Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

9932 - Trung Quốc tô vẽ lại kế hoạch mở rộng ảnh hưởng toàn cầu đầy tham vọng và khát máu


Trong một lần thừa nhận hiếm hoi về sự quá đáng của Trung Quốc, trong một bài phát biểu quan trọng vào hồi năm ngoái, ông Tập đã trả lời rằng chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu được đánh giá cao của ông sẽ là một chương trình thận trọng hơn, được tham vấn nhiều hơn. Trong tháng này (tháng Tư, 2019), Trung Quốc đã cắt giảm một phần ba tổng chi phí của dự án đường sắt với Malaysia này.


Dự án tuyến đường sắt Bờ Đông (East Coast Rail Link) tại Bentong, Malaysia, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng 

Chỉ mất một tuần để Tập Cận Bình  nhà lãnh đạo toàn trị Trung Quốc đi đến quyết định nhượng bộ. Malaysia công khai chỉ trích Trung Quốc về việc đội giá khủng khiếp một dự án đường sắt, và sau đó đã hủy bỏ thỏa thuận với TQ.

Trong một lần thừa nhận hiếm hoi về sự quá đáng của Trung Quốc, trong một bài phát biểu quan trọng vào hồi năm ngoái, ông Tập đã trả lời rằng chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu được đánh giá cao của ông sẽ là một chương trình thận trọng hơn, được tham vấn nhiều hơn. Trong tháng này (tháng Tư, 2019), Trung Quốc đã cắt giảm một phần ba tổng chi phí của dự án đường sắt với Malaysia này.

Đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi về các dự án quá đắt đỏ và thừa thãi, không cần thiết, Trung Quốc đang định hình lại và trang bị lại đại kế hoạch cơ sở hạ tầng của mình, được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Nhưng Bắc Kinh vẫn không rút lại viễn kiến của mình trong việc xây dựng một mạng lưới các hải cảng, đường sắt và đường bộ, để biếnTrung Quốc thành trung tâm thương mại toàn cầu và tăng cường tham vọng địa chính trị.

Thay vào đó, những nỗ lực của Trung Quốc đang nhắm tới việc thể hiện một bộ mặt thân thiện hơn đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ tập trung tại Bắc Kinh vào ngày thứ Sáu (26 tháng Tư, 2019) để tham dự một hội nghị đánh dấu năm thứ sáu kể từ ngày ra đời của sáng kiến này.

Ông Tập tiếp tục sử dụng giọng điệu hòa hoãn, dịu nhẹ khi phát biểu trước gần 40 nhà lãnh đạo các quốc gia tại buổi lễ khai mạc hội nghị. Trong một sự kiện tương tự hai năm trước, ông đã nhấn mạnh quy mô, phạm vi rộng lớn của các khoản đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài. Lần này, ông Tập khiêm tốn hơn.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng có “chất lượng cao” và “giá cả hợp lý” như một phương thức giúp các nước đang phát triển và cho biết rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ các quy tắc của quốc tế về đấu thầu và mua sắm cho các dự án. Xác nhận sai lầm trước đây, ông Tập nói “Mọi thứ cần phải được thực hiện một cách minh bạch và chúng tôi sẽ không dung thứ tệ nạn tham nhũng”.

Để tỏ ra là một đối tác có trách nhiệm hơn, Trung Quốc đang hứa hẹn những dự án không có tham nhũng, và có ý thức về môi trường. Họ cũng đang tìm kiếm những lời góp ý, khuyên bảo từ các ngân hàng đa quốc gia hùng mạnh, yêu cầu các quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản, hợp tác và trong một số trường hợp điều chỉnh, thu nhỏ quy mô, các dự án của mình.

Wang Jun, một cựu giám đốc của Phòng Thông tin thuộc Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế của Trung Quốc cho biết “BRI sẽ tiến hành những điều chỉnh chiến thuật chứ không phải những điều chỉnh chiến lược”.

Sáng kiến này, vốn ban đầu được quảng cáo là một liên doanh trị giá nghìn tỷ đô la, mặc dù đã bị cắt giảm khi nền kinh tế trong nước suy yếu, đến nay vẫn là một dự án được cưng chiều, sủng ái của ông Tập. Ông Tập đã tiết lộ ý tưởng này trong một bài phát biểu tại một trường đại học ở Kazakhstan ngay sau khi nhậm chức vào năm 2013.

Ông Tập nhìn nhận chương trình này là một chương trình đặc biệt đến mức ông đã chỉ đạo để nó được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản (TQ). Như ông nhìn nhận nó, việc tạo ra cơ sở hạ tầng ở nước ngoài là để duy trì dòng hàng hóa thương mại trong và ngoài Trung Quốc - và có thể là các thiết bị quân sự trong tương lai - thực chất là để củng cố đường hướng của Trung quốc trong công cuộc tranh giành quyền lực và cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Nhưng sự bành trướng hung hãn của BRI đã làm tổn hại tiếng tăm của Trung Quốc. Một số quốc gia đã phải lên tiếng kêu ca, than phiền về những món nợ không bền vững, trong khi một số các nước khác lại lên tiếng chỉ trích số lượng công nhân quá đông đảo Trung Quốc nhập khẩu để xây dựng.

Năm ngoái, Sri Lanka đã phải giao lại một hải cảng lớn cho Trung Quốc sau khi họ không thể trả được các khoản vay. Pakistan phải ôm lấy các chi phí cao ngất trời và các khoản nợ khổng lồ. Các tuyến đường sắt mới ở Kenya và Ethiopia đã không mang lại lợi nhuận. Ở Indonesia, một tuyến đường sắt cao tốc mới đang bị chậm tiến độ.

Trái ngược với bối cảnh đó, chương trình này lại thu hút rộng rãi sự quan ngại từ các quan chức của Tây Âu và Hoa Kỳ. Chính quyền Trump đã gọi dự án này là dự án săn mồi.

Sự chỉ trích phê bình gay gắt của ngài Mahathir Mohamad, nhà lãnh đạo mới của Malaysia, đối với Trung Quốc xuất phát từ một quốc gia bạn bè. Vì vậy, giọng điệu Trung Quốc, dù chẳng khiêm tốn, nhưng đã hạ thấp trong những tháng gần đây để bớt cứng rắn hơn.

Ông Shi Yinhong, giáo sư chuyên ngành Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh) cho biết rằng  “Việc điều chỉnh được thực hiện sau sự chỉ trích của ngài Mahathir Mohamad có thể nhìn nhận là tiết giảm thực dụng. Giọng điệu có phần nào khác biệt đáng kể so với những gì tuyên truyền trước đây, và vẫn được duy trì”.

Tại hội nghị vào thứ Sáu này, các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ vắng mặt. Chính quyền Trump đã công bố một đề nghị thay thế cho Tổng công ty đầu tư nước ngoài mới được tân trang. Ấn Độ thì không lấy gì làm vui vẻ vì các hải cảng mới do Trung Quốc xây dựng trên Ấn Độ Dương đã khiến cho Ấn Độ cảm thấy như bị người hàng xóm giàu có và đối thủ chiến lược này bao vây.

Trung Quốc đã giành được một thắng lợi đáng kể vào tháng trước khi nước Ý ghi tên gia nhập BRI. Đây là một quốc gia lớn đầu tiên ở châu Âu làm như vậy. Thủ tướng Ý là tâm điểm của hội nghị. Không một  lãnh đạo của quốc gia Tây Âu lớn nào khác  nào đến dự hội nghị này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, cũng không xuất hiện, mà do bộ trưởng giao thông và cơ sở hạ tầng, Cahit Turhan đại diện. Sự vắng mặt của ông Erdogan, được coi là sự phản đối việc TQ đang giam giữ cưỡng bức khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ, sắc dân thiểu số Hồi giáo ở miền tây Trung Quốc.

Để tránh né chương trình này, Hoa Kỳ và một số đồng minh cũng tập trung vào hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Trung Quốc, nhấn mạnh sự đối xử khắc nghiệt của TQ đối với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Khi ông tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, tới Bắc Kinh dự hội nghị, ông đã bị Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác hối thúc phải đặt vấn đề giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ với ông Tập, theo lời quan chức hai quốc gia đã nói chuyện với ông António Guterres. Trung Quốc coi ông Guterres, người ủng hộ chương trình cơ sở hạ tầng, là nhân vật quan trọng cho uy tín của hội nghị, khiến ông trở thành một nhân vật lý tưởng để nêu lên mối quan ngại về các vụ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ.

Các đại sứ của Liên Hợp Quốc nói với ông Guterres rằng khi ông ở Bắc Kinh, ông không thể không lên tiếng về người Duy Ngô Nhĩ, các quan chức cho biết như vậy. Các đại sứ yêu cầu ông Guterres nêu yêu cầu đóng cửa các trại tạm giam, và yêu cầu ông báo cáo lại với họ về phản ứng của ông Tập.

Việc đôi co với ông Tập về số phận những người Duy Ngô Nhĩ có thể sẽ không có được kết quả nhanh chóng, nhưng sự phản kháng về chương trình này đã được đền đáp. Một điều chỉnh: một chiến dịch chống tham nhũng.

Người đứng đầu Ngân hàng Đầu tư và Hạ tầng châu Á của TQ nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án trên toàn thế giới, đã phát biểu tại một hội thảo của các nhà thầu Trung Quốc vào hôm thứ Hai rằng họ cần cải thiện các hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng do Bắc Kinh đứng đầu, với hơn 90 thành viên bao gồm các quốc gia Tây Âu (mà  không có Hoa Kỳ tham gia), được nhìn nhận là đối trọng của Ngân hàng Thế giới ở Châu Á, cũng như sự bành trướng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vào khu vực truyền thống chịu ảnh hưởng của Mỹ.

Jin Liqun – giám đốc ngân hàng Đầu tư và Hạ tầng châu Á nói “ Là nhà thầu Trung Quốc, tôi khuyên các bạn không nên dính líu vào bất kỳ một vụ tham nhũng nào, ngay cả khi buộc phải từ bỏ một số dự án”. Người dân ở các quốc gia khác “vẫn còn nghi ngờ về BRI”, ông nói. “Với điều kiện là chúng ta đảm bảo chất lượng, họ sẽ chào đón các dự án”.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Jin Liqun nói rằng một số dự án cơ sở hạ tầng gần đây của Trung Quốc “đã đạt được những điều tốt đẹp” và rằng “những sai phạm (của TQ) đã bị thổi phồng lên”.

Để nâng cao danh tiếng của mình, Trung Quốc cũng đang cố gắng điều động những công nhân được chuẩn bị tốt hơn đến làm việc tại các khu vực gặp khó khăn. Sau các cuộc tấn công ở Pakistan, các công ty an ninh hiện đang đào tạo công nhân Trung Quốc những chiến thuật chống khủng bố trước khi đưa họ tới nơi làm việc.

Ví dụ, Hệ thống lưới điện quốc gia Trung Quốc hiện đang xây dựng các tuyến đường dây truyền tải điện ở các vùng xa xôi của Pakistan. Các công nhân của họ được một công ty có tên là Trung tâm Huấn luyện Bảo vệ An ninh Trung Quốc huấn luyện về an toàn tại Bắc Kinh - như làm thế nào để tránh bị bắn hoặc bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố.

Lu Wei, chuyên gia bảo mật của công ty này cho biết rằng “Pakistan là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các cuộc tấn công khủng bố”. Pakistan cũng là quốc gia tham dự sâu rộng nhất vào chương trình Vành đai và Con đường.

Trung Quốc cũng đã tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia khác  với những mức độ thành công khác nhau.

Trung Quốc đã liên hệ với các tổ chức tài chính đa quốc gia chính yếu, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới, để giúp phát triển các thông lệ tốt nhất cho các dự án cơ sở hạ tầng. Ý tưởng là thành lập một nhóm làm việc bên trong ngân hàng Trung Quốc để cùng xem xét các đề xuất cho BRI, theo lời các quan chức từ hai trong số các tổ chức được mời.

Nhưng theo yêu cầu của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và một số các tổ chức khác, một bản ghi nhớ được ký vào hồi tháng trước về việc thành lập một nhóm làm việc đã bị cắt giảm nhiều nội dung, trong đó  thậm chí còn không đề cập đến BRI.

Và Trung Quốc đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một quốc gia tưởng như không thể hy vọng được: Nhật Bản. Hai nước là đối thủ cạnh tranh của nhau trong việc xây dựng các tuyến đường sắt và hải cảng tại các quốc gia kém phát triển ở châu Á, và Nhật Bản đã thận trọng không tán thành BRI.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào mùa thu năm ngoái của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, người Trung Quốc đã ấp ủ ý tưởng cùng hợp tác về cơ sở hạ tầng. Nhưng người Nhật nói rằng họ bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn quốc tế như đấu thầu công khai và bền vững tài khóa, những tiêu chuẩn quốc tế  mà Trung Quốc đã không đếm xỉa tới. Cho đến nay, hai bên vẫn chưa có được một dự án chung nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét