Đây hình như là câu hỏi của tất cả những người quan tâm tới sự kiện chính trị cả ở trong nước lẫn ngoài nước, cả của người Việt lẫn những người ngoại quốc. Nhưng câu trả lời thì vẫn chưa có, và chắc chắn sẽ không có, vì sau khi tái xuât hiện ngày 14/5, mặc dù, người ta thấy rõ ràng là ông chưa chết, nhưng còn sống hay không thì không ai trả lời được, vì nhiều lý do:
Một là: ai cũng thấy trên tay trái ông, xuất hiện chiếc đồng hồ điện tử theo dõi nhịp tim, huyết áp và diễn biến thể trạng của ông; trên ngực bên trái, dưới lớp áo sơ mi, người ta thấy hình một chiếc hộp vuông, mà các nhà chuyên gia cho rằng đó là thiết bị trợ tim, nó giúp giữ cho mạch đập nhịp tim lúc bình thường và tạo xung lực kích thích tim đập nhân tạo trong trường hợp tim ông Trọng ngừng đột ngột.
Điều này xác nhận sự cố tai biến tại Kiên Giang là có thật. Nghĩa là sức khỏe của ông có «vấn đề», mà «vấn đề» ở cái tuổi 75 với hai chức trách siêu nặng trên người, thì không chết thật, mới là chuyện lạ. Nghĩa là sống như chết.
Giống như chuyện Khổng Minh chết vì ôm quá nhiều chức trách, dù cố dâng sao giải hạn, ông Trọng có thể «đi» bất cứ lúc nào, không ai biết được.
Hai là, dù rõ ràng ông chưa chết, nhưng ông sẽ phải rời bỏ chiến trường, hoặc để chữa bệnh, hoặc để tránh một cái chết do sự trừng phạt của một bàn tay ác độc nào đấy. Nên ông sống mà cũng như chết rồi.
Người ta nghi chuyện tai biến tại Kiên Giang có bàn tay của cha con ông Dũng! Nhưng không có chuyện đó!
- Vì Kiên Giang là «căn cứ địa» của cha con ông Dũng, người được dư luận khẳng định là kẻ «không đội chung trời» với ông Trọng.
Có một quy tắc được xem như định luât là: «Không một sự kiện nào không để lại dấu vết, trừ phi sự kiện đó không diễn ra. Không có một việc làm nào không bị phát hiện, trừ phi việc đó không được làm». Ông Dũng và ông kĩ sư Nguyễn Thanh Nghị không thể không biết định luật đó.
Không ai đưa kẻ thù đến nhà mình để giết, nếu không muốn sẽ cùng chết, thậm chí với trường hợp giết Tổng bí thư - Chủ tịch nước, tức là giết một Hoàng đế, thì còn phải chết nhiều kiếp, nhiều đời sau nữa, vì thành chuyện sẽ được chép lại trong Việt sử.
- Vì trên thực tế, đang có chuyện ngược chiều, có vẻ ông Trọng đang tìm cách khôi phục uy tín và quan hệ với ông Dũng:
Người ta không thể không thấy rẩt rõ rằng gần 1 năm nay, sự xuất hiện của ông Dũng đầy lên trên mặt báo: ông Dũng dự lễ khánhh thành cầu xuyên biển dài nhất Đông Nam Á ở Hải Phòng; ông Dũng ngồi cạnh Lê Thanh Hải, Lê Hồng Anh tại lễ kỷ niêm Quân Khu 9; ông Dũng gặp và ôm hôn ông Nguyễn Thiện Nhân khi nhận huy hiệu 50 năm tuổi đảng; ông Dũng cùng lãnh đạo Thành phố HCM dâng hương đài Liệt sĩ; ông Dũng đứng hàng đầu trong lễ tang ông Đồng Sĩ Nguyên; ông Dũng đứng hàng đầu trong tang lễ ông Đỗ Mười; ông Dũng ngồi hàng ghế đầu bên cạnh ông Nông Đức Mạnh trong Hội nghị gặp các cựu lãnh đạo cao cấp; ông Dũng cười trong Lễ tang ông Lê Đức Anh, có là một hành vi bất kính với vong linh một vị mà ông luôn bị gọi là «con nuôi» không?
Khi lách mình từ phía sau để cười rất tươi, bắt tay ông Nông Đức Mạnh, người ta biết chắc chắn rằng sau đó ông Trọng sẽ cũng bắt tay ông Dũng với cùng nụ cười (chả lẽ quay gót đi và làm mặt lạnh?). Dù báo tránh đưa vì một lý do nào đó, thì cả hội trường cũng sẽ đã chứng kiến, «làm gì có thù oán nào».!
Không phải là ngẫu nhiên, sự xuất hiện của ông Dũng tăng mật độ một cách khác thường, song song với cách thức truyền thông ngày càng công khai bộc lộ thái độ quyết liệt hơn với TQ:
- Từ đầu năm 2018, khi nhắc đến các vụ đâm chìm, cướp phá ngư dân VN, truyền thông chính thống đã không dùng chữ «tàu lạ» mà gọi thảng tàu TQ. Đặc biệt gần đây, bà Lê Thị Thu Hằng nêu đích danh «không phải Hải cảnh TQ cứu ngư dân Quảng Nam mà là do Tuần duyên biển VN cứu và đưa về Đà Nẵng», đồng thời Bộ Ngoại giao VN gửi công hàm tới Đại sứ TQ, yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại cho ngư dân VN.
- Lễ kỷ niệm 112 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Lê Duẩn lần đầu tiên được báo chí rầm rộ đưa tin như một sự kiện quan trọng, như cố tình nhắc lại sự kiện ông Duẩn kiên quyết đưa vào Hiến pháp 1980 rằng: «Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia», và ông luôn khẳng định: bọn bành trướng bá quyền TQ là kẻ thù số 1 của nhân dân VN.
- Vụ Giàn khoan Đông Phương của Tàu đưa vào khai thác tại trên vùng chồng lấn Vịnh Bắc Bộ, VN đã gửi công hàm phản đối và khẳng định lại việc TQ vi phạm chủ quyền của VN.
- Cảnh sát kiểm ngư VN ngày 08/04, lần đầu tiên ép đuổi hai tàu cá TQ phải cắt lưới bỏ chạy khỏi lãnh phận biển VN.
- Sự xuất hiện của Trương Hòa Bình, một kỹ sư thủy lợi không một ngày hành nghề, tiến thân từ một cảnh sát điều tra, leo tới Thứ trưởng Bộ Công an, rồi từ Chánh án Tòa án tối cao, trở thành ủy viên Bộ chính trị và nhảy sang làm Phó thủ tướng thường trực, là một người được dư luận xác nhận là con rơi của ông cố Tổng bí thư Lê Duẩn với bà Nguyễn thị Một vợ ông Trương Văn Ba, thư ký riêng của ông Duẩn trong những năm ông Duẩn nằm hầm hoạt động bí mật... Ông Trương Hòa Bình được chuẩn bị vào ghế Thủ tướng, cho phương án Tổng bí thư là một người miền Bắc. Việc thăng tiến kỳ lạ của con đẻ kẻ thù số một của Bắc Kinh cho thấy thế áp đảo của phe chống Tàu.
- Ông Phạm Bình Minh ngay từ Đại Hội 12 đã vào Bộ chính trị và còn lên Phó thủ tướng dưới thời ông Dũng là cú vượt mặt Tàu cộng. Ai cũng biết mối thù không đội chung trời của ông Minh với Trung Nam Hải. Ông này đứng thứ ba trên danh sách kế cận Thủ tướng, sau ông Trương Hòa Bình.
Dễ hình dung một Chính phủ mà ông Trương Hòa Bình hoặc ông Phạm Bình Minh làm Thủ tướng, thì ảnh hưởng của Tàu Cộng và mối quan hệ Việt - Trung sẽ ra sao? Có cần phải kiện Bắc Kinh ra PCA (Tòa thường trực quốc tế) mới là công khai đối kháng với Trung Nam Hải không?!
- Trong lễ kỷ niệm 40 năm, Cuộc chiến biên giới năm 1979 lần đầu tiên đã được gọi đích danh là «cuộc chiến tranh xâm lược của quân bành trướng TQ».
- Ông Dũng, bị hạ bệ vì yếu kém quản lý kinh tế và dính chuyện tham nhũng, nhưng ông Dũng là người thứ hai, sau ông Võ Văn Kiệt đại diện khối bí thư các tỉnh miên Nam, những tịnh còn đứng ngoài vòng kiểm soát của TQ. Người ta còn nhớ, ngay sau đám tang do cái chết đột ngột đầy bí ẩn của ông Võ Văn Kiệt, các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Pháp luật, Người Lao động đồng loạt dẫn lời ông Dũng: «phải bằng mọi cách xiết chặt hơn nữa mối quan hệ Việt - Mỹ». Ông Dũng cũng là người VN cao cấp nhất tuyên bố trước quốc tế tại Singapore, rằng VN không đổi chủ quyền lấy Tình hữu nghị viển vông».
- Thêm nữa. thông thường, lãnh đạo chỉ chọn địa phương đang có thành tích, đến thăm để tôn vinh, để đọc đít-cua khen ngợi, dạo nhạc cho một cú cất nhắc tương lai. Không có Lãnh đạo đi thăm một địa phương trước khi bắt bỏ tù người lãnh đạo cao nhất của địa phương cùng cha và em gái của anh ta. Một tuần trước đó, đã có tin vỉa hè: «Nghị sắp ra Hà Nội»! Chuyến thăm của ông Trọng tới Kiên Giang là một chỉ dấu công khai thái độ thách thức với Bắc Kinh và là một chứng tỏ lập trường dứt khoát của ông Trọng.
- Cũng có một phỏng đoán rằng: «không có tai biến nào cả, tất cả chỉ là một vở diễn đã được lên kế hoạch để ông Trọng tránh mặt ông Tập. Nếu đi dự Hội nghị thượng đỉnh «Một vành Đai, một Con đường» tại Bắc Kinh ngày26/04/2019, ông Trọng tất phải trình ông Tập kế hoạch chuyến đi Mỹ, và, nếu có chuyện nâng cấp mối quan hệ đối tác toàn diện hiện nay lên «đối tác chiến lược toàn diện», thì ông Trọng sẽ lĩnh án tử ngay lập tức, nghĩa là tai biến não sẽ xảy ra ngay trên đất TQ. vì đấy là việc phản bội TQ, phản bội XHCN, mà nói khác đi là lừa dối, thì sau đó cũng sẽ chết. Cái chết vật vã của ông Trần Đại Quang vừa rồi là việc nhãn tiền. Đó là chưa kể ông chắc chắn bị phải đọc diễn văn hay ký kết gì đấy với ông Tập cho «Một vành đai…», thì sẽ phải nói gì với Mỹ và chắc chắn bị ông Trump hủy lời mời.
- Nguyễn Chí Vịnh, một vị tướng khét tiếng, từng kiểm soát quan hệ quốc tế, như người phát ngôn của Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường trực Hội đồng An ninh quốc gia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng đột nhiên được giao nhiệm vụ đi Mỹ chủ trì hội nghi tẩy rửa Dioxin cho sân bay Biên Hòa, sau đó, từ ngày 4-8/5/2019, dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức và đối thoại chính sách quốc phòng tại Cuba, một công việc có vẻ lạc lõng giữa lúc bề bộn công việc quan trọng, nước sôi lửa bỏng tại Biển Đông căng thẳng từng ngày. Một Thứ trưởng đang chỉ làm việc của một Đại tá?! Nguyễn Chí Vịnh đang bị cách ly, giam lỏng?!
- Vụ Formosa đang được nhắc lại, cá lại chết trên biển miền Trung, ông Võ Kim Cự đột nhiên lên thanh minh trên báo bác bỏ tin đồn ông đã sang định cư tại Canada? Có phải Võ Kim Cự đang bị giám sát, bị bắt về, và vụ án Formosa sắp được đưa ra xét xử? Nếu vậy, thì số phận của Hoàng Trung Hải đã kết thúc. Hoàng Trung Hải là người chịu trách nhiệm chính trong việc cấp phép cho Formosa, một công ty TQ trá hình, đã từng gây ra vụ cá chết suốt chiều dài 2,5km biển miền Trung, ngày 4/6/2016, trước thềm chuyến thăm VN của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
- Lê Anh Hùng, ngượi hai lần gửi cho Dương Trung Quốc xin chuyển cho Quốc hội, đơn tố cáo nguồn gốc Tàu, đầu sỏ một đường dây buôn lậu ma túy của Hoàng Trung Hải, ngườiđã bị bị bắt và xử tù 3 năm, nhưng lại vừa có lệnh đi khám và được xác nhận của hội đồng bác sĩ là đang bị bệnh tâm thần. Với xác nhận này, Lê Anh Hùng được tha về nhà.
Ai ký lệnh bắt, và ại ra lênh tha bằng xác nhận tâm thần, chỉ nhìn chữ ký trên lệnh đủ biết ai là người của Tàu, ai là người của phe chống Tàu trong guồng máy!
- Phạm Minh Chính, về Hà Nội lên Trưởng ban Tổ chức cán bộ từ bí thư Quảng Ninh, tác giả của đặc khu Vân Đồn, dù là Trưởng ban Tổ chức cán bộ, chức vụ trước đây từng giúp Lê Đức Thọ thành nhân vật số hai. một thời khét tiếng, bây giờ chỉ được phân công làm Trưởng Tiểu ban Điều lệ của Đại hội XIII. Ông Trọng chịu trách nhiệm Trưởng ban văn kiện, nhận kiêm luôn Trưởng ban nhân sự, và tuyên bố, «dứt khoát không dùng người chạy chức chạy quyền».
- Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng thời kỳ ông là Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
- Cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải từ sau vụ «Đảo chính» đồn đoán, cũng «biệt vô âm tín».
- Những anh hùng trong chiến tranh biên giới năm 1979, đều đã hoặc bị đột tử như Thiếu tướng Lê Xuân Duy, Trung tướng nổi tiếng Đào Trọng Lịch, hoặc phải rời quân ngũ sang Quốc hội như Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Quân khu II có thể là «ổ con chuồn chuồn» gián điệp Tàu.
- 16 vị tướng lĩnh trong phái đoàn quân sự VN do ông Phùng Quang Thanh làm trưởng đoàn thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng TQ từ ngày 16 đến 18 tháng 10 năm 2014, đã lần lượt bị thuyên chuyển, bị kỷ luật, hoặc nghỉ chờ về hưu.
Tất cả các sự kiên trên phản ánh một điều rằng tương quan lực lượng giũa hai phe Thân Tàu và chống Tàu đã có sự thay đổi, và thay đổi đó là sự áp đảo của phe chống Tàu.
Tuy vậy, sự cố «tai biến» có thể không phải là chuyện vô tình hay ngẫu nhiên.
Có khả năng rằng có «một bàn tay vô hình» đã lợi dụng sự kiện ông Trong đến lãnh địa nhà Ba X để gây án mạng, nhằm đánh «một đòn chết hai»??? Nếu cả hai đối thủ cùng là kẻ thù của một người, thì bàn tay ấy là của ai? Dũng là kẻ thù của Tàu, vì Dũng là người Việt CS cao cấp nhất tuyên bố trước Quốc tế rằng «VN không đem chủ quyền để đổi lấy Tình hữu nghị viển vông». Nếu đi Mỹ lần này, ông Trọng sẽ là người Việt CS cao nhất và duy nhất đi Mỹ hai lần, liệu có biến người Việt và chế độ thành bạn với Mỹ, kẻ không đội chung trời với Tàu cộng không?.
Người ta nhớ lại chuyến đi Mỹ lần trước của ông Trọng, một âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh cùng 16 vị tướng tá của Bộ quóc phòng đã được Bộ Công an dưới quyền ông Trần Đại Quang và của Tình báo chính trị của quân đội cùng phát hiện. Ông Phùng Quang Thanh được đưa sang Pháp, Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh Thủ đô bị Ngô Xuân Lịch thay chức cùng trong một buổi sáng.
Lần đi thứ hai sắp tới, theo logic, sẽ phải bằng mọi cách để không được thực hiện và một Hiệp định An ninh Mỹ - Việt, nếu có khả năng ra đời, sẽ phải đổi bằng mạng của chính ông Trọng trước khi có thể ký. Có nghĩa rằng dù bằng cách nào, Trọng đều sẽ nhận án tử hình, giống trường hợp Trần Đại Quang, chết vào lúc nào là do Tập ấn nút.
Một tuần sau khi ông Trọng nhập Quân y viện 108, ngày 22/4/19, ông Tô Lâm bay sang Mỹ theo lời mời của Cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, một cơ quan bao gồm Tòa án, Cảnh sát Liên bang FBI và Cảnh sát Pháp lý. Chỉ thấy báo chí đưa tin ông Tô Lâm gặp và làm việc với Ủy ban chống khủng bố của Liên Hợp Quốc, nhưng có phỏng đoán ông Tô Lâm báo cho Sứ quán VN và Bộ Ngoại giao Mỹ chuyện xảy ra tại Kiên Giang (có bằng chứng do bàn tay của Bắc Kinh) và xin hoãn tuyên bố ngày thăm, chờ khôi phục sức khỏe của ông Trọng.
Nếu vụ «tai biến Kiên Giang» giúp ông Trọng thoát hiểm, thì cái hiểm ấy tất phải tìm tới kẻ có vai trò thế mạng.
Vai trò này rơi vào tay ông Nguyễn Xuân Phúc, người đang choáng ngợp với vận may được đóng vai Nguyên thủ Quốc gia cùng một cái mộng sẽ hóa thành thật không xa, nếu người đứng đầu, từ nay buộc phải rời bỏ chính trường.
Ông Phúc có lẽ chưa ý thức được nguy hiểm đã bám ông và có thể sẽ không rời ông nữa. Nguyên thủ của một quốc gia đồng minh, ông Phúc tất yếu phải bày tỏ ủng hộ hết mình, sẵn sàng ký mọi văn bản phục vụ lợi ích của ông Tập.
Nhưng là nhân vật thứ hai, ông sẽ phải báo cáo Tập Cận Bình về kế hoạch và nội dung chuyến đi Mỹ của ông Trọng. Việc này chắc chắn không ngoài dự đoán của Bộ chính trị VN. Ông Phúc sẽ phải trả lời: «Đây là việc của ông Trọng và Ban Bí thư, Bộ chính trị VN chưa đưa ra bàn cụ thể, và ngày đi cũng chưa xác định.»
Với cách trả lời như vậy, có thể ông Phúc không bị chất vấn, nhưng chắc chắn ông phải nhận một bảo đảm, ông Tập có thể công khai, rằng «ông sẽ được sống, nếu điều ông nói là thật. Ngược lại, ông sẽ chết nếu sự thật được xác định là không phải như vậy. Cái chết đã được đưa vào người ông, ngay khi ông bước vào căn phòng này. Ông chỉ có thể được giải thoát nếu đồng ý hợp tác với chúng tôi, chắc ông hiểu từ cái chết của ông Quang vừa rồi?!».
Nếu sự việc diễn ra theo kịch bản tưởng tượng này, thì ông Phúc đã làm Lê Lai một cách vô thức. Nhưng khi nhận được ra, ông Phúc liệu có nhận «hợp tác» với bạn không?! Liệu có chuyện lặp lại lịch sử của Lê Chiêu Thống?!
Có thể khẳng định 100% rằng quyết tâm đi Mỹ của ông Trọng là không gì lay chuyển nổi. Tại sao?Vì chuyến đi quá quan trọng và là cơ hội cuối cùng để ông Trọng «làm nên lịch sử»và «trở thành bât tử», vì ông Trọng là người thèm khát danh tiếng và danh vọng, và vì nếu vụ tai biến này do bàn tay thâm độc của TQ gây ra, thì chuyến đi Mỹ và Ký bằng được Hiệp định An ninh Viêt - Mỹ là cách trả thù xứng đáng nhất.
Ông Trọng là người thèm khát danh tiếng.
Ông Trọng từng ôm mộng tiếp bước ông Nguyễn Văn Linh khôi phục lại phong trào cộng sản quốc tế, đưa VN vào hàng lãnh đạo phong trào CS quốc tế.
Ông Linh thăm và dự đại hội Đảng Cộng sản Rumani tháng 11-1989. Mặc dù Liên xô sụp đổ, XHCN Đông Âu tan rã, Đại hội Đảng Cộng sản Romania XIV vẫn bầu Ceausescu làm Tổng bí thư một nhiệm kỳ thứ 5 năm và trong bài phát biểu bế mạc Đại hội, Ceausescu tuyên bố Romania đã trở thành «Thành trì xã hội chủ nghĩa». Nguyễn Văn Linh đã đích thân trình bày sáng kiến đề nghị cùng Rumani tổ chức Quốc tế cộng sản 5 nhằm khôi phục lại phe XHCN và chủ nghĩa cộng sản.
Khủng hoảng lý luận về con đường đi lên sau cách mạng dân tộc đã bế tắc sau cái chết của NEF (chính sách đổi mới kinh tế tạm thời) cùng với V. I. Lenin năm 1924, đã cho ông Trọng một ảo tưởng: lý luận về Đổi mới do ông phát triển là một phát kiến sáng tạo về lý luận của giai đoạn «quá độ tiến lên XHCN», một đóng góp cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa cộng sản mang tầm quốc tế.
- Đầu tháng Hai năm 2018, sau ngày nhận huy hiệu 50 năm tuổi đảng, ông cho xuất bản trước tác : «VỮNG BƯỚC ĐỔI MỚI»
Nội dung các bài viêt tóm tắt trong 8 điều: kiên định học thuyết Mác-Lê; kiên định chủ nghĩa xã hội mác xít; kiên định chế độ độc đảng; kiên định nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kiên định 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, duy nhất, thường xuyên liên tục của đảng; kiên định phương châm «đất đai thuộc Sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý»; kiên định coi sở hữu Quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế; kiên định đường lối đối ngoại «bề ngoài là làm bạn với mọi nước, thực chất là ngả hẳn về phía ông bạn 4 tốt 16 chữ vàng», theo nguyên tắc 3 không: không liên minh quân sự với nước ngoài, không có quân đội và căn cứ quân sự nước ngoài, không dựa vào nước này để chống nước khác.
Có lẽ ông Trọng xuất bản nó trong hy vọng sau này có kẻ gọi nó là tư tưởng Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 9/4/2012, xách cặp đi Cuba với lời mời thuyết giảng cải cách kinh tế tại Trường đảng cao cấp Nico Lopez, nơi đào tạo cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, ông Trọng ngây ngất với tham vọng trở thành lý thuyết gia cộng sản và có tên trong danh sách những nhà lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế.
Ông ta không biết rằng, người Cuba và thế giới Mỹ Latin đã thay đổi. Người ta muốn ông giúp cho Mỹ Latin thoát khỏi XHCN lạc hậu bởi những cải cách của VN, thoát ra ngoài Castrisme. Bài thuyết giảng của ông cuối cùng gây thêm bế tắc, và thất vọng.
Brazil hủy chuyến thăm đột ngột. Thông tấn xã Việt Nam nói nguyên nhân hủy chuyến thăm 13-14/4 /18 vào phút chót là ‘do khó khăn đột xuất của phía Brazil’ nhưng không nói rõ đây là khó khăn gì. Nhưng người ta cho rằng, sau khi nghe lại bài thuyết giảng của ông Trọng tại Cuba, bà Tổng thống Brazile đã tránh mặt. Chuyến bay đáng lẽ sang Brazil đã phải quay về VN giống như một thất bại ê chề.
Ông Trọng lờ mờ nhận ra sự thay đổi nhận thức của thế giới về ông và về «Đổi mới»!
Những gì Tô Lâm phải làm?
Tô Lâm đi Mỹ ngày 22/04/19, nhiệm vụ mà ông phải làm là dọn đường cho chuyến đi của ông Trọng.
Nhưng để được giao cho nhiệm vụ dọn đường, Tô Lâm phải chứng minh được lòng trung thành tuyệt đối với đảng, với ông Trọng.
Ông Tô Lâm lên Bộ trưởng nhưng ba năm sau, ngày 29/01/2019, mới được ông Trọng phong hàm Đại tướng, khác với ông Trần Đại Quang. chỉ sau 4 tháng.
Ông Tô Lâm được giao Bí thư Đảng ủy Bộ Công an theo chức năng, tháng 5/2016, nhưng sau 4 tháng, ngày 24/09/2016, ông Trọng phải đưa cả ông Trần Đại Quang cùng nhảy xuống trực tiếp tham gia Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an, là có lý do.
Sự trung thành đó là gì? Là lập trường «còn đảng còn mình», nghĩa là sẵn sàng hy sinh khi đảng bị đe dọa tiêu diệt, bất kể kẻ tiêu diệt đảng là ai!
Hội nghi Công an nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngành công an, ông Tô Lâm đã nhắc lại lời thề của toàn ngành «còn đảng còn mình» trước sự chứng kiến tham dự của ông Trọng.
Ngày 27/11/2017, Tô Lâm cho phát tán video bài nói chuyện của Thiếu tướng Tổng cục phó Tổng cục Chính trị Bộ Công an Trương Giang Long nói rõ thái độ và lập trường chống TQ của ông, và một đề nghi thay đổi thái độ của Mỹ vói Đảng CS VN.
Lâm sang Mỹ làm công việc dọn đường, lót ổ cài người, giao cho Sứ quán kích hoạt mạng lưới ngầm chống biểu tình, chống ám sát từ cộng đồng người Viêt, và đăc biệt là gặp gỡ FBI, CIA bàn chuyện chống phá hoại của Bắc Kinh, kể cả phương án nổ bọm, hay bắn tỉa từ xa…
Nhiệm vụ chính của Tô Lâm là bảo toàn tính mạng cho ông Trọng, và bảo đảm Hiệp định được ký kết. Khác với Trần Đại Quang ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự của Phùng Quang Thanh, Lâm có nhiệm vụ chống âm mưu ám sát và phá hoại ngầm cho Hiệp định không được ký kết, không có được Tuyên bố chung. Tô Lâm đi theo lời mời của cơ quan thực thi Pháp luật, một cơ quan thuộc Bộ Tư pháp Mỹ bao gồm cảnh sát pháp lý, Công tố và Tòa án.
Nhưng dù đã sang Mỹ ngày 22/04, ông Tô Lâm đã phải quay về khi chưa làm được gì. Chuyến đi, về khó hiểu này của ông Bộ trưởng Công an đưa ra giả thuyết, ông Tô Lâm đã được báo chuyến đi chưa được quyết định và chưa biết được quyết định khi nào. Phụ thuộc diễn biến sức khỏe của ông Trọng. Nhận được quyết định hoãn chuyến đi của ông Trọng còn tùy thuộc vào sự tiến triển của sưc khỏe ông Trọng
Theo lời Trương Giang Long thì chính ông Kiệt nói: «khi nào đảng ta thật sự độc lập được về dường lối, thì bấy giờ đát nước mới có sự chuyển biến tích cực».
Ông Trương Giang Long sau đó bị nhận quyết định về hưu trước hạn, nhưng lại được ông Trần Đại Quang trao quyết định danh vị Giáo sư nhân dân và lặng lẽ bố trí về Hội đồng Lý luận trung ương. Điều này cho thấy đảng vẫn nhẫn nhịn áp lực Trung Cộng, nhưng thế lực đã không phải là khuất phục .
Cái gương Kim Jong Un
Ý thức được thực tế cay đắng của sự lệ thuộc chính trị vào TQ đã làm ông Trọng có lẽ đã «sám hối», nhất là qua gương Kim Jong Un.
Tại sao cả Mỹ, TQ và Nga đều có cùng một thái độ trọng vọng ngang hàng với Kim Jong Un, một lãnh đạo quốc gia bị coi là nổi tiếng độc tài, một quốc gia nghèo đói, một lãnh đạo chỉ bằng tuổi con cháu?
Tại sao Tập phải mời Kim tới thăm Thanh Đảo, tặng quà và gợi ý Un chọn Thanh Đảo cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Triều, không một phút ngạo mạn như với lãnh đạo VN?
Tại sao sau cả hai kỳ đàm phán với Mỹ, Kim ngừng thử tên lửa xuyên lục địa tầm xa trên 10,000 Km chạm tới đất Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục thử tên lửa tầm ngắn 300-400 km? Và Tổng thống Trump vẫn cam đoan rằng an ninh của Mỹ được đảm bảo và Kim vẫn là một lãnh đạo xuất sắc?
Tại sao Kim yêu cầu Mỹ và Nam Hàn hủy bỏ tập trận chung với mục tiêu tấn công miền Bắc, nhưng không yêu cầu Mỹ dỡ bỏ THAAD và rút 28,000 quân khỏi Nam Hàn? Để chống ai và bảo vệ ai?
Tại sao ngay sau khi cầm quyền, Kim Nhật Thành kiên quyết Triết lý: «Chủ quyền trên hết» và «chủ quyền chỉ có có được bằng sức mạnh quân sự», « quân sự hàng đầu»? Tại sao chủ quyền trở thành quyết tâm xương máu đến vậy với người Triều Tiên?
Người ta không quên rằng khi Kim chỉ còn 10,000 quân và bị Mỹ ép tới sát sông Áp Lục, năm 1951, chính TQCS đã đưa sang gần 3 triệu quân đẩy quân Đồng minh Mỹ trở ngược và phải ký tạm ngưng chiến tranh năm 1953.
Chế độ và chính quyền Bắc Triều được thiết lập dưới sự bảo trợ của Đảng CS TQ.
Nền kinh tế của Triều Tiên phụ thuộc 98% vào sự cung cấp của CSTQ, và món nợ 1 triệu mạng chí nguyên quân TQ là món nợ không thể trả, khiến Chính phủ của Kim chỉ là bù nhìn trong tay Đảng CS TQ. Đó là lý do chủ quyền là nhu cầu xương tủy!
Tại sao Kim khi đi sang Sigapore phải bay bằng máy bay TQ nhưng cả hai chiều di và về đêu không hạ cánh xuống Bắc Kinh mà quay đầu, đổi tên hiệu chuyến bay rồi bay thẳng sang Singapore hoặc quay ngay về Bình Nhưỡng? Kim sợ áp lực của Tập, sợ sự giám sát và chi phối của Tập?
Tại sao khi qua TQ, Kim mang theo đầy đủ thực phẩm, từ chối mọi thứ do TQ cung cấp. Kim mang theo cả buồng vệ sinh tránh việc phân tích trộm phân của ông ta? Kim sợ bị đầu độc và kế hoạch của một âm mưu?
Tại sao Kim và Đảng nhân dân cách mạng Triều Tiên xử phanh thây ông chú dượng vì tội gián điệp cho TQ?
Tại sao Kim và Đảng Lao động Triều Tiên quyết định xử tử bằng được người anh khác mẹ của Kim là Kim Jong Nam trong khi Jong Nam được chính cơ quan tình báo TQ bảo vệ nhiều lớp từ xa tới vệ sĩ? Kim hủy diệt một âm mưu nuôi dưỡng phương án thay đổi chế độ đến từ Bắc Kinh?
- Chu Vĩnh Khang, người được coi là tổ chức đảo chính Triều Tiên, khi vụ án bại lộ, ông chú dượng bị xử phanh thây thì Chu Vĩnh Khang bị Tập ra lệnh bắt vì tội tham nhũng. Bây giờ Chu Vinh Khang liệu còn trong tù hay đang an dưỡng?
- TQ sợ Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, nhưng TQ còn sợ hơn gấp nhiều lần, nếu Triều Tiên cùng với Nam Hàn thành đồng minh của Mỹ.
Tại sao Kim có vẻ vừa sợ, nhưng vừa căm ghét TQ đến như vậy?
Tại sao tất cả những ai lệ thuộc vào TQ đều mất chủ quyền và bị kiểm soát?
Taị sao trên thế giới, TQ không có đồng minh?
Tại sao, Nhật Bản, Nam Hàn, và hầu như tất cả các quốc gia đồng minh của Mỹ đều độc lập, có quyền tự chủ, tự do và phát triển?
Tại sao TQ độc tài, trong khi Mỹ, Tổng thống bị Quốc hội giám sát, khống chế và có thể bị buộc tội và phế truất?
Nhân tiện chuyện của Ủn, xin được nhắc laị một chuyện cũ. Trước đây, trong bài viết “Ai là thủ phạm vụ giết Kim Jong Nam», tôi đã nghĩ rằng TQ đã giết Jong Nam để đổ lên đầu Kim Jong Un, đe dọa và áp lực Ủn phục tùng, nhưng thực tế diễn ra đã chứng minh điều ngược lại.
Sau vụ án gián điệp và đảo chính do Chu Vĩnh Khang tổ chức và chỉ đạo, bị tình báo Triều Tiên phát hiện, ông chú dượng của Ủn và ông anh trai cùng cha khác mẹ của Ủn bị kết án tử hình vì tội phản quốc. Ông chú dượng bị xử phanh thây. Và sau đó, Kim Jong Nam bị đầu độc bằng VX.
Đây là cú đòn vỗ mặt Trung Nam Hải. Ông Tập cho bắt Chu Vĩnh Khang, đánh tín hiệu Khang vi phạm quy tắc của CS TQ, nhưng Ủn biết rõ bản chất nham hiểm và bần tiện của lãnh đạo CS Bắc Kinh.
Ông Trọng và Bộ chính trị không thể không hiểu những điều đó. Vì vậy, mới đây đã ra đời hai quyết dịnh sinh tử: phát triển hạt nhân với Nga và Hiệp định an ninh với Mỹ.
1- VN đã quyết định phát triển hạt nhân với sự cộng tác trợ giúp của Nga. «Ngay từ 28/6 đến 1/7/2017 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký với Putin Bản ghi nhớ giữa Bộ KH&CN và Tập đoàn “Rosatom” về Kế hoạch hợp tác triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam».
- Ngày 19/11/18 hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Mevedev đã cam kết khẳng định quyết tâm triển khai dự án Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam trị giá 350 triệu USD thay cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt».
2- VN phải tìm sự liên kết đồng minh với Mỹ. Quan hệ Viêt Mỹ sẽ được nâng lên cấp chiến lược toàn diện.
Sân bay biên Hòa sẽ được tẩy rửa và dọn sạch bom mìn để nhanh chóng tiếp nhận quân đội Mỹ như một căn cứ quân sự đã có trước đây.
Nếu chiến tranh Trung Quốc và Đài Loan nổ ra (theo một thông tin không chính thức, có thể trước tháng 10/2019), VN có thể tranh thủ sức mạnh Mỹ tái chiếm lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa.
Chuyến thăm VN lần thứ hai của Hàng không mẫu hạm Willson đã được lên kế hoạch tới Cam Ranh vào tháng 9/2019.
Vừa có tin kín rằng 10,000 lính Mỹ đã được điều đến Biên Hòa tham gia chiến dịch «tháo gỡ bom mìn và tẩy rửa dioxin».
Điều làm nên lịch sử của ông Trọng.
Trong hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.
Trong một thư, ông Hồ viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.
Nếu chuyến đi của ông Trọng có thể thực hiện, nếu ông Trọng trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ, nếu Hiệp định An ninh Quốc gia được ký kết, thì ông Trọng sẽ là người thực hiện được điều mơ ước của Hồ Chí Minh.
Vinh quang của ông Trọng sẽ vượt lên trên mọi thế hệ lãnh đạo của cộng sản VN.
Nếu thoát được ra khỏi sự trói buộc của Trung Nam Hải, ông Trọng còn làm được những điều mà không một lãnh đạo cộng sản VN nào làm được.
Đó là vinh quang tột đỉnh. Ông Trọng đã 75 tuổi, ông Trọng đang có nguy cơ bạo bệnh? Chuyến đi là cơ hội cuối cùng của đời ông.
Cái chết của ông Võ Văn Kiệt và ông Trần Đại Quang.
Dư luận cho ông Trọng là thủ phạm gây ra cái chết dần mòn của ông Quang. Đây có lẽ là một sự lầm lẫn.
Thời gian đã làm sáng dần những phỏng đoán đã xuất hiện nhiều năm trước đấy.
Ông Quang lên Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an dưới thời ông Dũng, dính vào các phi vụ tham nhũng, nhưng cũng như Dũng, ông Quang căm ghét Tàu Cộng và dứt khoát chủ trương độc lập chính trị của Đảng CS VN. Ông Quang là người phát hiện và chỉ đạo chiến dịch phá chặn âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh cùng lũ 16 tướng lĩnh, do Bắc Kinh giật dây, nhân chuyến đi Mỹ lần đầu, tháng 7/2015, của ông Trọng. Ông Quang có hành vi bị kết tội coi là phản bội XHCN theo Hiệp định an ninh Trung - Việt do Đỗ Mười và Giang Trạch Dân ký năm 1991.
Với chiến tích này ông Quang lên Chủ tịch nước, nhưng cũng từ việc này mà ông nhiễm một thứ bệnh không thể chữa được. Người gieo cho ông thứ bệnh ấy đương nhiên là Bắc Kinh, không phải ông Trọng.
Những người trong Bộ chính trị biết rõ ông Quang vì sao mà nhiễm «một loại virus lạ, chưa có thuốc chữa» và loại virus đó từ đâu đến.
Đó là sự cay cú đau đớn cùng với sự bất lực. Ông Quang chết tức tưởi và nhanh chóng khác thường, trong khi, hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, một ông 102 tuổi, một ông 98 tuổi vẫn dai dẳng sống như kiểu không được phép chết. Người ta biết hai ông này, ông Đỗ Mười là người cùng với Võ Văn Kiệt ký Hiệp định an ninh Trung - Việt nhưng núp dưới cái tên «Hiệp Định Thương mại» năm 1991. Đây là một thứ Hiệp định Đồng minh ràng buộc số phận của hai chế độ lại với nhau, mà ông Nguyễn Cơ Thạch gọi là Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai. Còn cái ông thứ hai, ông Lê Đức Anh, chính là cha đẻ của thứ Hiệp định đó. Ông Võ Văn Kiệt chết đột tử vì câu phát biểu: «Chỉ khi nào đảng ta độc lập về chính trị, khi đó mới có thể thay đổi». Ông là người cùng ký nhưng ông bị ép buộc.
Cứ theo suy luận thì một nửa Ban bảo vệ sức khỏe TƯ và một nửa Hội đồng y khoa của Quân y viện 108 là người của TQ.
Ông Dũng là người hàm ơn đỡ đầu của ông Anh, nhưng ông Dũng chỉ cố gắng trả ơn thông qua việc dìu dắt ông Lê Thanh Hà, nhưng ông Dũng, sau khi nghe nhóm bác sĩ điều tra cái chết của ông Kiệt theo lệnh của ông, thì được báo cáo rằng: «Ông Kiệt chết do một thứ độc tố, cần phải mổ tử thi để xác định», nhưng kiến nghị mổ tử thi ông Kiệt bị bác bỏ. Có một thông tin tiết lộ rằng khi sang tới Singapore, ông Kiêt đã rơi vào hôn mê, nhưng ông Kiệt đã cố viết một điều gì đó vào lòng bàn tay. Điều đó là gì? Đó là một thứ tuyệt mật. Nhưng chắc chắn ông Dũng đã được nhóm điều tra tử thi báo cáo lại, trước khi đến tai cấp cao hơn. Có thể ông Dũng biết được người giết ông Kiệt là ai, ít nhất cũng do chủ trương của ai.
Khi được tin ông Quang chết, cùng một lúc, có tin đồn ông Mười vừa chết, rồi tiếp là tin «tình trạng rất xấu của ông Lê Đức Anh». Người ta xì xào rằng, trong Bộ chính trị, người cao nhất là ông Trọng gần như phát điên, đòi quyết định rút ống ô xy để hai ông kia cùng chết. Nhưng sau một hồi phân tích, việc thông báo ba cái quốc tang một lúc là không thể.
Nhưng đến 22/04/19, khi ông Trọng tạm tỉnh sau «tai biến», thì lập tức, ông Lê Đức Anh «mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần». Ông Trọng đã vắng mặt, mặc dù đứng tên Trưởng ban lễ tang, và ông Dũng là người bật cười to nhất khi ông Trương Hòa Bình không biết lú lẫn hay cố tình giới thiệu bà Ngân là Chủ tịch nước.
Và chắc chắn rằng, với cái chết của ông Mười và ông Anh, cái «Hiệp định Hữu nghị Viêt - Trung» mà người ta vẫn nhầm với Hiệp ước Thành Đô, cũng được coi là đã «bị chết», mà không có đám tang.
Từ nay, cửa trận đã được mở, đường cống đã được khai thông, ước mơ của ông Hồ có cơ hội thực hiện .
2- Ông Trọng sẽ đem gì sang Mỹ?
Nếu những suy đoán từ nhũng phân tích trên là đúng, thì một quyết tâm vô bờ bến mà ông Trọng mang theo sang Mỹ là thực hiện bằng được điều mong ước của Hồ Chí Minh trong 8 bức thư gửi Tổng thống Mỹ Truman nhưng không được Mỹ trả lời.
Đó là nâng cấp mối quan hệ từ đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện, nghĩa là về mặt quân sự, mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia là quan hệ đồng minh, một Hiệp định an ninh tương tự Hiệp định an ninh mà Mỹ «đã trao cho Phillipines một cách quý báu» từ năm 1951.
Nếu không gặp trở ngại gì từ phía Mỹ, nếu ông Trump có đủ sự hiểu biết về VN, đủ sự tin cậy vào ông Trọng, và đặc biệt là, nếu thoát được sự phá hoại của Tàu Cộng, thì những mơ ước của ông Hồ có cơ hội trở thành sự thật.
Và nếu như vậy, Sân bay Biên Hòa tái trở lại thành căn cứ quân sự của Mỹ. Cảng Cam Ranh sẽ được dùng làm nơi lưu trú thường trực của hàng không mẫu hạm Mỹ. Hoàng Sa và Trường Sa sẽ về với Tổ quốc, Biển Đông sẽ hoàn toàn sạch bóng quân Tàu. Lưu thông hàng hải quốc tế sẽ hoàn toàn tự do. Những gì có dưới lòng biển Đông sẽ thuộc về VN.
Nhưng liệu ông Trọng có đi Mỹ không?
Ngày tái xuất hiện, người ta thấy ông Trọng ngồi trên chiếc ghế có trang bị thêm thắt lưng an toàn, tay trái đeo đồng hồ điện tử theo dõi sức khỏe, ngực trái đeo thiết bị trợ tim. Như vậy, sự cố tai biến là có thực. Sưc khỏe có thể chưa hoàn toàn suy sụp, bằng chứng là sự minh mẫn mạch lạc trong bài phát biểu, nhưng để đi Mỹ thì không biết có được không.
Có nhiều kịch bản có thể xảy ra:
1- Ông Trọng sẽ phải tạm nghỉ việc, tĩnh dưỡng hoàn toàn nhằm khôi phục nhanh nhất với những điều kiện tốt nhât cho sưc khỏe của ông. Thời gian nhanh nhất cũng phải kể tới hàng tháng.
2- Ông Trọng sẽ phải trốn khỏi bàn tay độc các bằng việc cách ly hoàn toàn, được bảo vệ 24/24h. Ông sẽ kết hợp việc cách ly để khôi phục sức khỏe (cùng với cái chết của Lê Đức Anh, mạng lưới kia chắc chăn hoặc tan rã, hoặc giữ nguyên thế thủ).
3- Nếu sự thật ông Trọng nhiễm độc bởi bàn tay vô hình, thì không thể chữa. Bệnh tình ông Trọng chỉ yếu đi với thời gian.
Như vậy, lạc quan nhất cũng phải tối thiểu hai tháng, ngày đi Mỹ mới được xác định, chuyến thăm có thể vào tháng 8/2019 là sớm.
Trường hợp xấu nhất, tình trạng ông Trọng nhanh chóng xấu đi, Bộ chính trị sẽ phải gấp rút soạn thảo trước các Hiệp định sẽ ký với Mỹ, thỏa thuận ký tắt với phía Mỹ, Quốc hội phê chuẩn và thảo sẵn sắc lệnh phê chuẩn. Ông Trọng sẽ ký hết các văn kiện, từ nghị quyết Bộ chính trị trong vai Tổng bí thư, bản thảo các Hiệp định sẽ ký với Mỹ, Sắc lệnh phê chuẩn Hiệp định... trong vai Chủ tịch nước. Có nghĩa là, tất cả là do ông Trọng, của ông Trọng.
Ông Phúc (hay bà Ngân) sẽ được ủy quyền tư cách nguyên thủ để đi Mỹ và ký kết các hiệp định tại chỗ. Trường hợp Mỹ không đồng ý ký thay, thì Quốc hội phải họp phiên bất thường đặc biệt bầu ông Phúc (hay bà Ngân?!) làm Chủ tịch nước.
Chuyến đi của ông Tô Lâm sang Mỹ ngày 22/04 chỉ gặp LHQ, rồi rời Mỹ chỉ sau 3 ngày, không một lời hứa hẹn, chắc chắn thời điểm chuyến đi đã để lửng không biết tới khi nào.
Đại hội 13 của những ai?
Nếu ông Trọng đi Mỹ nhưng quan hệ Việt - Mỹ không được nâng lên thành chiến lược toàn diện, thì mọi việc sẽ vẫn như cũ.
Ông Trọng nghỉ hưu, Tổng bí thư mới là ông Trần Quốc Vượng, hoặc ông Đinh thế Huynh, vì ông Đinh thế Huynh từng được Bộ chính trị quy hoạch Tổng bí thư ngay từ 04/2016, chắc chắn cũng bị nhiễm bệnh lạ sau chuyến đi Mỹ tháng 10/2016, nhưng đã gần 3 năm vẫn chưa chết và vẫn chưa ra khỏi Bộ chính trị. Tồn tại một khả năng, sau khi phe thân Tàu tan rã, ông Huynh đột nhiên khỏe lại và thay lại chức thường trực Ban bí thư của ông Vượng, vì ông chưaa hề từ chức và không phải bỏ chức vì kỷ luật. Ông bị cách ly chỉ để tránh bị «bàn tay ác độc» sờ tới! Bộ chính trị, sau gần 3 năm vẫn không gạt ông ra khỏi danh sách.
Như vậy, ở phương án này, ông Huynh hoặc ông Vượng làm Tổng bí thư.
Thủ tướng là ông Trương Hòa Bình. Bà Ngân vẫn giữ ghế Chủ tịch Quốc hội. Ông Vũ Đức Đam vào Bộ chính trị và giữ Phó thủ tướng thường trực. Ông Phạm Bình Minh làm Chủ tịch nước.
Phương án khác, nếu ông Phúc không nhiễm loại bệnh không có thuốc chữa, ông Phúc có thể giữ ghế Tổng bí thư, khi đó, ông Phạm Bình Minh lên Thủ tướng, ông Trương Hòa Bình làm Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân làm Chủ tịch nước.
Nếu ông Trọng đi Mỹ và Hiệp định an ninh Việt - Mỹ được ký kết, thì Cam Ranh sẽ cho Mỹ thuê, sân bay Biên Hòa thành căn cứ quân sự của Mỹ. Quốc hội sẽ tách thành Hạ viện và Thượng viện. Đại hội 13 sẽ chia đảng thành 3, hai đối lập, một trung gian, và con số 13 là con số cuối cùng của chế độ cộng sản tại Viêt Nam.
Tất nhiên, những điều trên đây chỉ là đoán cho vui, mặc dù cũng dựa phần nào trên cảm nhận từ các diễn biến.
Người ta biết chắc rằng mọi chế độ đều được vận hành chỉ bằng và chỉ bởi các âm mưu, nên những gì nhìn thấy, những gì được công bố chỉ là cái không thể giấu của diễn biến từ các âm mưu. Để hiểu được thực chất của xã hội, không thể không cậy nhờ tới các phân tích hay đoán nhận thông qua thuyết âm mưu.
Chuyện đúng hay không, bài viết này không thể và không tự đặt ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét