Thưa Quý Độc giả!
Trước đây tôi đã từng viết một tiểu
luận triết học về phương pháp đấu tranh cần được áp dụng cho đấu tranh dân chủ,
trong đó tôi không chỉ đã trình bày đấu tranh dân chủ cần phải được thực hiện
theo nguyên tắc ôn hoà, bất bạo động, để tất cả các bên tranh chấp cùng thắng
hoặc không bên nào bị thua, mà còn giải thích cặn kẽ cho độc giả hiểu được tại
sao phải đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà [1]. Gần đây, tôi được đọc
“Minh định về con đường đấu tranh” được viết bởi Lãng gây tranh cãi sôi nổi
trên Facebook khiến tôi phải quay trở lại chủ đề này [2]. Quay trở lại chủ đề
này, tôi cũng chỉ muốn minh định thêm về phương pháp đấu tranh mà thôi.
Đấu tranh dân chủ là đấu tranh
chính trị nhằm thay thế chế độ độc tài bằng chế độ dân chủ.
Tại sao phải thay thế chế độ độc
tài bằng chế độ dân chủ?
Có một số lý do cơ bản khiến người
ta phải đấu tranh chính trị nhằm thay thế chế độ độc tài bằng chế độ dân chủ:
Thứ nhất, chế độ độc tài là chế độ
chính trị dựa trên luật lệ mù quáng hoặc luật lệ bất công tập trung cả ba quyền
lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào một cá nhân duy nhất hoặc một
số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ. Ví dụ: chế độ độc tài tại
Việt nam hiện nay với Hiến pháp 1992/2013 có Điều luật 4 tập trung cả ba quyền
lực đó vào Đảng Cộng sản Việt nam, trong đó chỉ có một số ít đảng viên lãnh đạo
nắm quyền quyết định, còn lại tất cả các đảng viên khác chỉ làm đầu sai hoặc
tay sai cho một số ít đảng viên kia mà thôi. Tập trung quyền lực gây ra mâu thuẫn
đối kháng như vậy chỉ thể hiện luật lệ mù quáng hoặc luật lệ bất công [3]. Để bắt
buộc dân chúng tuân phục luật lệ bất công, nhà nước độc tài phải thực hiện liên
tục ít nhất ba tội ác cơ bản có thể được xem như điều kiện tất yếu cho chế độ độc
tài tồn tại: 1/ Nhà nước độc tài phải bạo hành đối với dân chúng làm cho dân
chúng khiếp sợ mà phục tùng nhà nước độc tài [4]; 2/ Nhà nước độc tài phải cướp
bóc đối với dân chúng làm cho dân chúng nghèo túng mà phục tùng nhà nước độc
tài [5]; 3/ Nhà nước độc tài phải dối trá đối với dân chúng làm cho dân chúng
ngu dốt mà phục tùng nhà nước độc tài [6]. Muốn cướp bóc được đối với dân
chúng, nhà nước độc tài nhất thiết phải bạo hành đối với dân chúng, nhà nước độc
tài không chỉ cướp bóc công khai đối với dân chúng mà còn cướp bóc bí mật đối với
dân chúng; dựa vào bạo lực, nhà nước độc tài bày đặt những điều luật độc đoán để
cướp bóc công khai đối với dân chúng, kẻ nào không cống nộp sẽ bị trừng phạt
tàn khốc theo những điều luật đó; dựa vào những điều luật đó, từng quan chức độc
tài bịa đặt các lý lẽ tư biện để cướp bóc bí mật, tức là tham nhũng, đối với
dân chúng, kẻ nào không cống nộp sẽ bị o ép tàn tệ theo các lý lẽ kia. Muốn bắt
buộc dân chúng tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá, nhà nước độc tài cũng nhất
thiết phải bạo hành đối với dân chúng, nhà nước độc tài tuyên truyền dối trá bằng
nhiều phương tiện khác nhau với vai trò quan trọng nhất thuộc về cả báo chí mị
dân (bao gồm báo viết, báo nói, báo hình, v. v.) lẫn trường học chuyên chế; trường
học chuyên chế còn nguy hại hơn cả nhà tù chuyên chế, nhà tù chuyên chế không
thể tiêu diệt được tinh thần mà chỉ có thể tiêu diệt được thể chất nhưng trường
học chuyên chế lại có thể tiêu diệt được tinh thần bằng những bài học độc hại,
kẻ nào không tin hoặc không học những bài học đó sẽ bị trừng phạt tàn khốc. Vậy
chung quy lại, nhà nước độc tài không điều hành xã hội bằng pháp luật theo đúng
ý nghĩa đích thực cho khái niệm đó, tức là luật lệ nghiêm minh, mà chỉ cai trị
dân chúng bằng bạo lực làm cho nhà nước độc tài biểu hiện nguyên hình thành nhà
nước bạo quyền. Nhà nước này có thể có cả một Rừng Luật nhưng chỉ cai trị dân
chúng bằng Luật Rừng mà thôi. Luật Rừng chính là hình thức biểu hiện cho luật lệ
mù quáng hoặc luật lệ bất công được áp dụng tàn nhẫn cho đời sống xã hội. Tồn tại
với ba điều kiện kia dựa trên luật lệ bất công, chế độ độc tài làm cho tất cả mọi
người đều đau khổ như nhau, thù địch lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Không chỉ có
chiến tranh giữa người với người mà còn phải có cả chiến tranh giữa người với
thiên nhiên nữa. Không chỉ có nhân tai mà còn phải có cả thiên tai nữa. Sự sống
sẽ bị huỷ diệt bởi chính chế độ độc tài.
Thứ hai, chế độ dân chủ là chế độ
chính trị dựa trên luật lệ nghiêm minh hoặc luật lệ công bằng phân chia cả ba
quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, cho mọi cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: chế độ dân chủ tại Mỹ hiện nay bảo đảm cho mọi người Mỹ đều có cả ba quyền
lực kia. Phân chia quyền lực gây ra xã hội hài hoà như vậy chỉ thể hiện luật lệ
nghiêm minh [7]. Để bảo tồn luật lệ công bằng, tức là pháp luật theo ý nghĩa
đích thực cho khái niệm đó, nhà nước dân chủ phải dựa trên ba thiết chế cơ bản
có thể được xem như điều kiện tất yếu cho chế độ dân chủ tồn tại: 1/ Nhà nước
dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, theo đó nhà nước này
phải được phân chia độc lập về nhân sự thành ba cơ quan khác nhau để thực hiện
ba quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan
hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực
tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các quan chức nhà nước không thể
lạm dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo
nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bởi toàn thể nhân dân, theo đó nhà nước này phải
bị kiểm sát chặt chẽ bởi nhiều tổ chức độc lập để ngăn ngừa các điều luật bất
công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có
phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Nhà nước dân chủ phải
được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do hoặc phải hoạt động theo nhiệm kỳ; sau mỗi
nhiệm kỳ nhất định, nhà nước này phải thay đổi nhân sự thông qua bầu cử tự do,
theo đó mọi cá nhân đều phải được tham gia lựa chọn những người nào có cả tài
năng lẫn đức hạnh làm quan chức nhà nước đồng thời cũng đều phải được ứng cử
làm quan chức nhà nước, nhưng chỉ được ứng cử vào một trong ba cơ quan khác
nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nếu ứng cử vào cơ quan này thì không được
ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức
vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ nắm được một trong ba quyền lực khác
nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quy chế phân lập tam quyền ngăn ngừa được
các quan chức nhà nước lạm dụng quyền lực nhà nước. Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng
bảo đảm cho nhân dân làm chủ được đối với các quan chức nhà nước. Chế độ bầu cử
tự do làm cho các quan chức nhà nước phải phụ thuộc vào nhân dân mà phục vụ
nhân dân; chế độ bầu cử đó phải tuân thủ cả quy chế phân lập tam quyền lẫn
nguyên tắc đa nguyên bình đẳng để thực hiện được triệt để cả hai thiết chế đó,
tức là ba điều kiện đó bổ sung cho nhau đồng thời cùng nhau bảo tồn pháp luật.
Dựa trên ba thiết chế đó, nhà nước dân chủ chỉ có thể phải điều hành xã hội bằng
pháp luật, tức là luật lệ nghiêm minh. Điều hành xã hội bằng pháp luật làm cho
nhà nước dân chủ biểu hiện nguyên hình thành nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp
quyền bắt buộc mọi cá nhân đều phải biết hành xử theo ĐẠO ĐỨC. Tồn tại cùng với
luật lệ nghiêm minh, đạo đức không chỉ bảo tồn hoà bình giữa người với người mà
còn bảo tồn hoà bình giữa người với thiên nhiên nữa, cũng tức là bảo tồn sự sống
cho nhân loại.
Thứ ba, đấu tranh dân chủ để
thoát khỏi sự diệt vong, không chỉ bảo tồn sự sống cho chính mình mà còn phải bảo
tồn sự sống cho cả người khác, trong đó có con cháu của chính mình. Vì chế độ độc
tài sẽ huỷ diệt sự sống (xin lấy các ví dụ thực tế: chế độ phong kiến gây ra
chiến tranh triền miên trong suốt thời trung cổ, chế độ fascist gây ra các cuộc
chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX, chế độ cộng sản không chỉ góp phần quan
trọng nhất vào việc gây ra Chiến tranh Thế giới Lần thứ Hai trong thế kỷ XX mà
còn gây ra thảm hoạ kinh hoàng về mọi mặt cho nhiều dân tộc khác nhau trên thế
giới với con số nạn nhân vượt xa tổng số nạn nhân được tạo ra bởi các nền độc
tài khác, v. v.), nên cần phải xoá bỏ chế độ độc tài để thoát khỏi sự huỷ diệt.
Vì chế độ dân chủ bảo tồn sự sống (xin lấy một ví dụ thực tế: nền dân chủ tự do
ở các nước văn minh không chỉ bảo đảm phúc lợi dồi dào cho dân chúng ở đó mà
còn đóng vai trò quyết định đối với việc bảo vệ hoà bình trên thế giới hiện
nay, chỉ riêng nước Mỹ với ưu thế vượt trội về cả kinh tế lẫn quân sự cũng đã
có thể ngăn chặn được chế độ độc tài tại cả nước Tàu lẫn nước Nga gây ra chiến
tranh thế giới, chưa kể Nhật bản cùng với nhiều nước khác trong NATO cũng hùng
mạnh về mọi mặt đang liên kết chặt chẽ với nước Mỹ để ngăn ngừa chiến tranh thế
giới), nên cần phải xây dựng chế độ dân chủ để bảo tồn sự sống. Sâu xa hơn nữa,
vì bản tính vị kỷ hiện hữu thường hằng ở mọi cá nhân sống khiến xã hội phải bị
chi phối trực tiếp bởi chế độ chính trị nên hoạt động chính trị đóng vai trò
quan trọng nhất trong đời sống xã hội [8] Vì kết thúc cho chế độ độc tài đồng
thời mở đầu cho chế độ dân chủ nên đấu tranh dân chủ lại đóng vai trò quan trọng
nhất trong hoạt động chính trị. Vì đấu tranh dân chủ chỉ thích hợp đặc biệt với
những tài năng xuất chúng nên chỉ những tài năng đó mới sẵn sàng dấn thân vào đấu
tranh dân chủ nhưng tất cả những người khác cũng phải quan tâm đến đời sống
chính trị, đặc biệt phải ủng hộ các đấu sỹ dân chủ: nếu không dám ủng hộ công
khai thì hãy ủng hộ bí mật, để mới có thể bảo tồn được sự sống cho mình, nếu
không thì tất cả đều sẽ bị diệt vong. Muốn thoát khỏi sự diệt vong hoặc muốn bảo
tồn được sự sống cho mình, tất cả đều phải tham gia đấu tranh dân chủ. Vẫn biết
rằng đấu tranh dân chủ sẽ không thể tránh khỏi nguy hiểm (bị bôi bẩn, bị làm nhục,
bị vu oan, bị giáng hoạ, bị bắt bớ, bị giam cầm, bị tra tấn, bị đày đoạ, bị giết
chóc, v. v.) nhưng cần phải hiểu rằng: chẳng ai sống mãi, ai cũng phải chết dù ai
cũng sợ chết, đấu tranh cũng chết mà không đấu tranh cũng chết. Vả lại, cũng cần
phải hiểu rằng: nếu không tham gia đấu tranh dân chủ thì cũng không thể tránh
được những nguy hiểm được gây ra thường xuyên bởi chế độ độc tài, như tai nạn
giao thông, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp, v. v., chưa kể đố kỵ nhau,
nói xấu nhau, xúc xiểm nhau, đánh đập nhau, giết chóc nhau, v. v., bắt nguồn từ
sự áp bức, sự bóc lột, sự nô dịch, v. v.. Vậy cần phải lựa chọn thế nào để cuộc
đời không bị hoài phí!? Nếu lựa chọn làm quan chức độc tài thì sẽ có kẻ thù nhiều
như tóc mọc trên đầu để cuộc đời hoài phí. Ngược lại, nếu lựa chọn làm dân nô lệ
thì chỉ sống nhục nhã để cuộc đời hoài phí. Nếu không lựa chọn làm quan chức độc
tài nhưng cũng không lựa chọn làm dân nô lệ mà cứ mặc kệ thế nào cũng được thì
sống cũng như chết để cuộc đời hoài phí. Dù thế nào trong ba lựa chọn đó cũng
làm cho hậu thế nếu còn có thể tồn tại được thì phải bị đau khổ nhiều hơn. Hậu
thế bị đau khổ nhiều hơn sẽ không cần biết phải nhớ gì về tiền nhân nữa mà còn
oán trách tiền nhân vừa ngu sy vừa tắc trách làm cho hậu thế tiếp tục đau khổ.
Ôi, tất cả đều phải sống cuộc đời hoài phí! Chỉ còn một lựa chọn duy nhất: phải
đấu tranh dân chủ để bảo tồn mình. Vả lại, vì nhân loại có bản năng sinh tồn, tức
là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, đòi hỏi xã hội phải được tổ chức
theo chính thể dân chủ để bảo tồn nhân loại, nên đàng nào chế độ độc tài cũng
phải nhường đường cho chế độ dân chủ. Vậy tại sao không đấu tranh dân chủ để bảo
tồn mình? Bảo tồn mình cũng tức là bảo tồn hậu thế hoặc mở đường cho hậu thế
sinh tồn. Vậy tại sao không đấu tranh dân chủ để hậu thế phải kính trọng tiền
nhân?
Có thể còn nhiều lý do nữa nhưng
chỉ cần nêu ra ba lý do đó cũng đã đủ để thấy được sự cần thiết phải đấu tranh
dân chủ.
Vậy đấu tranh dân chủ nhằm mục
đích cao đẹp nhất trên đời: thay thế chế độ độc tài bằng chế độ dân chủ. Mọi hoạt
động khác trên đời đều không có mục đích nào cao đẹp bằng mục đích đó. Mọi mục
đích khác dù cao đẹp đến đâu cũng vẫn thua kém mục đích chân chính được xác định
đúng đắn cho đấu tranh dân chủ.
Chính vì nhằm mục đích cao đẹp
như vậy nên đấu tranh dân chủ phải áp dụng các phương pháp cao đẹp xứng đáng với
mục đích kia, không thể đạt được mục đích tốt bằng phương pháp xấu mà chỉ có thể
đạt được mục đích tốt bằng phương pháp tốt. Phương pháp tốt nhất cho đấu tranh
dân chủ chính là đấu tranh ôn hoà, bất bạo động. Người ta chỉ có thể giành được
tự do để bảo tồn sự sống bằng phương pháp đó.
Đấu tranh ôn hoà, bất bạo động,
là phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực, cả bạo lực hành vi lẫn bạo lực
ngôn từ, mà chỉ vận dụng tinh thần làm cho chế độ độc tài tan rã để xây dựng chế
độ dân chủ.
Vì chỉ vận dụng tinh thần nên đấu
tranh ôn hoà đòi hỏi các đấu sỹ, tức là các nhà đấu tranh, phải biết đấu tranh
với chính mình để thay đổi nhận thức, phải thay đổi nhận thức để hiểu biết đúng
đắn về đời sống xã hội, bao gồm cả kinh tế, chính trị và văn hoá – tư tưởng, đặc
biệt phải hiểu biết sâu sắc về đời sống chính trị.
Về kinh tế, cần phải hiểu được hoạt
động kinh tế đang diễn biến thế nào theo các quy luật nào, hoặc ít nhất cũng phải
hiểu được kinh tế đóng vai trò thế nào đối với chính trị. Cần phải hiểu được rằng:
bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, làm động lực
tuyệt đối cho mọi hoạt động kinh tế nhưng bản tính vị kỷ (ích kỷ, tư lợi và
tham lam) lại làm động lực tuyệt đối cho mọi hoạt động chính trị. Vì bản tính vị
kỷ thống nhất với bản năng sinh tồn nên kinh tế thống nhất với chính trị cũng
như chính trị thống nhất với kinh tế, tức là cái nọ quyết định cái kia. Tuy
nhiên, cần phải nhận thấy rằng: kinh tế thay đổi chưa chắc đã làm cho chính trị
thay đổi nhưng chính trị thay đổi chắc chắn sẽ làm cho kinh tế thay đổi, chỉ
riêng kinh tế thay đổi sẽ không đủ sức làm cho chính trị thay đổi mà cần phải
có thêm ít nhất một tác nhân khác đóng vai trò quyết định. Đó chính là văn hoá
– tư tưởng. Văn hoá – tư tưởng mà thay đổi chắc chắn sẽ làm cho chính trị thay
đổi, theo đó sự thay đổi kinh tế chỉ đóng vai trò xúc tác cho sự thay đổi chính
trị. Tiếp theo, cần phải hiểu được rằng kinh tế thị trường vận động theo chu kỳ:
hưng thịnh rồi suy thoái, đòi hỏi phải dự trữ tài chính để khắc phục suy thoái.
Nếu dựa trên chế độ dân chủ thì kinh tế thị trường sẽ dễ dàng vượt qua suy
thoái: nhà nước dân chủ sẽ dự trữ được tài chính đủ lớn để ngăn chặn được suy
thoái. Nhưng nếu dựa trên chế độ độc tài thì kinh tế thị trường sẽ khó hoặc
không thể vượt qua được suy thoái: nhà nước độc tài không thể dự trữ được tài
chính đủ lớn để ngăn chặn suy thoái, nếu có dự trữ được thì cũng không đủ lớn đồng
thời còn bị lạm dụng vào các mục đích khác làm cho việc ngăn chặn suy thoái trở
nên bất khả thi. Lúc đó kinh tế thị trường đòi hỏi phải loại bỏ chế độ độc tài
mới có thể vượt qua được suy thoái.
Về chính trị, cần phải hiểu được
chế độ chính trị đang vận hành thế nào hoặc đang phải đối phó với các nguy cơ
nào, hoặc ít nhất cũng phải hiểu được tương quan lực lượng giữa các lực lượng
chính trị đang tranh chấp nhau trên chính trường. Đặc biệt phải hiểu được chế độ
độc tài mạnh nhất về cái gì đồng thời yếu nhất về cái gì. Hơn nữa, cần phải hiểu
được tại sao phải đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động, mới
có thể đạt được mục đích cao đẹp cho đấu tranh đó. Chế độ độc tài mạnh nhất về
bạo hành, cướp bóc và dối trá, nhưng chế độ đó lại yếu nhất về cả trí tuệ lẫn đạo
đức. Do tập trung quyền lực chính trị vào một hoặc một số ít người nên chế độ độc
tài có những nhược điểm chết người có thể được nêu ra ở đây: 1/ Quá ít người
quyết định quá nhiều việc ắt không thể tránh khỏi nhiều sai lầm trong phán quyết,
chính sách và hành động, dẫn đến nhiều tai hoạ cho tất cả mọi người để tất cả mọi
người đều bất mãn với chế độ độc tài; 2/ Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành quyền lực
tạo ra tác hại ghê gớm cho tất cả mọi người để ngay cả những quan chức độc tài
bị thất thế cũng muốn phá hoại từ bên trong chế độ độc tài; 3/ Xung đột tư tưởng
làm cho hệ tư tưởng độc tài bộc lộ hết mọi sai lầm dối trá để nhiều người sẽ
không còn tin tưởng chế độ độc tài đồng thời sẽ không chấp nhận chế độ đó; vân
vân [9]. Chính những nhược điểm đó làm cho chế độ độc tài yếu nhất về cả trí tuệ
lẫn đạo đức nhưng lại mạnh nhất về bạo hành, cướp bóc và dối trá. Tuyệt đối
không được đánh phá chế độ độc tài vào những điểm mạnh mà chỉ nên chống đỡ chế
độ đó vào những điểm yếu. Tuyệt đối không được đấu tranh bạo động mà chỉ nên đấu
tranh ôn hoà, bất bạo động. Tuyệt đối không được bạo động vũ trang mà chỉ nên
liên kết chặt chẽ với nhau bằng cả trí tuệ lẫn đạo đức. Các đấu sỹ dân chủ nhất
thiết phải có cả trí tuệ lẫn đạo đức. Về trí tuệ, họ phải hiểu biết đúng đắn về
đời sống xã hội, biết thảo luận, biết tranh luận, biết tổ chức, v. v.. Về đạo đức,
họ phải biết Đối thoại – Tương kính – Khoan dung, không chỉ biết thực hiện quyền
làm người mà còn phải biết thực hiện cả nghĩa vụ làm người. Vì chế độ độc tài rất
giỏi về bạo hành, cướp bóc và dối trá nên các đấu sỹ dân chủ cần phải hiểu rõ
ít nhất ba hệ quả cơ bản sau đây: 1/ Nếu bạo động vũ trang, tức là lựa chọn
đánh phá chế độ độc tài vào những điểm mạnh nhất, thì các đấu sỹ dân chủ không
đáng làm đối thủ cho chế độ độc tài, họ dễ dàng bị nghiền nát bởi một lực lượng
hùng mạnh, bao gồm cả quân đội lẫn cảnh sát, vốn được tổ chức chặt chẽ theo
nguyên tắc độc đoán. Vả lại, vì ai cũng có bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham
sống hoặc bản năng sợ chết, nên nếu biết mình sẽ bị giết chóc bởi các đấu sỹ
dân chủ chủ trương đấu tranh bạo động thì các quan chức độc tài sẽ liên kết chặt
chẽ với nhau, tức là hoá giải mọi mâu thuẫn nội bộ cho chế độ độc tài, rồi ra
tay trước để mình không bị giết chóc bởi kẻ khác [10]. Nói như vậy tức là đấu
tranh bạo động sẽ phản tác dụng, không thể làm cho chế độ độc tài suy sụp hoặc
tan rã mà chỉ có thể làm cho chế độ đó hồi phục hoặc mạnh lên. Hệ quả này bắt
buộc các đấu sỹ dân chủ phải đấu tranh bằng các giải pháp hoà bình. Chính vì bắt
buộc các đấu sỹ dân chủ phải đấu tranh bằng các giải pháp hoà bình nên hệ quả
này có thể được gọi tên bằng Nguyên tắc Ôn hoà hoặc Nguyên tắc Hoà bình. 2/ Trộm
cướp cần phải giấu giếm cả ý đồ lẫn thủ đoạn nhưng đấu tranh dân chủ lại cần phải
phô trương cả mục đích lẫn phương pháp. Theo bản chất tự nhiên, dân chủ luôn
luôn đòi hỏi phải công khai minh bạch làm cho đấu tranh dân chủ không thể được
thực hiện bí mật mà chỉ có thể phải được thực hiện công khai, dù được giữ bí mật
thế nào cũng sẽ bại lộ hết, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Đấu tranh dân chủ không cần
dùng những thủ đoạn xấu xa vốn đòi hỏi phải được giấu giếm cho ít người biết mà
chỉ cần dùng những phương pháp tốt đẹp vốn đòi hỏi phải được phô trương cho nhiều
người biết, càng nhiều người biết càng tốt. Việc phô trương những phương pháp tốt
đẹp sẽ tạo ra ấn tượng rằng các đấu sỹ dân chủ rất mạnh mẽ nhờ có chính nghĩa
làm cho đám đông còn lại sẵn sàng tham gia đấu tranh dân chủ. Ngược lại, nếu
hành động bí mật bằng các âm mưu chính trị được bày đặt trong bóng tối theo kiểu
trộm cướp thì các đấu sỹ dân chủ sẽ chỉ tự làm hại mình, một khi bị bại lộ sẽ
nghi ngờ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau sẽ tự triệt hạ nhau mà không cần phải bị
triệt hạ bởi nhà nước độc tài. Nếu giấu giếm mà vẫn bị bại lộ rồi bị truy bức
thì sẽ làm cho nỗi khiếp sợ được nhân lên gấp bội rồi lan toả khắp xã hội để
đám đông còn lại không dám đi theo ủng hộ các đấu sỹ dân chủ mà ngược lại sẽ có
ảo tưởng rằng nhà nước độc tài vừa rất tài giỏi vừa rất mạnh mẽ khiến họ càng
khiếp sợ hơn. Hệ quả này bắt buộc các đấu sỹ dân chủ phải đấu tranh theo nguyên
tắc công khai hoặc nguyên tắc minh bạch. Chính vì bắt buộc các đấu sỹ dân chủ
phải đấu tranh theo nguyên tắc công khai hoặc nguyên tắc minh bạch nên hệ quả
này có thể được gọi tên bằng Nguyên tắc Công khai hoặc Nguyên tắc Minh bạch. 3/
Nếu nói năng dối trá thì các đấu sỹ dân chủ lại càng không đáng làm đối thủ cho
chế độ độc tài, chế độ đó dễ dàng bao vây cô lập các đấu sỹ dân chủ bằng sự
tuyên truyền dối trá đã được chuyên nghiệp hoá cao độ, sự tuyên truyền đó có nọc
độc còn độc địa hơn cả mọi độc tố khác trên đời. Hơn nữa, mình nói năng dối trá
sẽ làm cho người khác mất lòng tin vào mình để mình tự cô lập mình. Hệ quả này
bắt buộc các đấu sỹ dân chủ phải đấu tranh bằng lời nói chân thật hoặc lời nói
trung thực. Chính vì bắt buộc các đấu sỹ dân chủ phải đấu tranh bằng lời nói
chân thật hoặc lời nói trung thực nên hệ quả này có thể được gọi tên bằng
Nguyên tắc Chân thật hoặc Nguyên tắc Trung thực. Vân vân. Đấu tranh dân chủ bằng
phương pháp ôn hoà, bất bạo động, nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt ít nhất
ba nguyên tắc đó. Tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các nguyên tắc đó chưa chắc đã
thành công ngay lập tức nhưng vi phạm một trong các nguyên tắc đó sẽ chắc chắn
thất bại ngay lập tức. Chỉ cần vi phạm một trong các nguyên tắc đó cũng đã đủ để
thất bại thê thảm ngay từ đầu. Ngược lại, nếu cứ kiên tâm đấu tranh ôn hoà, bất
bạo động, bằng cả trí tuệ lẫn đạo đức theo đúng các nguyên tắc đó thì các đấu sỹ
dân chủ sẽ đánh trúng chế độ độc tài vào những điểm yếu nhất làm cho chế độ đó
suy sụp nhanh chóng rồi tan rã. Áp lực chính trị từ các đấu sỹ dân chủ gia tăng
đến một mức độ nhất định sẽ làm cho chế độ độc tài phải lựa chọn: hoặc cải cách
chính trị để thoát hiểm hoặc tự sát phạt nhau để tiêu vong mà không cần phải bị
bạo hành bởi các đấu sỹ dân chủ. Các đấu sỹ đó không cần phải bạo hành mà vẫn
thắng để tất cả các bên tranh chấp cùng thắng.
Muốn hiểu được đầy đủ hơn về kết
quả tốt đẹp được tạo ra bởi đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo
động, cần phải so sánh phương pháp ôn hoà với phương pháp bạo động. Phương pháp
ôn hoà giống phương pháp bạo động về nguyên nhân. Đó chính là chế độ độc tài với
nhiều mâu thuẫn đối kháng trong xã hội khiến đa số dân chúng nô lệ phản ứng chống
lại các quan chức độc tài. Phương pháp ôn hoà cũng có thể giống phương pháp bạo
động về mục đích. Đó là thiết lập chế độ dân chủ. Nhưng phương pháp ôn hoà không
chỉ khác biệt mà còn đối lập hẳn với phương pháp bạo động về cả điều kiện lẫn
phương tiện. Về điều kiện, phương pháp bạo động dựa trên tư tưởng sai lầm về đời
sống xã hội dẫn đến hành động sai lầm, hành động sai lầm dẫn đến kết quả trái
ngược với mục đích: không thể thiết lập được chế độ dân chủ mà chỉ có thể tái lập
chế độ độc tài dưới một dạng khác. Cách mạng Tháng Mười 1917 tại Nga đã chứng
thực rõ ràng như vậy. Nhiều cuộc cách mạng khác cũng chứng thực rõ ràng như vậy.
Về phương tiện, phương pháp bạo động phải dùng sức mạnh thể chất nhiều hơn dùng
sức mạnh tinh thần để đả thương hoặc gây thương vong cho đối phương, tức là
dùng vật liệu bên ngoài làm vũ khí để giết chóc, đánh đập, phá hoại, v. v., gây
ra chết chóc, đau thương, thù hận, mất mát, đổ vỡ, v. v.. Chính vì gây ra chết
chóc, đau thương, thù hận, mất mát, đổ vỡ, v. v., nên phương pháp bạo động thường
bị ngăn chặn ngay từ đầu làm cho các đấu sỹ dân chủ bị bạo hành tàn khốc bởi
các quan chức độc tài. Vả lại, cho dù có tiêu diệt được các quan chức độc tài bằng
phương pháp bạo động, các đấu sỹ dân chủ với tư tưởng sai lầm chủ trương dùng
phương pháp bạo động vốn chỉ thúc đẩy hành động sai lầm sẽ không thể tiêu diệt
được chế độ độc tài mà chỉ tái lập chế độ đó dưới một dạng khác. Vì đã tiêu diệt
được các quan chức độc tài bằng phương pháp bạo động nên các đấu sỹ dân chủ buộc
phải lo đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng, trong đó nghiêm trọng nhất
thuộc về các âm mưu báo oán từ nhiều thế lực khác nhau bị gây tổn thất hoặc bị
hãm hại bởi phương pháp bạo động, bằng quyền lực độc đoán làm cho các đấu sỹ
dân chủ biến chất thành các quan chức độc tài. Hoặc phương pháp bạo động sẽ gây
ra tình trạng hỗn loạn sau khi đã tiêu diệt được một nhà độc tài nào đó để chỉ
những kẻ nào mạnh nhất về bạo lực mới có thể ngoi lên được làm một nhà độc tài
khác. Như vậy tức là phương pháp bạo động sẽ chỉ thay thế các nhà độc tài này bằng
các nhà độc tài khác hoặc chỉ thay thế các nhà độc tài cũ bằng các nhà độc tài
mới. Cách mạng 1789 tại nước Pháp đã chứng thực rõ ràng như vậy: chỉ thay thế
Louis XVI (1754 – 1793) bằng Napoléon Bonapartes (1769 – 1821). Nhiều cuộc cách
mạng khác cũng đã chứng thực rõ ràng như vậy nhưng tôi chỉ xin lấy Cách mạng
1789 tại nước Pháp làm một ví dụ điển hình. Tôi hết sức rùng rợn khi hình dung
về các cuộc cách mạng đó!
Phương pháp quan trọng hơn phát
minh. Chính Albert Einstein (1879 – 1955) đã nói đúng như thế. Tôi chỉ xin nói
thêm thế này: vì khoa học cần phương pháp đúng đắn để tránh sai lầm nên chính
trị cần phương pháp đúng đắn để tránh tai hoạ. Phương pháp đúng cho đấu tranh
dân chủ chính là phương pháp ôn hoà, bất bạo động.
Về văn hoá – tư tưởng, cần phải
hiểu được xã hội đương thời, trong đó có chế độ độc tài, đang bị chi phối bởi
cái hệ tư tưởng nào. Các đấu sỹ dân chủ cần phải hiểu cái hệ tư tưởng đó cũng
như các hệ tư tưởng khác về: mục đích, phương pháp, nội dung, hình thức, nguyên
nhân, kết quả, v. v., rồi rút ra bài học cần thiết cho mình: cần phải biết phân
biệt tư tưởng độc tài với tư tưởng dân chủ. Đặc biệt phải chú ý cuộc đấu tranh
tư tưởng trong chế độ độc tài, đó là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng độc tài với
tư tưởng dân chủ cùng với cuộc đấu tranh giữa các quan điểm thù địch nhau trong
tư tưởng độc tài, v. v..
Khi đã hiểu biết sâu rộng về đời
sống xã hội, cần xác định đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động,
phải được thực hiện thế nào theo tiến trình nào.
Tôi đồng ý với Tập hợp Dân chủ Đa
nguyên đã rút ra được kinh nghiệm phổ biến trên thế giới cho thấy đấu tranh dân
chủ phải được tiến hành theo 5 giai đoạn khác nhau: 1/ Xây dựng một cơ sở tư tưởng;
2/ Xây dựng một đội ngũ cán bộ; 3/ Tạo lập các phương tiện cần thiết; 4/ Xây dựng
cơ sở quần chúng; 5/ Tiến công giành chính quyền. Trong đó giai đoạn đầu tiên
đóng vai trò quan trọng nhất [11]. Tuy nhiên, ở đây tôi phải bổ sung thêm một số
ý tưởng đúng đắn về giai đoạn thứ năm.
Thứ nhất: đấu tranh dân chủ bằng
phương pháp ôn hoà, bất bạo động, tức là không sử dụng bạo lực mà chỉ vận dụng
tinh thần. Vận dụng tinh thần để đấu tranh với chế độ độc tài về kinh tế, chính
trị và văn hoá – tư tưởng, v. v., bằng thái độ chính trị. Thái độ đó chính là
phản kháng chính trị bằng bất hợp tác lấy bất hại làm cốt lõi. Bất hại tức là
không làm hại bất cứ ai, không làm hại người khác, cũng không làm hại chính
mình. Bất hợp tác tức là không hợp tác. Cần phải hiểu rằng chế độ độc tài rất cần
dân chúng hợp tác với chế độ đó, nếu dân chúng đồng loạt bất hợp tác với chế độ
đó thì chế độ đó sẽ sụp đổ ngay lập tức. Để tránh bị sụp đổ như vậy, chế độ độc
tài phải ép buộc dân chúng hợp tác với chế độ đó bằng các phương tiện cần thiết,
bao gồm cả nhân lực lẫn vật lực, được cung cấp bởi chính dân chúng, làm cho dân
chúng phải tiếp tục cung cấp các phương tiện cần thiết cho chế độ độc tài để chế
độ đó tiếp tục tồn tại. Ngược lại, muốn làm cho chế độ độc tài sụp đổ ngay lập
tức, dân chúng chỉ cần bất hợp tác với chế độ đó, tức là từ chối cung cấp các
phương tiện cần thiết cho chế độ độc tài. Cụ thể là: 1/ Không nộp thuế hoặc thậm
chí tẩy chay đồng tiền đang được lưu hành bởi nhà nước độc tài để ngăn chặn nhà
nước đó cướp bóc dân chúng bằng việc phát hành tiền giấy với số lượng vô hạn,
các nhà giàu sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi việc tẩy chay này, vì họ thường chỉ cất
giữ vàng hoặc ngoại tệ nên việc tẩy chay nội tệ sẽ không ảnh hưởng gì đến họ;
2/ Không cho thân nhân làm cảnh sát nếu cảnh sát được dùng để chống lại nhân
dân, không cho thân nhân đi bộ đội nếu quân đội được dùng để chống lại nhân
dân, nếu thân nhân đang làm cảnh sát hoặc bộ đội thì cần phải khuyên bảo thân
nhân khéo léo từ chối hợp tác với các cấp chỉ huy: không bắn giết hoặc đánh đập
đồng bào khi bị sai khiến đàn áp đồng bào; 3/ Phản kháng tại gia, tức là biểu
tình tại nhà, trên quy mô rộng khắp nếu biểu tình ở bên ngoài dù không bị ngăn
cản nhưng có thể bị mất kiểm soát, nếu biết trước có thể bị mất kiểm soát thì
tuyệt đối không nên biểu tình ở bên ngoài, biểu tình ở bên ngoài mà bị mất kiểm
soát sẽ không đạt được yêu cầu mà còn phản tác dụng. Phương tiện truyền thông dựa
trên kỹ thuật điện tử sẽ giúp phản kháng tại gia được thực hiện dễ dàng. Vân
vân. Dân chúng cần phải hiểu đúng rằng: hợp tác với chế độ độc tài sẽ làm hại
người khác đồng thời cũng sẽ làm hại chính mình.
Thứ hai: giành chính quyền không
thể chỉ được hiểu phiến diện thành việc giành lấy quyền lực nhà nước, tức là
quyền lãnh đạo cùng với các chức vụ tương ứng trong bộ máy nhà nước, mà phải được
hiểu đúng đắn thành việc giành lấy quyền làm chủ đối với bộ máy đó. Quyền làm
chủ đối với bộ máy nhà nước bao gồm cả quyền lực nhà nước (quyền lực lập pháp,
quyền lực hành pháp và quyền lực tư pháp) lẫn quyền lực đối trọng (quyền kết hợp,
quyền giám sát, quyền kiểm tra, v. v.) thuộc về các tổ chức độc lập sẽ phải được
minh định trong Hiến pháp cho chế độ dân chủ sắp được tạo dựng để nhân dân làm
chủ đối với mọi quan chức nhà nước trong chế độ đó. Không phải tất cả mọi người
đều lãnh đạo hoặc thực hiện quyền lực nhà nước mà chỉ có một số ít người có thể
lãnh đạo hoặc thực hiện quyền lực nhà nước nhưng tất cả mọi người đều có thể đối
trọng hoặc thực hiện quyền lực đối trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước một
khi đã hiểu biết đúng đắn về quyền lực nhà nước, vì quyền lực nhà nước đáng sợ
nhất trên đời nên cần phải kiểm soát quyền lực đó để quyền lực đó không làm hại
bất cứ ai, nếu không kiểm soát được quyền lực nhà nước thì đương nhiên không thể
có dân chủ mà chỉ có độc tài với quyền lực nhà nước không bị kiểm soát có thể
làm hại bất cứ ai, kể cả các nhà độc tài. Tất cả mọi người đều phải sở hữu quyền
lực nhà nước bằng quyền lực đối trọng cho dù chỉ có một số ít người sử dụng quyền
lực nhà nước bằng khả năng lãnh đạo để quyền lực nhà nước phải phục vụ tất cả mọi
người, tức là quyền lực nhà nước chỉ có thể được sử dụng bởi một số ít người
nhưng nhất thiết phải được sở hữu bởi tất cả mọi người thông qua quyền lực đối
trọng để quyền lực nhà nước phải phục vụ tất cả mọi người. Nói như vậy tức là
trong chế độ dân chủ, quyền lực đối trọng còn quan trọng hơn cả quyền lực nhà
nước. Vậy giành chính quyền cần phải được hiểu đầy đủ thành việc giành lấy quyền
làm chủ, bao gồm cả quyền lực nhà nước lẫn quyền lực đối trọng, cho tất cả mọi
người mới đạt được yêu cầu chính đáng cho đấu tranh dân chủ, tức là kết quả đấu
tranh phải thiết lập được chế độ dân chủ. Nếu chỉ giành quyền lực nhà nước cho
một số ít người mà không giành quyền lực đối trọng cho tất cả mọi người theo
yêu cầu vốn có đối với đấu tranh dân chủ thì theo bản chất tự nhiên vốn có ở
quyền lực nhà nước, cái quyền lực đó sẽ không bao giờ thuộc về toàn thể nhân
dân mà chỉ có thể thuộc về một số lãnh tụ chính trị thôi, tức là kết quả đấu
tranh sẽ chỉ tái lập chế độ độc tài dưới một dạng khác.
Thứ ba: ngay từ đầu không chỉ loại
bỏ bạo động vũ trang mà còn phải loại bỏ cả giải pháp lật đổ. Nếu giành chính
quyền chỉ được hiểu phiến diện thành việc lật đổ chính quyền cũ để xây dựng
chính quyền mới thì lại càng nguy hiểm. Ai lật đổ ai? Lật đổ thế nào? Lật đổ để
làm gì? Lật đổ bằng cách nào? Có cái gì để bảo đảm rằng lật đổ sẽ không dẫn đến
bạo động? Bạo động ắt sẽ chết. Chí sỹ Phan Châu Trinh (1872 – 1926) đã dạy thế.
Cái thời đại chỉ biết lật đổ đã qua rồi! Vậy giành chính quyền phải bao gồm cả
chấp nhận cải cách chính trị được thực hiện bởi nhà nước độc tài đang suy sụp
hoặc sắp tan rã để thay đổi từ trên xuống dưới. Tất nhiên chấp nhận cải cách
chính trị sẽ tuyệt đối không chấp nhận cải cách nửa vời mà phải đòi hỏi cải
cách triệt để. Kết quả cuối cùng phải thông qua một Hiến pháp Chân chính [12].
Trong giai đoạn chuyển tiếp xảy ra cải cách chính trị, lực lượng dân chủ nên sẵn
sàng chấp nhận một số quan chức độc tài tiếp tục lãnh đạo nhưng phải kiểm soát
chặt chẽ đối với một số quan chức đó bằng các tổ chức độc lập để các quan chức
độc tài chuyển hoá thành các quan chức dân chủ, tức là lực lượng dân chủ nên bảo
đảm an toàn cho các quan chức độc tài hạ cánh an toàn, đồng thời phải tiếp tục
đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, để rút ngắn giai đoạn chuyển tiếp. Cần đặc biệt
chú ý rằng: trong giai đoạn chuyển tiếp cũng như sau giai đoạn đó, không nên
truy tố tội tham nhũng trong chế độ độc tài mà có thể chỉ cần thu hồi tài sản
tham nhũng được bao nhiêu hay bấy nhiêu để sung vào công khố. Tham nhũng làm
thuộc tính kinh tế cho chế độ độc tài, hầu hết quan chức độc tài đều tham nhũng
mới giàu có bất thường, nếu truy tố tội tham nhũng trong chế độ đó thì hầu hết
quan chức độc tài sẽ lo sợ dẫn đến không dám chấp nhận thay đổi chính trị mà sẽ
bảo thủ đến cùng để bảo vệ chế độ đó nhưng nếu không truy tố tội tham nhũng
trong chế độ đó thì hầu hết quan chức độc tài sẽ sẵn sàng chấp nhận thay đổi
chính trị. Ngoài ra, cũng cần phải thực hiện ít nhất ba việc nữa: 1/ Trưng dụng
các quan chức tài năng trong chế độ độc tài, đặc biệt các tướng lĩnh tài năng
trong lực lượng vũ trang (cả quân đội lẫn cảnh sát), đồng thời thay đổi việc
làm cho các quan chức khác trong chế độ đó để tất cả bọn họ cũng đều sẵn sàng
chấp nhận thay đổi chính trị. 2/ Bảo đảm lương hưu cho tất cả những người nào
đang được hưởng lương hưu trong chế độ độc tài, thậm chí sẵn sàng tăng thêm
lương hưu cho họ. 3/ Thực thi nghiêm chỉnh một đạo luật về hoà giải hoà hợp nhằm
ngăn ngừa việc trả thù báo oán giữa các thành phần khác nhau trong xã hội. Lực
lượng dân chủ theo đuổi các chính sách thực tế đầy tinh thần khoan dung như vậy
sẽ làm cho chế độ độc tài tan rã rất nhanh.
Tôi cũng rất tâm đắc với Nguyễn
Văn Thạnh cho rằng: có thể thay đổi luật pháp để thay đổi chính trị. Chính trị
sinh ra luật pháp để bảo vệ chính trị cũng như luật pháp làm cơ sở pháp lý cho
chính trị. Chính trị tốt sinh ra luật pháp tốt. Chính trị xấu sinh ra luật pháp
xấu. Sửa đổi luật pháp xấu thành luật pháp tốt sẽ làm cho chính trị xấu thay đổi
thành chính trị tốt. Vậy cần phải làm thế nào? Nguyễn Văn Thạnh đưa ra một giải
pháp hay, được gọi là Giải pháp Tasako cho rằng: có thể đấu tranh để sửa đổi từng
điều luật nhỏ rồi dần dần tiến tới thay đổi chính trị theo chiều hướng dân chủ.
Khi tiến công theo hướng này, các đấu sỹ dân chủ đạt được hai mục tiêu lớn: Thứ
nhất: trong quá trình vận động để sửa đổi luật pháp, họ đã làm cho dân chúng thức
tỉnh mà quan tâm hơn đến chính trị. Vì việc này nằm trong khuôn khổ luật pháp
nên nhiều người có thể tham gia. Vận động sửa đổi từng điều luật nhỏ sẽ dễ dàng
hơn vận động thay đổi cả nền chính trị. Thứ hai: khi có một điều luật tốt, đúng
đắn, được ban hành rồi được thi hành, nó sẽ gây ra ít nhất hai hiệu ứng tốt: hiệu
ứng thứ nhất là mang lại niềm tin cho nhân dân về chiến lược đấu tranh đòi sửa
đổi luật pháp, từ đây sẽ gia tăng sức mạnh cho các đấu sỹ dân chủ để họ làm việc
tốt hơn nữa cho đất nước; hiệu ứng thứ hai là làm giảm dần quyền lực cho nền
chính trị độc đoán và nhóm lợi ích. Ví dụ nếu các đấu sỹ dân chủ vận động dự luật
minh bạch cho các công trình công cộng – Nguyễn Văn Thạnh gọi là thương hiệu
cho những công trình – thì họ đã đạt được các mục tiêu quan trọng: giáo dục cho
dân chúng biết về quyền của người đóng thuế, chặn dòng máu tham nhũng nuôi cường
quyền và lợi ích nhóm, v. v.. Vấn đề còn lại là làm cách nào để tập trung sức mạnh
vào thực hiện chiến lược sửa đổi luật pháp? Đặt vấn đề như vậy rất hay, vừa
tích cực vừa tiến bộ. Nhưng Nguyễn Văn Thạnh dùng một nhà độc tài quân sự
(Napoléon Bonapartes) làm hình mẫu điển hình để khuyến khích ý tưởng dân chủ;
dùng hình ảnh bạo lực trong quá khứ (các trận đánh lớn) để cổ vũ đấu tranh dân
chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động; dùng một nhà tư tưởng sai lạc (Jean
– Jacques Rousseau) để minh hoạ cho sự tiến bộ chính trị. Làm như vậy sai lầm về
phương pháp, có thể làm cho độc giả nghĩ rằng Nguyễn Văn Thạnh ít hiểu về cả
triết lý chính trị lẫn lịch sử chính trị [13].
Vạn sự khởi đầu nan. Đấu tranh
dân chủ cũng khó khăn nhất ở giai đoạn đầu tiên vốn đòi hỏi phải được thực hiện
tài tình bởi các tài năng xuất chúng. Vậy cần phải làm thế nào?
Phải xác lập được một triết lý
chính trị dựa trên căn bản khoa học về đời sống xã hội, bao gồm cả kinh tế,
chính trị và văn hoá – tư tưởng, v. v.. Vì dựa trên căn bản khoa học chỉ bao gồm
tư tưởng đúng đắn nên cái triết lý đó sẽ không làm hại cho bất cứ ai mà chỉ làm
lợi cho tất cả mọi người. Chính cái triết lý đó sẽ làm cơ sở tư tưởng cho đấu
tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động.
Khi chưa được khai sáng bởi tư tưởng
đúng đắn mà vẫn suy nghĩ bằng tư tưởng sai lầm, nhân loại chỉ biết được quyền lực
độc đoán hoặc quyền lực chuyên chế khiến nhân loại chỉ biết tranh giành nhau bằng
bạo lực để chỉ một cá nhân duy nhất hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả
quyền lợi lẫn ý đồ độc quyền nắm giữ quyền lực đó. Nhưng khi đã được khai sáng
bởi tư tưởng đúng đắn, nhân loại sẽ biết được ba quyền lực khác, khác hẳn quyền
lực độc đoán. Đó là quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp và quyền lực tư
pháp được sinh ra từ chính tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đó cũng giúp nhân loại
biết được cơ chế chính trị để phân chia đồng đều cả ba quyền lực đó cho mọi cá
nhân. Đó chính là chế độ dân chủ với ba thiết chế cơ bản: 1/ Tam quyền phân lập;
2/ Đa nguyên đa đảng; 3/ Bầu cử tự do. Tư tưởng đúng đắn còn giúp nhân loại tìm
kiếm được phương cách đúng đắn để làm tiêu tan quyền lực độc đoán đồng thời thiết
lập chế độ dân chủ mà không cần phải làm hại nhau. Đó chính là đấu tranh dân chủ
bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động, để mọi cá nhân đều có cả ba quyền lực
khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà không cần phải làm hại nhau. Tôi
phải nhắc lại như vậy chỉ nhằm nhấn mạnh ưu thế tuyệt đối cho đấu tranh dân chủ
bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động. Cần phải hiểu đúng đắn rằng, quyền lực độc
đoán bắt nguồn từ sự ngu dốt ở cả quan chức lẫn dân chúng. Muốn tồn tại bền vững,
quyền lực độc đoán phải củng cố sự ngu dốt cho cả quan chức lẫn dân chúng để
quan chức mãi mãi chỉ làm quan chức độc tài cũng như dân chúng mãi mãi phải làm
dân chúng nô lệ. Muốn làm tiêu tan quyền lực độc đoán, chỉ cần làm tiêu tan sự
ngu dốt ở cả quan chức độc tài lẫn dân chúng nô lệ. Muốn làm tiêu tan sự ngu dốt
ở cả quan chức độc tài lẫn dân chúng nô lệ, chỉ cần phổ biến tư tưởng đúng đắn
cho cả quan chức độc tài lẫn dân chúng nô lệ. Vì bẩm sinh ai cũng ngu dốt,
không ai vừa được sinh ra đã biết được tư tưởng đúng đắn, nên việc phổ biến tư
tưởng đúng đắn phải được làm thường xuyên cho tất cả mọi người trong một môi
trường đặc biệt. Đó chính là học đường. Học đường phải làm chiến trường chống sự
ngu dốt bằng tư tưởng đúng đắn để sự ngu dốt phải bị đánh bại ngay tại học đường.
Học đường phải làm tiêu tan sự ngu dốt bằng tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn
phải làm tiêu tan sự ngu dốt bằng các phương pháp tốt lành. Chỉ các phương pháp
tốt lành mới có thể làm phương tiện giúp tư tưởng đúng đắn làm tiêu tan được sự
ngu dốt tại học đường. Học đường không thể làm tiêu tan sự ngu dốt bằng các
phương pháp xấu độc. Các phương pháp xấu độc không thể làm phương tiện giúp tư
tưởng đúng đắn đánh bại được sự ngu dốt mà chỉ có thể làm gián điệp giúp sự ngu
dốt đánh bại tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn phải loại bỏ mọi phương pháp
xấu độc mới có thể đánh bại sự ngu dốt tại học đường. Học đường cũng phải loại
bỏ mọi phương pháp xấu độc mới có thể làm cho sự ngu dốt bị đánh bại bởi tư tưởng
đúng đắn. Phải đưa tư tưởng đúng đắn vào học đường đồng thời phải làm cho tư tưởng
đúng đắn ngự trị học đường. Phải học đường hoá mọi nơi nào có người sinh sống,
tức là phải biến bất cứ nơi nào có người sinh sống thành học đường. Nói như vậy,
tôi muốn ngụ ý rằng: đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động,
phải bắt đầu từ cả giáo dục lẫn tự giáo dục. Giáo dục người khác nhưng cũng phải
biết tự giáo dục chính mình. Giáo dục chính mình để phát hiện được gián điệp
trong não trạng của mình. Nói như vậy, tôi cũng ngụ ý rằng: dân chủ hoá bằng
phương pháp ôn hoà, bất bạo động, phải bắt đầu bằng việc đòi hỏi phải cải cách
giáo dục nhằm thay thế nền giáo dục nhồi sọ bằng nền giáo dục khai phóng dựa
trên tư tưởng đúng đắn.
Trong chế độ độc tài, các quan chức
độc tài thường chỉ tài giỏi về thủ đoạn cai trị nhưng rất yếu kém về khả năng
sáng tạo khiến họ không thể tự nuôi sống mình mà chỉ có thể phải sống dựa vào kẻ
khác. Họ luôn luôn phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: nếu buộc phải từ bỏ
quyền lực độc đoán thì mình sẽ sống bằng cách nào? Vì luôn luôn phải đối mặt với
một vấn đề nghiêm trọng như vậy nên nếu không có giải pháp nào tốt hơn cho họ
thì họ sẽ nắm giữ quyền lực độc đoán bằng mọi cách với mọi giá, kể cả sát nhân
hoặc ít nhất cũng phải làm cho mọi người khác đều phải lệ thuộc vào họ để nuôi
sống họ. Kết quả tất yếu làm cho tất cả mọi người đều đau khổ như nhau. Muốn
tránh được kết quả đó, đấu tranh dân chủ phải mang lại giải pháp tốt hơn cho
các quan chức độc tài, tức là phải đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất
bạo động. Nền giáo dục khai phóng sẽ thoả mãn được yêu cầu đó. Nền giáo dục
khai phóng sẽ mang lại kiến thức đúng đắn cho tất cả mọi người để tất cả mọi
người bình thường đều có thể tự nuôi sống mình.
Đấu tranh dân chủ bằng phương
pháp ôn hoà, bất bạo động, không phải gây ra vấn đề cho chế độ độc tài mà chỉ
mang lại giải pháp cho chế độ đó, tức là chỉ mở ra lối thoát cho tất cả các nhà
độc tài.
Sau khi đã hiểu đúng đấu tranh
dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động, phải được thực hiện thế nào theo
tiến trình nào, mỗi đấu sỹ dân chủ cần phải chia sẻ với mọi người xung quanh, bắt
đầu từ thân nhân trong gia đình đến bạn bè thân thiết, rồi đến bà con láng giềng,
sau đó mới đến các đoàn thể xã hội, v. v.. Tất cả các đấu sỹ dân chủ cứ làm như
thế sẽ làm cho tư tưởng đúng đắn lan toả nhanh chóng khắp xã hội mà không thể bị
ngăn cản bởi bất cứ thế lực nào. Không một thế lực nào có thể ngăn cản được tiến
trình đó. Ngay cả nền giáo dục nhồi sọ cũng có thể bị vô hiệu hoá bởi tiến
trình đó. Tiến trình đó đạt đến một mức độ nhất định sẽ làm thay đổi căn bản
cho văn hoá chính trị. Văn hoá chính trị thay đổi sẽ làm cho thể chế chính trị
thay đổi. Thể chế chính trị thay đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ sẽ
làm cho cuộc vận động dân chủ đạt được mục đích cuối cùng. Mục đích đó sẽ xác
nhận rằng đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động, không cần phải
“đao to búa lớn” mà chỉ cần hành động nhỏ nhẹ như vậy thôi.
Đó chính là tư tương khai sáng
trong thời đại ngày nay. Nhưng Việt nam hiện nay bị chi phối nặng nề bởi cái
văn hoá độc đoán hoặc hệ tư tưởng độc đoán, bao gồm Nho giáo pha trộn với Chủ
nghĩa Marx – Lenin. Nho giáo đã bị hạ bệ chính thức từ sau Cách mạng Tháng Tám
1945 nhưng vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong đa số dân chúng nhờ được củng cố
thêm bởi Chủ nghĩa Marx – Lenin làm cho họ sống thụ động trước thời cuộc [14].
Chủ nghĩa Marx – Lenin chủ trương giải phóng nhân loại bằng bạo lực cách mạng đồng
thời chủ trương cải tạo nhân loại bằng chuyên chính vô sản đã dẫn dắt một số
dân tộc lạc hậu, trong đó có Việt nam, đến nền độc tài bạo ngược nhất trong lịch
sử nhân loại [15]. Chủ nghĩa Marx – Lenin pha trộn với Nho giáo tạo thành cái
văn hoá độc đoán [16]. Cái văn hoá độc đoán được nuôi dưỡng hằng ngày bởi một
đám trí nô cực kỳ đông đảo với đầy đủ bằng cấp cao sang nhưng hầu như không có
khả năng sáng tạo mà chỉ có khả năng tối tác [17]. Rất nhiều Giáo sư cũng như rất
nhiều Tiến sỹ không thể phát minh [18]. Ấy thế mà hầu hết các trí nô đó đều được
nuôi dưỡng bởi chế độ độc tài để phát huy công năng cho cái văn hoá độc đoán. Họ
phát huy công năng cho cái văn hoá độc đoán để cái văn hoá đó tiếp tục đeo bám
người Việt nam ở khắp mọi nơi làm cho nhiều người Việt nam vẫn còn rất xa lạ với
tư tưởng khai sáng.
Tư tưởng khai sáng từ Tây phương
đến Việt nam vào đầu thế kỷ XX nhưng chưa đủ mạnh để có thể vượt qua tư tưởng độc
đoán đang ngự trị tại đây. Tuy đã có một số nhà khai sáng vĩ đại, như Phan Châu
Trinh, Phạm Quỳnh, Trương Tử Anh, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Gia Kiểng, v. v.,
nhưng họ vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi tại Việt nam hiện nay. Vì tư tưởng
khai sáng ở Tây phương có hai khuynh hướng đối lập nhau dẫn đến hai chính thể đối
lập nhau: khuynh hướng ôn hoà với hình mẫu điển hình nhất thuộc về Charles de
Secondat Montesquieu (1689 – 1755) dẫn đến chế độ dân chủ được thiết lập bởi
các nhà lập hiến lỗi lạc tại nước Mỹ vào năm 1787 đối lập với khuynh hướng cực
đoan với hình mẫu điển hình nhất thuộc về Jean – Jacques Rousseau (1712 – 1778)
dẫn đến chế độ độc tài được thiết lập bởi Napoléon Bonapartes tại nước Pháp vào
năm 1799 [19], nên tư tưởng khai sáng tại Việt nam cũng ắt phải bị phân hoá
thành hai khuynh hướng đối lập nhau dẫn đến hai chính thể đối lập nhau: khuynh
hướng cực đoan với hình mẫu điển hình nhất thuộc về cả Phan Bội Châu lẫn Hồ Chí
Minh dẫn đến nền độc tài toàn trị tại Bắc Việt nam đối lập với khuynh hướng ôn
hoà với hình mẫu điển hình nhất thuộc về cả Phan Châu Trinh lẫn Phạm Quỳnh dẫn
đến nền dân chủ non trẻ tại Nam Việt nam. Tuy nhiên, khuynh hướng cực đoan đã
vượt qua khuynh hướng ôn hoà. Chính Văn hoá Nho giáo tại Việt nam đã làm mảnh đất
màu mỡ cho khuynh hướng cực đoan phát tác mạnh mẽ thành cái văn hoá độc đoán tại
đây. Ngay cả nền dân chủ non trẻ tại Nam Việt nam vừa dựa trên tư tưởng khai
sáng ở Tây phương với cả hai khuynh hướng đối lập nhau vừa chấp nhận một nghịch
lý chết người: chống cộng sản nhưng lại nuôi Nho giáo. Chí sỹ Ngô Đình Diệm điển
hình nhất cho nghịch lý đó: một con chiên ngoan đạo quyết liệt chống cộng sản
nhưng lại tôn sùng Nho giáo khiến Ông Ngô Đình Diệm phải trả giá đắt vào ngày
02 Tháng Mười một 1963. Nhiều người biết Văn hoá Nho giáo đã được phổ biến lan
tràn tại Nam Việt nam trước năm 1975 nhưng hầu như rất ít người hiểu được chính
cái văn hoá đó đã góp phần quan trọng cho sự sụp đổ bi hùng vào ngày 30 Tháng
Tư 1975 với hậu quả bi đát vẫn còn được kéo dài đến nay.
Chính cái văn hoá độc đoán, bao gồm
Nho giáo pha trộn với Chủ nghĩa Marx – Lenin, đã dẫn đến chủ trương bạo động.
Chủ trương này được thực hiện quyết liệt thành cách mạng bạo lực lại làm cho Việt
nam không thể được giải thoát khỏi chế độ độc tài mà càng bị lún sâu hơn vào chế
độ đó, tức là đường lối bạo động chỉ có thể thay thế nền độc tài này bằng nền độc
tài khác cho Việt nam mà thôi. Mọi mầm mống dân chủ đều bị tiêu diệt tàn bạo bởi
đường lối bạo động như đã xảy ra tại Việt nam từ năm 1945 đến năm 1975. Đường lối
bạo động không hề giải thoát Việt nam khỏi chế độ độc tài mà chỉ thay thế nền độc
tài cũ, tức chế độ phong kiến, bằng nền độc tài mới, tức chế độ cộng sản.
Căn cứ vào triết lý chính trị với
tư tưởng đúng đắn về đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động,
được trình bày rõ ràng trên đây; đồng thời căn cứ vào kinh nghiệm thực tế trên
khắp thế giới từ trước đến nay vốn cho thấy mọi cuộc cách mạng bạo lực đều
không dẫn đến chế độ dân chủ mà chỉ thay thế một hình thức này bằng một hình thức
khác cho chế độ độc tài, tôi phản đối kịch liệt bất cứ ai chủ trương bạo động;
tôi cũng phản đối kịch liệt bất cứ ai chủ trương đấu tranh dân chủ bằng phương
pháp bạo động. Phương pháp bạo động sẽ gây ra chết chóc, đau thương, thù hận, mất
mát, đổ vỡ, v. v., đúng như Chí sỹ Phan Châu Trinh đã dạy: “Bất bạo động, bạo động
tắc tử”!, tức là không được bạo động, bạo động ắt sẽ chết!
Việt nam ở vào một hoàn cảnh đặc
biệt về cả địa lý lẫn chính trị khiến Việt nam càng không thể chấp nhận bạo động.
Về địa lý, Việt nam ở bên cạnh nước
Tàu vừa to lớn về dân số vừa đáng sợ về chính trị. Nền chính trị độc tài với Đảng
Cộng sản đang cai trị nghiệt ngã bằng những biện pháp khắc nghiệt nhất tại nước
Tàu không chỉ muốn thôn tính Việt nam về lãnh thổ mà còn muốn ngăn cản Việt nam
tiến bộ về chính trị, cụ thể là ngăn cản Việt nam chuyển động đến dân chủ. Nền
chính trị đó lo ngại sâu xa rằng các nước láng giềng xung quanh nước Tàu, trong
đó có Việt nam, mà thay đổi thể chế chính trị từ chế độ độc tài sang chế độ dân
chủ sẽ đe doạ nước Tàu độc tài [20]. Sự lo ngại đó thôi thúc Cộng sản Tàu ngăn
cản tiến trình dân chủ hoá tại các nước láng giềng xung quanh nước Tàu, kể cả
Việt nam, bằng mọi cách có thể, kể cả gây ra bạo loạn. Với dân số lớn nhất trên
thế giới bị cai trị nghiệt ngã bởi chế độ độc tài, nước Tàu luôn luôn bị đe doạ
nghiệm trọng bởi ít nhất hai nguy cơ lớn từ bên trong: tình trạng đói kém song
hành với tình trạng nhân mãn. Tình trạng nhân mãn vốn chỉ được gây ra bởi chế độ
độc tài làm cho nam giới nhiều hơn nữ giới, tức là xiêu lệch giới tính nghiêng
về nam giới. Muốn khắc phục nguy cơ thứ nhất, Cộng sản Tàu phải mở rộng lãnh thổ
bằng chính sách bành trướng để tìm kiếm thực phẩm. Phải tìm kiếm thực phẩm để
kéo dài sự sống. Nhưng muốn tìm kiếm được thực phẩm, cần phải chiếm đoạt lãnh
thổ để sản xuất thực phẩm. Muốn khắc phục nguy cơ thứ hai, Cộng sản Tàu phải
thúc đẩy di dân bằng chính sách bành trướng để tìm kiếm nữ giới. Phải tìm kiếm
nữ giới để bảo tồn nòi giống. Nhưng muốn tìm kiếm được nữ giới, lại phải tiêu
diệt nam giới tại các vùng lãnh thổ mới bị chiếm đoạt để chiếm đoạt nữ giới tại
các vùng đó. Sự xiêu lệch giới tính nghiêng về nam giới đang gia tăng trầm trọng
tại nước Tàu chắc chắn sẽ dẫn đến chính sách diệt chủng đối với nam giới được
thực hiện kèm theo chính sách bành trướng. Chính sách bành trướng chỉ có thể được
thực hiện bằng một trong hai cách khác nhau hoặc cả hai cách đó: Chiến tranh và
Di dân. Do chiến tranh đòi hỏi chi phí lớn lại phải đối mặt với quá nhiều rủi
ro nghiêm trọng nhất có thể xảy ra: có thể bị đánh bại tan tác hoặc thậm chí có
thể bị tiêu diệt hoàn toàn, nên di dân được dùng làm biện pháp tốt nhất để bành
trướng lãnh thổ. Chỉ còn một vấn đề cuối cùng: các chính sách đó sẽ nhằm vào đối
tượng nào? Việt nam có những vựa lúa lớn vào bậc nhất trên thế giới khiến Cộng
sản Tàu rất muốn chiếm đoạt để nuôi sống số dân đông đúc nhất trên thế giới tại
nước Tàu. Cộng sản Tàu sẽ nhằm vào Việt nam! Một khi đã thôn tính được Việt
nam, Cộng sản Tàu sẽ thực hiện triệt để chính sách diệt chủng theo một phương
cách man rợ nhất: tiêu diệt nam giới Việt nam để biến nữ giới Việt nam thành
công cụ sinh đẻ cho nam giới Tàu. Nếu chưa thôn tính được Việt nam thì Cộng sản
Tàu sẽ kiểm soát Việt nam bằng mọi cách có thể. Hiện nay Cộng sản Tàu đang mong
muốn Việt nam xảy ra bạo loạn để thôn tính Việt nam với chi phí thấp nhất. Bất
cứ ai manh tâm theo đuổi chủ trương bạo động tại Việt nam cũng sẽ vô tình hoặc
hữu ý làm tay sai cho Cộng sản Tàu để không chỉ làm hại dân tộc Việt nam mà còn
làm hại cả chính mình [21]. Với hình thể địa lý giống như chữ S, phình to ở hai
đầu nhưng thắt nhỏ ở giữa, Việt nam vừa rất dễ bị chia cắt bởi xung đột nội bộ
vừa rất dễ bị tấn công bởi kẻ thù bên ngoài. Chưa kể hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nằm ở vị thế nhạy cảm nhất đối với Việt nam: vừa thuận lợi cho phòng
thủ vừa thuận lợi cho tấn công, nếu giữ được tất cả thì Việt nam có thể được bảo
đảm an toàn ở mức độ cao nhưng nếu không giữ được mà để mất một trong hai hoặc
cả hai quần đảo đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho Việt nam. Hình thể địa lý như vậy
làm cho Việt nam nhạy cảm đặc biệt với sinh hoạt chính trị, bất cứ chính quyền
nào tại Việt nam: dù độc tài hay dân chủ, cũng đều rất lo sợ chính đáng đối với
âm mưu bạo loạn khiến họ sẵn sàng ra tay dập tắt bạo lực bằng bạo lực. Chính Cộng
sản Việt nam đã từng gây ra việc chia cắt đất nước qua Hiệp định Geneve 1954 bằng
chủ trương bạo động được thực hiện quyết liệt trước đó khiến họ rất giàu kinh
nghiệm lịch sử về địa lý chính trị. Vậy bất cứ ai manh tâm chủ trương bạo động
cũng sẽ chỉ làm mồi cho bạo động.
Về chính trị, vì đã cướp chính
quyền bằng bạo lực nên Cộng sản Việt nam sẽ nắm chặt chính quyền bằng bạo lực,
tức là sẵn sàng dùng bạo lực để tiêu diệt bất cứ ai mưu toan cướp chính quyền bằng
bạo lực. Vì đã cướp chính quyền bằng bạo lực gây ra quá nhiều chết chóc, đau
thương, thù hận, mất mát, đổ vỡ, v. v., cho mọi thành phần xã hội, phe ta cũng
như phe địch, suốt từ năm 1945 đến năm 1975, nên Cộng sản Việt nam rất lo sợ bị
trả thù báo oán bởi bất cứ thế lực nào có thể cướp được chính quyền bằng bạo lực.
Vì dùng chính quyền để bạo hành, cướp bóc và dối trá đối với dân chúng Việt nam
suốt từ năm 1945 đến nay nên Cộng sản Việt nam rất lo sợ bị lật đổ bởi bất cứ
thế lực nào mưu toan cướp chính quyền bằng bạo lực. Chính vì rất lo sợ bị lật đổ
bằng bạo lực đồng thời lại lo sợ bị trả thù báo oán nên Cộng sản Việt nam sẵn
sàng dùng bạo lực đối với mọi hành động bạo lực chống lại họ. Vậy bất cứ ai chủ
trương bạo động chống lại Cộng sản Việt nam cũng sẽ chỉ làm mồi cho bạo động mà
thôi.
Hoàn cảnh đặc biệt như vậy về cả
địa lý lẫn chính trị khiến sinh hoạt chính trị tại Việt nam vừa bị phụ thuộc trực
tiếp vào tình hình chính trị tại nước Tàu vừa bị phụ thuộc gián tiếp vào sinh
hoạt chính trị trên phạm vi toàn cầu, cụ thể là phụ thuộc vào cuộc đấu tranh
gay gắt giữa phe dân chủ được lãnh đạo bởi nước Mỹ với phe độc tài được dẫn dắt
bởi Cộng sản Tàu vừa mới thay thế Cộng sản Nga đã sụp đổ vào năm 1991 [22]. Cần
phải hiểu rằng, Cộng sản Việt nam chỉ chấp nhận thay đổi chế độ chính trị với một
số điều kiện cơ bản có thể được nêu ra ở đây: 1/ Phong trào dân chủ phải đủ lớn
mạnh bằng tinh thần khoan dung để Cộng sản Việt nam không dám đàn áp mà sẽ tìm
kiếm lối thoát cho mình bằng việc đối thoại với phong trào dân chủ. 2/ Phe độc
tài, đặc biệt chính quyền độc tài tại nước Tàu, phải suy sụp đến một mức độ nhất
định khiến Cộng sản Tàu không thể thôn tính Việt nam hoặc thậm chí không thể
can thiệp ngăn cản tiến trình dân chủ hoá tại Việt nam. 3/ Phe dân chủ phải đủ
hùng mạnh để có thể công khai ủng hộ phong trào dân chủ tại Việt nam đồng thời
làm áp lực toàn diện bắt buộc Cộng sản Việt nam phải chấp nhận thay đổi chế độ
chính trị từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Trong các điều kiện đó, điều
kiện đầu tiên sẽ đóng vai trò quyết định. Vai trò đó đòi hỏi các đấu sỹ dân chủ
phải nỗ lực tối đa.
Phong trào dân chủ tại Việt nam cần
phải kiên trì theo đuổi đường lối ôn hoà, bất bạo động, bằng tinh thần khoan
dung, đồng thời phải theo dõi sát sao mọi động thái chính trị tại nước Tàu,
cũng như phải theo dõi sát sao cuộc đấu tranh gay gắt giữa phe dân chủ với phe
độc tài trên phạm vi toàn cầu, bằng đầu óc sáng suốt. Tinh thần khoan dung làm
kim chỉ nam cho đường lối ôn hoà, bất bạo động, sẽ giải toả mối lo ngại sâu xa
cho Cộng sản Tàu về các mối đe doạ từ bên ngoài để Cộng sản Tàu có thể tự chuyển
hoá từ bên trong, đồng thời cũng giải toả mối lo sợ thầm kín cho Cộng sản Việt
nam về sự trả thù báo oán để Cộng sản Việt nam thay đổi thái độ đối với phong
trào dân chủ mà sẵn sàng chấp nhận thay đổi chế độ chính trị bằng cải cách
chính trị. Đường lối ôn hoà, bất bạo động, dựa trên tinh thần khoan dung sẽ lôi
cuốn mọi thành phần xã hội vào tiến trình dân chủ hoá để phong trào dân chủ lớn
mạnh về cả chất lẫn lượng. Phong trào dân chủ lớn mạnh bằng tinh thần khoan
dung đến một mức độ nhất định sẽ làm cho Cộng sản Việt nam phải chấp nhận cải
cách chính trị.
Tinh thần khoan dung không chỉ có
tình yêu mà còn phải có cả lý trí để không chỉ chấp nhận sự khác biệt mà còn phải
thừa nhận sự tương đồng. Lý trí không chỉ nhận thấy kẻ xấu khác biệt với người
tốt về cả thể chất lẫn tinh thần mà còn phải nhận thấy kẻ xấu cũng tương đồng với
người tốt về bản tính vị kỷ để sửa chữa kẻ xấu thành người tốt hoặc biến kẻ thù
thành bạn hữu. Căn cứ vào sự tương đồng như vậy, lý trí không đòi hỏi phải tiêu
diệt kẻ xấu để biến kẻ xấu thành xác chết mà chỉ yêu cầu sửa chữa kẻ xấu để biến
kẻ xấu thành người tốt. Người tốt không thích độc tài mà chỉ yêu dân chủ. Yêu
dân chủ tức là yêu mọi người bằng lý trí. Từ đó suy ra rằng lý trí sẽ không chấp
nhận việc lạm dụng tình yêu cho các lý tưởng mê lầm bất chấp các lý tưởng đó được
nhân danh thế nào.
Tình trường chỉ cần con tim nhưng
chính trường phải cần khối óc mặc dù chính trường không thể tách khỏi tình trường.
Yêu nhau không được yêu bằng thái độ bất dung mà phải yêu bằng tinh thần khoan
dung. Yêu nhau không được đưa nhau vào ách độc tài mà phải đưa nhau đến bến bờ
tự do. Từ đó mà suy ra những căn cứ chắc chắn để ngăn ngừa việc lạm dụng lòng
yêu nước. Yêu nước không được yêu ngu mà phải yêu khôn. Yêu nước không được gây
hại cho nước mà phải làm lợi cho nước. Yêu nước không thể chỉ biết yêu vài ba
người mà phải biết yêu tất cả mọi người. Yêu nước không được nhắm mắt làm liều
chỉ nhằm bảo đảm lợi ích nhất thời cho vài ba người mà phải biết toan tính sâu
xa nhằm bảo đảm lợi ích lâu dài cho tất cả mọi người. Ai cũng nghĩ mình yêu nước
nhưng yêu nước có nhiều loại khác nhau: loại vĩ đại, loại vừa phải và loại tầm
thường. Loại tầm thường mà chiếm ưu thế sẽ dẫn dắt đám đông đến nền độc tài để
biến lãnh tụ thành kẻ phản quốc [23]. Loại vừa phải mà chiếm ưu thế sẽ dẫn dắt
đám đông đến sự phân tranh giữa loại tầm thường với loại vĩ đại. Loại vĩ đại mà
chiếm ưu thế sẽ dẫn dắt đám đông đến nền cộng hoà để biến thủ lĩnh thành người
bất tử. Mỗi đấu sỹ dân chủ phải trở thành một nhà ái quốc vĩ đại [24].
Tinh thần khoan dung đòi hỏi các
đấu sỹ dân chủ phải khiêm tốn học hỏi để không chỉ đấu tranh dân chủ bằng
phương pháp ôn hoà, bất bạo động, mà còn phải sẵn sàng lãnh nhận vai trò lãnh đạo
khi cần thiết.
Phương pháp quan trọng hơn phát
minh. Tôi xin nhắc lại để mọi người nhớ mãi như vậy. Vì khoa học cần phương
pháp đúng đắn để đạt được chân lý nên chính trị cần phương pháp đúng đắn để đạt
được lợi ích chung. Phương pháp đúng đắn cho đấu tranh dân chủ chính là phương
pháp ôn hoà, bất bạo động. Phương pháp này lại là một trong những phát minh
quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại từ xưa đến nay được dùng để giải quyết
một vấn đề khó khăn nhất cho đời sống xã hội: làm thế nào để chuyển đổi chế độ
chính trị từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ mà không mất mát gì về cả tài sản
lẫn nhân mạng? Để có thể giải quyết được vấn đề đó, phát minh này không chỉ dựa
trên nền tảng khoa học mà còn phải dựa trên căn bản đạo đức đã được trình bày
rõ ràng ở đây.
HÀ HUY TOÀN
_____________________
1) Hà Huy Toàn: Đấu tranh ôn hoà.
Dân Luận, ngày 01 Tháng Tám 2016
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20160731/dau-tranh-on-hoa).
2) Xem “Minh định về con đường đấu
tranh” được viết bởi Lang Anh (Lãng) trên Facebook
(https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10206544958462750?__mref=message_bubble).
Dân Luận đăng tải lại bài viết này vào ngày 07 Tháng Hai 2017
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20170207/lang-minh-dinh-ve-con-duong-dau-tranh).
Ba Sàm cũng làm thế (https://anhbasam.wordpress.com/2017/02/07/11-568-minh-dinh-ve-con-duong-dau-tranh/).
Vân vân. Lãng đã phát biểu được một số ý tưởng đúng đắn rất đáng được hoan
nghênh nhiệt liệt: 1/ Chủ trương đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất
bạo động, vốn được khởi xướng từ đầu thế kỷ XX bởi Phan Châu Trinh; 2/ Lên án
gay gắt chủ trương bạo động được hô hào trên Internet, cụ thể là Facebook; 3/
Dân trí tiến triển làm tác nhân quyết định cho sự tiến bộ xã hội; v. v.. Nhưng
Lãng cũng bộc lộ một số thiếu sót nghiêm trọng khiến Lãng bị phản kích dữ dội:
1/ Không luận chứng được cơ sở khoa học cho đấu tranh dân chủ bằng phương pháp
ôn hoà, bất bạo động; 2/ Phương pháp lập luận có nhiều lỗ hổng lớn làm cho các
ý tưởng đúng đắn trở nên bấp bênh hoặc dễ bị lật đổ; 3/ Thiếu một hệ thống khái
niệm để có thể mô tả chính xác các hiện tượng xã hội, dẫn đến lý luận ít hơn viện
dẫn hoặc viện dẫn nhiều hơn lý luận, khiến độc giả kỹ tính khó tin tưởng vào những
ý tưởng đúng đắn ở trên; v. v.. Đặc biệt, Lãng đã sai lầm tệ hại khi viện dẫn
tình trạng hỗn loạn tại Iraq để phản đối chủ trương bạo động tại Việt nam. Rất
cần phải phản đối chủ trương bạo động tại Việt nam nhưng không được lập luận tuỳ
hứng bằng các lý lẽ sai lạc không liên quan đến chủ trương bạo động mà phải lập
luận chính xác bằng các lý lẽ đúng đắn liên quan đến chủ trương đó. Cần phải nhớ
rằng Iraq không làm cách mạng bạo lực mà chỉ bị tấn công quân sự bởi liên quân
quốc tế với Mỹ dẫn đầu nhằm lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein đồng thời xây dựng
dân chủ cho Iraq. Vì S. Hussein đã phạm quá nhiều tội ác ghê tởm chống nhân loại,
trong đó có cả tội ác diệt chủng, nên cộng đồng quốc tế cần phải lật đổ ông ta
để giải thoát Iraq khỏi chế độ độc tài. Vấn đề quan trọng chỉ là làm thế nào mà
thôi. Lẽ ra Iraq cũng đã có dân chủ thật sự nhưng vì người Mỹ đã phạm sai lầm
khi giải tán quân đội Iraq mà không trưng dụng các tướng lĩnh cũ trong quân đội
đó khiến các tướng lĩnh kia sử dụng kỹ năng chiến đấu vào việc bạo loạn. Chỉ cần
một cố gắng vừa phải trong khoảng hai năm nữa sẽ khắc phục được sai lầm đó
nhưng Tổng thống Barack Obama đã không làm thế mà lại vội vã rút hết quân đội Mỹ
khỏi Iraq tạo ra một khoảng trống quyền lực cho Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên
không chỉ tàn phá khu vực Trung Đông mà còn gây ra ác mộng kinh hoàng cho cả thế
giới. Sự việc tồi tệ tại Iraq chẳng liên quan gì đến chủ trương bạo động tại Việt
nam nhưng vì Lãng viện dẫn sự việc đó nên tôi buộc phải nói về sự việc đó cho độc
giả hiểu đúng về bản chất của vấn đề, rằng nên kiềm chế cảm xúc khi phát biểu ý
kiến: đừng viện dẫn bừa bãi làm cho độc giả hiểu sai.
3) Luật lệ mù quáng là những quy
tắc xử sự theo nguyên tắc bất công hoặc nguyên tắc xiêu lệch bắt nguồn từ sự mù
quáng ở các nhà làm luật gây ra sự mù quáng ở tất cả những người khác bị tác động
bởi chính những quy tắc kia. Sự mù quáng làm cho người ta không nhận thấy bản
tính vị kỷ ở mọi cá nhân sống vào mọi lúc. Sự mù quáng cũng làm cho người ta
không nhận thấy bản tính vị kỷ làm động lực tuyệt đối cho mọi hoạt động chính
trị.
4) Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt nam
tiến hành Cải cách Điền địa bằng bạo lực đẫm máu tại miền Bắc Việt nam từ năm
1954 đến năm 1955 nhằm gây ra sự khiếp sợ cho dân chúng ở đây để dân chúng ở
đây phải chấp nhận nền độc tài cộng sản. Tôi đã từng được nghe nhiều vị cao
niên kể lại rằng: dân chúng sợ Đội Cải cách hơn cả sợ Fascist Nhật bản. Còn nhiều
ví dụ khác ở các nước khác, như Cải cách Điền địa ở nước Tàu từ năm 1946 đến
năm 1950 cũng như Nội chiến Cách mạng tại nước Nga từ năm 1920 đến năm 1922, v.
v., cũng cho thấy cái tất yếu chính trị được trình bày rõ ràng ở đây nhưng vì
Việt nam rất lạc hậu về cả chính trị lẫn chính trị học nên tôi phải lấy ví dụ
thực tế tại Việt nam để đồng bào Việt nam có thể hiểu được cái tất yếu kia.
5) Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt nam
tiến hành Cải tạo Tư sản tại miền Nam Việt nam vào năm 1978 nhằm tước đoạt tài
sản đối với tầng lớp giàu có ở đây để tầng lớp đó trở nên nghèo khó như mọi tầng
lớp khác mà phải chấp nhận nền độc tài cộng sản. Hoặc gần đây Đảng Cộng sản Việt
nam gây ra Nợ Công với mức độ nghiêm trọng: trung bình mỗi người Việt nam phải
mang nợ hơn 30.000.000 đồng, để dân chúng tại Việt nam bị trói buộc nặng nề bởi
nền độc tài cộng sản.
6) Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt nam
nhồi nhét Chủ nghĩa Marx – Lenin cho dân chúng tại Việt nam để dân chúng tại
đây ngày càng ngu dốt hơn. Chủ nghĩa Marx – Lenin không chỉ sai lầm về mặt khoa
học mà còn phản động về mặt chính trị nhưng Đảng Cộng sản Việt nam lại tuyên
truyền sai lạc nhằm gán ghép tính chất khoa học cho Chủ nghĩa Marx – Lenin đồng
thời gán ghép ý nghĩa tích cực cho cái hệ tư tưởng đó. Trên cơ sở đó, Đảng Cộng
sản Việt nam tô vẽ đẹp đẽ cho mình đồng thời vu oan giáng hoạ cho các đảng phái
khác để dân chúng tại Việt nam không tin tưởng vào các đảng phái khác mà chỉ
tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt nam: tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt nam ắt sẽ
phục tùng Đảng Cộng sản Việt nam hoặc ít nhất cũng chấp nhận nền độc tài cộng sản.
Xem Hà Huy Toàn: Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 15 Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150814/ha-huy-toan-chu-nghia-marx). Xin hãy
lưu ý: ở đây tôi nói đến “Đảng Cộng sản Việt nam” nhưng không nhằm đến các đảng
viên thức tỉnh trong đó.
7) Luật lệ nghiêm minh là những
quy tắc xử sự theo nguyên tắc bình đẳng bắt nguồn từ sự nghiêm minh ở các nhà
làm luật gây ra sự nghiêm minh ở tất cả những người khác bị tác động bởi chính
những quy tắc đó. Sự nghiêm minh làm cho người ta nhận thấy bản tính vị kỷ ở mọi
cá nhân sống vào mọi lúc. Sự nghiêm minh cũng làm cho người ta nhận thấy bản
tính vị kỷ làm động lực tuyệt đối cho mọi hoạt động chính trị.
8) Xem Aristotle: Πολιτικά. Athens
350 (Trước Công nguyên). Benjamin Jowett chuyển dịch từ Hy văn sang Anh văn:
The Politics. The Clarendon Press, 1885. The Internet Classics Archive
(http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.html). Nông Duy Trường chuyển dịch
từ Anh văn sang Việt ngữ: Chính trị luận. Nhà xuất bản Thế giới, Hà nội 2015.
435 trang. Quyển I, từ trang 41 đến trang 82: chương 2, từ trang 43 đến trang
49. Quyển VII, từ trang 351 đến trang 409: chương 1, từ trang 352 đến trang
355; chương 2, từ trang 355 đến trang 359; chương 3, từ trang 360 đến trang
362. Khi chuyển dịch từ Anh văn sang Việt ngữ, dịch giả này cũng tham khảo bản
dịch Anh văn được thực hiện bởi Sir Ernest Barker: The Politics of Aristotle.
Oxford University Press, 1958. Với “Chính trị luận”, Aristotle đã xác quyết chắc
chắn rằng: nhân loại, từ bản chất, là một sinh vật chính trị. Xác quyết chắc chắn
như vậy cho thấy chính trị đóng vai trò quyết định đối với đời sống xã hội. Xem
thêm thông tin về tác phẩm này tại Bách khoa Toàn thư Mở bằng Hy văn
(https://el.wikipedia.org/wiki/Πολιτικά_(Αριστοτέλης)) hoặc Anh văn
(https://en.wikipedia.org/wiki/Politics_(Aristotle)), v. v.. Ngoài ra, cũng có
thể xem thêm thông tin về tác phẩm này tại Học viện Công dân Việt nam
(http://icevn.org/vi/node/366). Muốn hiểu đầy đủ hơn tại sao Aristotle xác định
bản chất cho nhân loại bằng tính chất chính trị, cần phải xem một số tiểu luận
triết học được viết bởi chính tôi trên “Dân Luận”
(https://www.danluan.org/tu-khoa/ha-huy-toan). Trong đó tôi đã xác định bản chất
cho nhân loại bằng bản tính vị kỷ (ích kỷ, tư lợi và tham lam) khiến các cá
nhân phải phục vụ lẫn nhau để thoả mãn mình mới tồn tại được. Nói như vậy tức
là tôi đã đi xa hơn Aristotle. Tại sao có thể xác định nhân loại là một sinh vật
chính trị? Aristotle không tìm kiếm câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó nhưng
tôi đã tìm kiếm câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó, rằng bản tính vị kỷ vừa tốt
vừa xấu, nó chỉ xấu khi thúc đẩy người ta làm điều xấu, nó chỉ tốt khi thúc đẩy
người ta làm điều tốt, điều tốt làm lợi cho nhân loại đối lập với điều xấu chỉ
làm hại cho nhân loại. Bản tính vị kỷ đòi hỏi xã hội phải được tổ chức theo
chính thể dân chủ để bảo tồn nhân loại bằng luật pháp theo đúng ý nghĩa đích thực
cho khái niệm đó, tức là luật lệ công bằng hoặc luật lệ nghiêm minh. Luật lệ nghiêm
minh làm cho các cá nhân sẵn sàng phục vụ lẫn nhau để tất cả đều có thể được
thoả mãn hoặc có thể được hạnh phúc. Từ đó suy ra rằng chính trị đóng vai trò
quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm cho
Aristotle xác định bản chất cho nhân loại bằng tính chất chính trị. Xác định
như vậy tuy đúng đắn nhưng thiếu sót cần phải được bổ sung cho đầy đủ. Tôi đã
thoả mãn được yêu cầu đó.
9) Gene Sharp: From Dictatorship
To Democracy. Albert Einstein Institution (http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD.pdf).
Bản dịch Việt ngữ: Từ Độc tài Đến Dân chủ. Học viện Albert Einstein
(http://www.aeinstein.org/organizations/org/FDTD-Vietnamese.pdf). Tại chương 4,
G. Sharp đã liệt kê được nhiều nhược điểm cố hữu cho chế độ độc tài: “1/ Sự hợp
tác từ các cá nhân, đoàn thể, và định chế, vốn rất cần thiết để vận hành hệ thống
cai trị, có thể bị giảm bớt hoặc bị rút hẳn lại được. 2/ Những điều kiện và hậu
quả của các chính sách trong quá khứ giới hạn khả năng thích ứng và thực hiện
những chính sách hiện tại của chế độ độc tài. 3/ Lề thói vận hành hệ thống quản
trị đã trở thành quán tính, khó điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng tình hình mới.
4/ Nhân tài và vật lực đã được phân bố cho các công việc hiện hữu không dễ dàng
chuyển sang đáp ứng các nhu cầu mới. 5/ Vì sợ làm mất lòng cấp trên nên cấp dưới
thường báo cáo sai hoặc thiếu dữ kiện, vốn rất cần thiết để các kẻ cai trị quyết
định chính sách. 6/ Ý thức hệ bị xói mòn. Những huyền thoại và biểu tượng của
chế độ độc tài bị lung lay. 7/ Nếu hiện có một ý thức hệ đủ mạnh để ảnh hưởng
lên nhận thức của một số người về thực tế, thì nó cũng làm cho những ai theo đuổi
nó bỏ quên luôn những điều kiện và nhu cầu thực của tình hình. 8/ Sự thoái hóa
hiệu năng và khả năng của tầng lớp thư lại, hoặc sự kiểm soát và quy định quá nặng
nề khiến cho những chính sách và vận hành của cả hệ thống chính trị trở nên vô
hiệu quả. 9/ Mâu thuẫn nội bộ, tranh giành cá nhân, và hiềm khích hành động thù
địch tạo tác hại, và ngay cả đình trệ hệ thống vận hành của chế độ độc tài. 10/
Giới trí thức và học sinh trở nên thao thức trước hiện tình đất nước, những luật
lệ gò bò, chính sách nhồi sọ, và những đàn áp. 11/ Với thời gian, quảng đại quần
chúng dần dần có thái độ mặc kệ, hồ nghi, và ngay cả gay gắt đối với chế độ độc
tài. 12/ Những khác biệt địa phương, giai cấp, văn hóa và chủng tộc trở nên nhức
nhối. 13/ Hệ thống quyền lực hàng dọc của chế độ độc tài luôn bấp bênh, khi ít
khi nhiều. Mọi cá nhân chạy đua tranh giành đẳng cấp liên tục, kẻ lên người xuống,
hoặc bị hất văng hẳn ra khỏi hệ thống. 14/ Những đơn vị cảnh sát hoặc quân đội
địa phương theo đuổi mục tiêu riêng của họ, trái với nhà nước độc tài tại trung
ương; có khi bao gồm cả mưu đồ đảo chính. 15/ Nếu một nền độc tài mới được thiết
lập thì nó còn phải mất nhiều thời gian mới củng cố được. 16/ Hiện tượng quá ít
người quyết định quá nhiều việc dưới chế độ độc tài dễ dẫn tới những sai lầm
trong phán quyết, trong chính sách và trong hành động. 17/ Nếu chế độ độc tài
tìm cách tránh những hiểm họa này bằng cách tản quyền kiểm soát và quyết định
cho cấp dưới, thì họ lại tự làm sói mòn quyền lực ở thượng tầng. Vân vân”.
10) Ví dụ: Ông Bùi Hiếu Võ sinh
năm 1962 sống tại Sài gòn bị bắt bớ vào ngày 17 Tháng Ba 2017 với cáo buộc “đã
kích động sử dụng bom xăng và acid tấn công lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lực lượng
công an”. Xem BBC Việt ngữ: Thêm người bị bắt vì tuyên truyền chống Nhà nước Việt
nam. Ngày 22 Tháng Ba 2017 (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39352230). Nếu
đúng Ông Bùi Hiếu Võ đã kích động bạo hành như bị cáo buộc trên đây thì ông ấy
quá ngây thơ về chính trị học để mình không đáng làm đối thủ cho các quan chức
độc tài. Các quan chức độc tài sẽ ra tay nhanh hơn với Ông Bùi Hiếu Võ. Tuy
nhiên, người ta cũng có thể nghĩ rằng Ông Bùi Hiếu Võ chỉ làm diễn viên cho một
vở kịch chính trị được đạo diễn tinh vi bởi bộ máy an ninh nhằm hoá giải mâu
thuẫn nội cho Đảng Cộng sản Việt nam. Nếu đúng như vậy thì vở kịch này quá mạo
hiểm hoặc lợi bất cập hại đối với Đảng Cộng sản Việt nam.
11) Tập hợp Dân chủ Đa nguyên:
Khai sáng Kỷ nguyên thứ Hai. Thông Luận, ngày 04 Tháng Hai 2015
(http://www.thongluan-rdp.org/thdcdn/item/602-khai-sang-k-nguyen-th-hai). Tuy
nhiên, tôi không đồng ý với Tập hợp Dân chủ Đa nguyên về một số vấn đề lý luận:
1/ Tên gọi cho tổ chức này (Dân chủ đương nhiên phải đa nguyên, cần gì phải gắn
thêm “đa nguyên” vào “dân chủ” cho dài dòng lôi thôi dễ gây ra gánh nặng cho bản
thân. Tại sao không dùng tên gọi ngắn gọn hơn: Tập hợp Dân chủ Việt nam? Hơn nữa,
tại sao không đặt tên cho Dự án Chính trị bằng “Khai sáng Kỷ nguyên Tự do” mà lại
đặt tên như trên? Phải chăng tương lai xa xôi sẽ có thêm kỷ nguyên khác, thứ ba
hoặc thứ tư, v. v.?); 2/ Chế độ Tổng thống tại Mỹ cũng như Philippines, v. v..
Chế độ đó ưu việt nhất trong các hình thức khác nhau cho chế độ dân chủ nhưng họ
đã đả kích bạt mạng khiến nhiều người hiểu sai về Chế độ Tổng thống. Việc đả
kích đó cho thấy họ chưa hiểu hoặc hiểu sai về quyền lực hành pháp vốn mang
tính chất đặc biệt: vừa dứt khoát vừa quyết đoán. Quyền lực này luôn luôn cần đến
một hành động nhất thời khiến một người làm ắt phải tốt hơn nhiều người cùng nắm
(Charles de Secondat Montesquieu: De l’Esprit des Lois. Traité, Geneve 1748.
Garnier Frères, Libraires-Éditeurs. Paris 1874. Hoàng Thanh Đạm chuyển dịch từ
Pháp ngữ sang Việt ngữ: Tinh thần Pháp luật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội
1996. Quyển XI: Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với Hiến
pháp, từ trang 98 đến trang 117. Chương 6: Hiến pháp Anh quốc, từ trang 100 đến
trang 113. Xin hãy xem trang 106). Tôi nhận thấy Chế độ Tổng thống tại Mỹ chỉ
có thể có một lỗ hổng duy nhất: Tổng thống có thể đưa ra Lệnh Ân xá cho các phạm
nhân mà không cần phải được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp dù với một bộ phận
nhất định (Thượng Nghị viện hoặc Hạ Nghị viện). Theo quy định này, Tổng thống
có thể tự ân xá cho mình sau khi bị kết án mà không cần phải được chấp nhận bởi
bất cứ ai, khiến Tổng thống có thể hành xử bừa bãi trên chính trường mà không sợ
bị trừng phạt. Toà án gần như không thể trừng phạt bất cứ ai phạm sai lầm khi
đang làm Tổng thống mà chỉ có thể ngăn cản được một quyết định nào đó được đưa
ra bởi Tổng thống. Vậy chỉ cần bịt kín lỗ hổng đó bằng quy định này: Tổng thống
có thể đưa ra Lệnh Ân xá cho các phạm nhân nhưng lệnh đó cần phải được phê chuẩn
bởi cơ quan lập pháp dù với một bộ phận nhất định (Thượng Nghị viện hoặc Hạ Nghị
viện). Không cần phải đả kích bạt mạng mà chỉ cần phê phán nhỏ nhẹ rồi đề xuất
chỉnh sửa như vậy thôi sẽ không gây ra tranh cãi vô ích mà sẽ ổn thoả ngay về mặt
lý luận!; 3/ Tập hợp Dân chủ Đa nguyên chưa giải thích được thoả đáng tại sao
phải đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động; chưa giải thích
được nguyên nhân cho phương pháp ôn hoà, bất bạo động, mà mới chỉ ra được kết
quả cho giải pháp bạo động bằng kinh nghiệm lịch sử, đó là sự đổ vỡ tang
thương, bao gồm chết chóc, đau thương, thù hận, v. v.. Họ chưa luận chứng triết
học về nguyên nhân cho đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, mà chỉ dùng kết quả từ đấu
tranh bạo động làm nguyên nhân cho đấu tranh ôn hoà, bất bạo động. Chính ông
Nguyễn Gia Kiểng vốn được xem như một nhà lý luận giỏi nhất trong Tập hợp Dân
chủ Đa nguyên đã tỏ ra bối rối khi được yêu cầu chỉ ra cơ sở nào làm nguyên
nhân cho đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, đồng thời bảo đảm thành công cho đấu
tranh đó (https://www.youtube.com/watch?v=L8T_ecqqCWY). Vân vân. Tôi cho rằng
chính những lỗ hổng đó đã làm nguyên nhân sâu xa nhất làm cho Tập hợp Dân chủ
Đa nguyên bị phân hoá sâu nặng hoặc bị đánh phá dễ dàng từ bên trong. Nhân tiện
đây tôi xin phép đề nghị tổ chức này bổ sung thêm lý luận đồng thời hoàn thiện
cơ cấu tổ chức. Sau này nếu có điều kiện thuận lợi thì tôi sẽ nói thêm về tổ chức
này.
12) Xem Hà Huy Toàn: Quan niệm
đúng về Hiến pháp. Dân Luận, ngày 20 Tháng Năm 2016
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20160520/quan-niem-dung-ve-hien-phap).
13) Nguyễn Văn Thạnh: Có một giấc
mơ như thế. Tổ hợp Luật Tasako – Nơi kiến tạo những điều tốt đẹp. Chủ Nhật,
ngày 02 Tháng Tám 2015
(http://www.tasako.net/2015/08/co-mot-giac-mo-nhu-the.html?m=1). Xem Giấc mơ thứ
13. Truy cập ngày 23 Tháng Ba 2017.
14) Hà Huy Toàn: Nho giáo – Một hệ
tư tưởng nguy hiểm. Dân Luận, cả phần 1 được đăng tải vào ngày 10 Tháng Tám
2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-1)
lẫn phần 2 được đăng tải vào ngày 12 Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150810/ha-huy-toan-nho-giao-mot-he-tu-tuong-nguy-hiem-2).
15) Xem Hà Huy Toàn: Chủ nghĩa
Marx. Dân Luận, ngày 15 Tháng Tám 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150814/ha-huy-toan-chu-nghia-marx).
16) Hà Huy Toàn: Sự tương đồng giữa
Nho giáo với Chủ nghĩa Marx. Dân Luận, ngày 05 Tháng Mười một 2015
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20151104/ha-huy-toan-su-tuong-dong-giua-nho-giao-va-chu-nghia-marx).
17) Cần phải biết phân biệt trí
nô với trí thức. Trí nô là người có học nhưng hầu hết chỉ được học nhiều kiến
thức sai lầm để làm đầu sai cho tầng lớp trên cai trị tầng lớp dưới, họ thường
được tấn phong nhiều bằng cấp cao sang để bảo vệ chế độ chuyên chế. Trí nô đối
lập với trí thức. Trí thức là người hiểu biết nhờ được học nhiều kiến thức đúng
đắn mà dám dấn thân đấu tranh nhằm thúc đẩy xã hội thay đổi theo chiều hướng
dân chủ, họ có thể có bằng cấp cao sang nhưng cũng có thể không có bằng cấp nào
cả.
18) Tiến sỹ Lê Văn Út – Tiến sỹ
Thái Lâm Toàn: Hơn 9000 Giáo sư tại sao không có bằng sáng chế? Việt nam Net,
ngày 03 Tháng Bảy 2012
(http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/hon-9-000-giao-su-sao-khong-co-bang-sang-che-78867.html).
19) Cần phải nhớ rằng chính Karl
Marx (1818 – 1883) đã lấy cảm hứng tinh thần từ Jean – Jacques Rousseau để xây
dựng chủ nghĩa cộng sản làm cho việc đề cao J. J. Rousseau chẳng qua chỉ gián
tiếp đề cao chủ nghĩa cộng sản. Lấy cảm hứng tinh thần từ J. J. Rousseau, Cách
mạng 1789 – 1794 đã làm cho nước Pháp đổ máu quá nhiều để rồi không thể thiết lập
được chế độ dân chủ mà chỉ có thể tái lập chế độ độc tài dưới một dạng khác.
Chính Napoléon Bonapartes (1769 – 1821) đã thiết lập nền độc tài quân sự cho nước
Pháp vào năm 1799 dẫn đến Chiến tranh Âu châu khiến nước Pháp lại phải đổ máu
quá nhiều. Sau đó nước Pháp phải trải qua nhiều cuộc cách mạng khác cũng làm
cho nước Pháp lại phải đổ máu quá nhiều, đó là Cách mạng Tháng Bảy 1830, Cách mạng
Tháng Hai 1848, Công xã Paris 1871, v. v., nhưng vẫn không thiết lập được chế độ
dân chủ với đầy đủ thiết chế cơ bản cho chế độ đó. Sau nhiều biến động dữ dội
như vậy xảy ra từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, nước Pháp phải đấu tranh nghị
trường mới thiết lập được chế độ dân chủ vào thế kỷ XX. Dân tộc Việt nam cần phải
học hỏi nhiều bài học quý giá từ nước Pháp để đừng dại dột tái diễn cách mạng bạo
lực mà cần phải đấu tranh dân chủ bằng phương pháp ôn hoà, bất bạo động.
20)
Vũ Hồng Ngự: Đọc Lưu Á châu để
hiểu thêm một số vấn đề về Trung quốc. Hồn Việt, ngày 01 Tháng Ba 2016.
Cả kỳ 1
(http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2443-doc-luu-a-chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-trung-quoc-ky-1-cuoc-chien-viet-nam-1979.aspx)
lẫn
kỳ 2
(http://honvietquochoc.com.vn/Chuyen-bon-phuong/Doc-Luu-A-Chau-de-hieu-them-mot-vai-van-de-ve-TQ-2.aspx).
Chú
ý kỳ 2 có thông tin liên quan với chủ đề được luận bàn ở đây.
21) Chuyện tình bi thảm giữa Mỵ
Châu với Trọng Thuỷ mang thông điệp chính trị nhằm cảnh báo cho người Việt nam,
rằng chính sự ngu dốt làm nguyên nhân sâu xa nhất cho nước mất để nhà tan. Vua
cha (An dương Vương) ngu dốt nhưng không tự biết. Khi bị mất nước đã không tự
oán trách mình mà lại oán trách con gái (Mỵ Châu) rồi ra tay hạ sát con gái. Cuối
cùng chính vua cha cũng phải tự sát mà không cần phải bị sát hại bởi kẻ thù bên
ngoài. Giả sử, nếu Triệu Đà bắt được cả Hoàng gia An dương Vương thì chỉ có Mỵ
Châu được tha mạng, còn lại cả vua cha cùng với tất cả các Hoàng tử đều sẽ bị
giết hết. Việc Trọng Thuỷ chỉ quan tâm tìm kiếm Mỵ Châu đã cho thấy trước hậu
quả tất yếu như vậy.
22) Trong bối cảnh phức tạp như
hiện nay, một tác phẩm nghệ thuật đã ra đời rất đúng lúc. Đó là phim truyện giả
tưởng: “Kong: Skull Island”. Trên danh nghĩa được tuyên truyền rộng khắp,
“Kong: Skull Island” chỉ mang tính chất giải trí, nhưng trên thực tế được ẩn dụ
tinh vi, “Kong: Skull Island” lại mang ý tưởng hiện thực thế này: người Mỹ đi
khai hoá văn minh bằng vũ lực để mở rộng nền văn minh. Đến một khu vực bí hiểm
được gọi là Đảo Đầu lâu, họ tình cờ gặp hai con quái vật khổng lồ: con Khỉ đột
tượng trưng cho Cộng sản Việt nam tuy thiểu năng trí tuệ nhưng đang làm chủ đối
với Đảo Đầu lâu, con Rồng được cải biến hình dạng thành con Thằn lằn Đầu lâu tượng
trưng cho Cộng sản Tàu với truyền thống hiếu chiến bắt nguồn từ chế độ chuyên
chế dựa trên Nho giáo vốn tồn tại dai dẳng tại nước Tàu được ẩn dụ thành một
khu vực bí hiểm ở phía Bắc Đảo Đầu lâu. Đảo Đầu lâu tượng trưng cho vùng biên
giới đã trải qua nhiều chết chóc trong lịch sử dài đầy chiến tranh giữa Việt
nam với nước Tàu. Lúc đầu, người Mỹ đánh nhau với con Khỉ đột. Vì người Mỹ ném
bom địa chấn xuống Đảo Đầu lâu vốn đang được cai quản bởi con Khỉ đột nên con
Khỉ đột đã nổi giận mà đánh cho người Mỹ tơi bời tan tác. Về sau, người Mỹ bất
ngờ nhận thấy con Khỉ đột không chỉ phải đương đầu với người Mỹ mà còn phải
đương đầu với con Thằn lằn Đầu lâu khiến họ bị chia rẽ thành hai phe đối lập
nhau: phe thiểu số vẫn chủ trương tiêu diệt bằng được con Khỉ đột đối lập với
phe đa số muốn quay sang ủng hộ con Khỉ đột đối phó với con Thằn lằn Đầu lâu,
phe này nhận thấy con Khỉ đột không đến nỗi xấu ác như con Thằn lằn Đầu lâu: dù
sao con Khỉ đột cũng chỉ tự vệ khi bị tấn công. Nhận định đúng đắn như vậy khiến
phe đa số ra tay giúp đỡ con Khỉ đột hạ gục con Thằn lằn Đầu lâu. Thông qua nhiều
hình ảnh ẩn dụ, nửa hư nửa thực, các tác giả tỏ ý đề cao con Khỉ đột hơn con Thằn
lằn Đầu lâu: dù sao con Khỉ đột cũng có bộ dạng giống con Người đối lập hẳn với
con Thằn lằn Đầu lâu có bộ dạng khác con Người, con Khỉ đột không ăn thịt người
mà chỉ ăn các sinh vật bậc thấp ở dưới nước nhưng con Thằn lằn Đầu lâu lại dùng
thịt người làm thực phẩm chính để ăn hằng ngày. Cũng chính vì thể hiện ý tưởng
hiện thực bằng những hình ảnh ẩn dụ rất khó hiểu đối với nhiều người, đặc biệt
con Rồng vốn làm biểu tượng cho Nho giáo được cải biến hình dạng thành con Thằn
lằn Đầu lâu để giấu giếm ý tưởng hiện thực, nên các tác giả đòi hỏi khán giả phải
hiểu được lịch sử thế giới từ năm 1944 đến nay, đặc biệt phải hiểu được đúng đắn
về Chiến tranh Việt nam. Hơn nữa, khán giả phải hiểu được triết lý chính trị,
bao gồm Nho giáo, Mác giáo (Chủ nghĩa Marx – Lenin), Tư tưởng Khai sáng, v. v.,
mới có thể hiểu được thông điệp sâu xa từ phim này: sự tiến bộ tại Việt nam đòi
hỏi phải từ bỏ Văn hoá Nho giáo, cũng như con Khỉ đột chỉ được yên thân sau khi
đã hạ gục con Rồng. Tác phẩm này thành công rực rỡ ở chính điểm đó mặc dù có thể
gây ra sự thất vọng não nề cho đám đông mê muội. Đây là một kiệt tác điện ảnh sẽ
phát tác ảnh hưởng lâu dài theo chiều hướng tích cực đến đông đảo khán giả tại
cả Việt nam lẫn nước Tàu bất chấp trước mắt, ngay bây giờ, có thể gây ra sự phẫn
nộ cho một số người nào đó cảm thấy mình bị ví von như con Khỉ đột hoặc thậm
chí con Thằn lằn Đầu lâu. Kiệt tác này ẩn dụ tinh vi rằng: bộ dạng có thể giống
Khỉ đột hoặc thậm chí Thằn lằn Đầu lâu nhưng não trạng không thể giống Khỉ đột
hoặc Thằn lằn Đầu lâu mà phải trở thành con Người để tránh gây ra cảnh tượng
hãi hùng như Đảo Đầu lâu. Không xem sẽ phí công học hành nghiêm chỉnh!
23) Phải thừa nhận rằng: các nhà
độc tài cũng rất yêu nước. Nhưng cũng phải khẳng định rằng: các nhà độc tài
không yêu nước bằng tinh thần khoan dung mà chỉ yêu nước bằng thái độ bất dung
để bị căm ghét bởi đám đông.
24) Có thể tham khảo thêm Nguyễn
Vũ Bình: Vấn đề lãnh tụ. Đài Á châu Tự do bằng Việt ngữ. Bài 1, ngày 23 Tháng
Mười 2016 (http://www.rfavietnam.com/node/3516). Bài 2, ngày 25 Tháng Mười 2016
(http://www.rfavietnam.com/node/3518).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét