Hiện nay dự thảo lần cuối Bộ luật
Hình sự 2017 để đưa ra nghị trường thảo luận nhằm thông qua vào tháng 5/2017 tới
đây đã gây ra sự phẫn nộ và cũng là tạo thêm một cái thòng lọng siết cổ luật sư
trong việc hành nghề, khi quy định luật sư phải tố giác thân chủ đối với những
tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng
khác.
Điều này đã vô tình (hoặc được cố
ý thiếp lập dựa trên sự lo lắng vô lý của những người soạn thảo) thiết chặt lại
phạm vi hành nghề, tước bỏ đi mối quan hệ pháp lý giữa khách hàng và luật sư. Họ
đã cố đẩy trách nhiệm chứng minh tội phạm cho luật sư.
Quy định đó đã vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc hành nghề luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; vi phạm vào Hiến pháp về
nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; xâm phạm
vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong cả Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự; đặc
biệt vi phạm Luật Luật sư về nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin của luật sư
đối với khách hàng.
Đây là một quy định vô cùng phản
khoa học và phản thực tiễn, đi ngược với văn minh của thế giới.
Chúng ta chỉ có thể quy định luật
sư được quyền tố giác một ai đó khi với vai trò một công dân nhưng loại trừ
chính thân chủ của mình khi đang hành nghề luật sư.
Đến nay, bất công đã sờ đến cả giới
luật sư khi dự thảo Bộ luật quan trọng bậc nhất của quốc gia đã bị treo thêm một
cái thòng lọng cổ với mỗi người hành nghề. Không còn ai dám bào chữa hay bảo vệ
cho thân chủ về các tội thiệt hại về tài sản từ 500 triệu trở lên, không ai còn
dám bào chữa cho tội giết người hay tội tuyên truyền chống nhà nước (tội cấu
thành hình thức và rất tuỳ nghi để giải thích). Và luật sư bỗng trở thành công
cụ của chính quyền, hoặc nếu không nghe theo thì có thể bị gài bẫy để bắt về điều
19 khoản 3 nêu trên.
Luật sư là nghề nguy hiểm, và nay
nó đã trở nên nguy hiểm hơn cả việc chúng ta đi trên bàn chông ngay dưới bàn
chân của mình.
Lập pháp và trình độ nhận thức
pháp lý thế này thì đất nước bao giờ mới phát triển và văn minh cho nổi?
Dưới đây là thư mời các luật sư
và những ai quan tâm đến quyền lợi của mình có thể tham gia kiến nghị và phản
biện trực tiếp cho chúng tôi để gửi tới quốc hội nhằm bãi bỏ điều luật phi lý
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét