Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

13442 - Gò Vấp xưa là gò vắp…



Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định.
Tên làng Gò Vắp đặt dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp. Nơi đây đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1 km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát – phụ lưu của sông Sài Gòn – thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.
Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định.
Tên làng Gò Vắp đặt dựa theo vùng đất mọc nhiều cây vắp. Nơi đây đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1 km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát – phụ lưu của sông Sài Gòn – thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.
Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
Sau khi chiếm Nam Kỳ, người Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều làm giới. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.
Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỷ 20 gồm 4 quận (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè). Vào năm 1917, Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi người Pháp lấy đất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 11-5-1944, chính quyền thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau 1945, tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ. Ngày 29-4-1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành nghị định 138-NV ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp. Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã.
Một số hình ảnh về Sài Gòn – Gia Định những năm 1930

Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Nhà thương tại Gia Định xưa.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Chợ Gò Vấp xưa.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Quan chức và tầng lớp giàu có với y phục chỉnh tề trong ngày đầu năm, Dĩ An.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Một cửa hàng của người An Nam.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Quảng trường nhà ga, Gia Định.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Các mặt hàng bán bên trong chợ.



Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Trường trung học Marc Ferrando, Gia Định.
Ý nghĩa tên Gò Vắp hay Gò Vấp thuở sơ khai
Một cửa hàng đồ gốm.

Lê Nguyên tổng hợp
Dựa theo bài viết từ Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua
Độc giả quan tâm có thể ghé thăm Fanpage để tìm hiểu về Sài Gòn xưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét