đã không còn là chuyện nội bộ của chính tổ chức đó nữa, mà là chuyện toàn dân, bởi đối tượng thụ hưởng hậu quả từ câu chuyện “đấu đá nội bộ” chính là người dân.

Tỉnh táo và nhận ra, những chiêu trò trên báo chí, truyền thông về việc xử lý một cá nhân hay nhóm cá nhân sai phạm trong lúc đương quyền, để tranh một hiện tượng mà nhiều nhà quan sát khá tinh táo nhận ra: hiện tượng mị dân.

Từ đây đến kỳ ĐH Đảng XIII còn một nửa thời gian, đấu đá chính trị trong thời đại Facebook đem lại một không khí náo nhiệt chính trị. Và người dân có thể sống với không khí đó bằng sự bàn luận, chia sẻ trước chợ “mua bán, thỏa hiệp chính trị”, trước khi có thể tiếp cận về một sự sôi động bầu cử chính trị ở một tương lai xa hơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét