Nhân chuyện tổng công ty than khoáng sản Việt Nam đào than lên bán cho nước ngoài mà vẫn thua lỗ, người ta đem so sánh với công cuộc khai khoáng ở các quốc gia khác. Những triết lý khác nhau dẫn đến những phương thức khác nhau khi ứng xử với tài nguyên thiên nhiên.
Canh nông ở Isael. |
Ngày nay, cái học đổ nát, kể cả về kỹ thuật, người học có thể lên đến tiến sĩ khai khoáng, mà động vào chỗ này thì sụt lở chỗ kia, khai khoáng chỗ này thì chỗ kia ngập úng...chứng tỏ cái học nhiều nhưng thiếu vắng đi sự thống nhất hài hòa, nói cách khác là cái học bì phu, là khoa học giả dối, chẳng có biện chứng gì. Duy có nhà lầu, xe hơi của ông bí thư trùm tập đoàn than khoáng sản là thật. Chúng ta làm phép so sánh với những nhà khai khoáng đối xử thế nào với thiên nhiên cổ kim.
Đứng trước con sông hung dữ của Trung Quốc, chúa Cổn ngăn lấp Hồng-Thủy, làm đảo lộn tính chất ngũ hành. Các định luật hằng cửu bị hiểu sai trật, sau chúa Cổn cũng bị đày mà chết. Vua Võ nối tiếp công trình trị thủy, bằng cách khơi thông dòng, cho nên các định luật hằng cửu được áp dụng đúng cách, hợp theo thứ tự diễn biến. Những điều này có thể được xem lại trong thiên Hồng Phạm ( một thiên quan trọng bậc nhất trong sách Kinh Thư). Những lời Hồng Phạm về ngũ hành, tuy vắn vỏi ngắn gọn nhưng chứa chan ý nghĩa, đặc biệt là không hề lỗi thời. Khi nghiên cứu về cách trị thủy thì thấy thống nhất ở nhiều nơi.
Năm 1847, Brigham Young trong khi dẫn đoàn tín đồ Mormons băng ngàn, vượt núi tiến về miền Tây nước Mỹ, đã cho thăm dò về địa dư, để tìm nơi định cư cho dân. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là nơi nào có đất đai rộng, có nước nhiều và có cây cối nhiều.
Năm 1948, khi dân Do Thái kéo nhau trở về xứ Palestine lập quốc, vấn đề trước tiên họ nghĩ tới là tìm cho ra các mạch nước để dùng vào việc canh nông. Họ dở Kinh Cựu ước ( bộ sử từ Ngũ điển cho đến Malachi) tìm các nơi xưa có giếng nước nhất là ở vùng Négeb, họ dẫn nước sông Yarkon vào các vùng hoang địa để canh tác; họ bắt dân thi đua trồng lại cây cối, họ hết sức khai thác đất đai. Nhờ vậy mà ngày nay, ở Do hái, sa mạc xưa kia đã trở nên xanh tươi và rực rỡ muôn hoa, những dải đất cằn cỗi khô khan xưa đã trở nên thành đồng ruộng phì nhiêu.
Cả hai cuộc lựa chọn đất, canh tác nông nghiệp và khai khoáng trên hết sức nhẹ nhàng. Vào cỡ khoảng năm 1948, công nghệ của DoThái chưa bằng Việt Nam ngày nay, mà thành quả của họ vào thời buổi ấy đến nay vẫn chưa lạc hậu, chưa có vùng đất nào bị hư hại sau khi canh tác.
Vậy, nghe tin tập đoàn than khoáng sản quốc gia lỗ 100 tỷ Việt Nam đồng (1), mỗi ngày phải trả lãi hơn 12 tỉ đồng (2). Các con số trên đây sai biệt về tiểu tiết nhưng đúng về đại để, nghĩa là số nợ lớn đầm đìa là có thật và người ta không tránh khỏi bức xúc, những người dân nộp thuế vào ngân sách để đào tạo ra các “cán bộ” ngành khai khoáng. Nguyên tắc chính yếu là, muốn cho dân giàu, nước mạnh phải khai thác thiên nhiên, mà muốn khai thác thiên nhiên, phải biết vật lý, phải tìm hiểu tính cách, khuynh hướng nó. Sau khi am tường vật lý, sẽ thuận thế mà khai thác, lợi dụng, mới đỡ tốn công, mới mong kết quả. Các bậc đế vương xưa, học vấn cổ điển gãy gọn mà thâm sâu, làm việc chẳng có chi khó nhọc mà được thành công, chứng tỏ trí thức ấy rộng lớn và có sự thống nhất uyên nguyên.
Lãnh đạo quốc gia thời nay, đi theo cái khoa học giả dối không có sự thống nhất uyên nguyên đó, cho nên công cuộc khai khoáng vừa thất bại về kinh tế, vừa phá hoại thiên nhiên. Miền Bắc lãnh hậu quả nặng nề hơn từ phương cách khai khoáng dốt nát này, so với miền Nam không đặt sách lược nơi công nghiệp nặng. Trong chừng mực đủ dùng, khai khoáng giúp ổn định nhu cầu thiết yếu cho dân. Còn khi nghĩ đến việc đào lên bán lấy tiền cất nhà lầu năm sáu tầng cho “cán bộ” thì bắt đầu thua lỗ, lại phải lấy thuế của dân ra mà bù lỗ, vậy là thua xa so với đế vương thời cổ, thà đừng có khai khoáng còn hơn.
Một Việt Nam rừng vạc biển bạc, từng đã là một nơi lắm tài nguyên như thiên đường, nếu mọi người đều tận dụng khả năng để khai thác kho tàng của đất trời, thì nay đã trở nên một bãi ngổn ngang tiêu sơ, man dại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét