Nguồn: Benjamin Franklin dies,
History.com
Vào ngày này năm 1790, chính
khách, thợ in, nhà khoa học và tác giả người Mỹ, Benjamin Franklin, đã qua đời
tại Philadelphia, thọ 84 tuổi.
Sinh ra tại Boston vào năm 1706.
Lên 12 tuổi, Franklin theo học việc với người anh cùng cha khác mẹ – James, một
thợ in và nhà xuất bản. Ông đã học nghề in, và sau đó vào năm 1723 thì chuyển đến
Philadelphia làm việc sau khi xảy ra tranh chấp với anh trai.
Sau một thời gian lưu trú tại London, ông bắt đầu in ấn và xuất bản báo chí cùng với một người bạn vào năm 1728. Năm 1729, công ty của Franklin giành được hợp đồng xuất bản tiền giấy của Pennsylvania và cũng bắt đầu xuất bản tờ Công báo Pennsylvania (Pennsylvania Gazette) – một trong những tờ báo nổi tiếng tại thuộc địa.
Sau một thời gian lưu trú tại London, ông bắt đầu in ấn và xuất bản báo chí cùng với một người bạn vào năm 1728. Năm 1729, công ty của Franklin giành được hợp đồng xuất bản tiền giấy của Pennsylvania và cũng bắt đầu xuất bản tờ Công báo Pennsylvania (Pennsylvania Gazette) – một trong những tờ báo nổi tiếng tại thuộc địa.
Từ năm 1732 đến năm 1757, ông viết
và xuất bản Almanack của Richard Nghèo (Poor Richard’s Almanack) – một tạp chí
trào phúng mà trong đó Franklin đã tạo ra những câu tục ngữ Mỹ như “Chúa giúp
những kẻ tự giúp mình” và “Ngủ sớm và dậy sớm sẽ làm cho một người khỏe mạnh,
giàu có và khôn ngoan.” (God helps those who help themselves; Early to bed and
early to rise, makes a man healthy, wealthy, and wise.)
Khi tài sản và uy tín của ông
tăng lên, Franklin dần nhận trách nhiệm công dân lớn hơn ở Philadelphia. Ông đã
giúp thành lập thư viện, lực lượng cảnh sát, lực lượng cứu hỏa tình nguyện đầu
tiên của thành phố, đồng thời còn thành lập học viện tiền thân của Đại học
Pennsylvania. Từ năm 1737 đến năm 1753, ông là người quản lý bưu điện
Philadelphia, và còn là thư ký của cơ quan lập pháp Pennsylvania. Năm 1753, ông
trở thành Phó giám đốc bưu điện Bắc Mỹ (Deputy Postmaster General) phụ trách
thư tín ở tất cả các bang thuộc địa miền Bắc.
Quan tâm sâu sắc đến khoa học và
công nghệ, ông đã phát minh ra bếp lò Franklin (vẫn được sản xuất tới tận ngày
nay) và kính hai tròng, cùng nhiều phát minh thực tiễn khác. Năm 1748, ông nhượng
lại doanh nghiệp in ấn cho đối tác của mình để có thêm thời gian cho công việc
thí nghiệm. Hiện tượng điện đã làm ông say mê. Trong một thí nghiệm, Franklin
đã thả diều giữa một cơn giông để chứng minh rằng sét là sự phóng điện, sau đó
ông phát minh ra cột thu lôi. Nhiều thuật ngữ dùng để thảo luận về điện, bao gồm
điện dương, điện âm, pin và dây dẫn, đều là do Franklin đặt ra trong các bài
báo khoa học của mình. Ông là nhà khoa học Mỹ đầu tiên được đánh giá cao trong
giới khoa học châu Âu.
Franklin cũng hoạt động tích cực
trong các vấn đề thuộc địa. Năm 1754, ông đề xuất một liên minh thuộc địa nhưng
bị người Anh bác bỏ. Năm 1757, ông tới London để tranh luận về quyền được đánh
thuế các tài sản khổng lồ của dòng họ Penn ở Pennsylvania. Năm 1764, ông tiếp tục
sang Anh để xin một điều lệ mới cho Pennsylvania. Franklin đã ở Anh khi Nghị viện
thông qua Đạo luật Tem (Stamp Act) – một luật thuế nhằm tăng doanh thu cho quân
Anh tại Mỹ. Thất bại của ông trong việc phản đối đạo luật gây tranh cãi này là
nguyên nhân của nhiều chỉ trích sâu sắc tại thuộc địa, nhưng Franklin đã nhanh
chóng tự chuộc lỗi bằng cách bảo vệ các quyền của Mỹ trước Hạ viện Anh. Khi
căng thẳng giữa thuộc địa và chính quốc gia tăng, ông tiếp tục ở lại London và
trở thành đại diện cho một số thuộc địa.
Franklin quay lại Mỹ vào năm
1775, khi Cách mạng Mỹ đến gần và trở thành một thành viên của Quốc Hội Lục địa.
Năm 1776, ông đã giúp soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, và sang tháng 07 thì là người
ký kết văn kiện cuối cùng. Trớ trêu thay, cùng lúc ấy, con trai ngoài giá thú của
Franklin, William Franklin, người mà ông và vợ đã nuôi nấng, lại nổi lên như là
một nhà lãnh đạo của phe Loyalists (những người trung thành với Đế quốc Anh.)
Năm 1776, Quốc Hội đã cử Benjamin Franklin, một trong những nhà chính trị nổi bật
nhất của Mỹ, sang Pháp làm nhà ngoại giao. Được đón tiếp một cách nhiệt tình,
năm 1778, ông đã thành công trong việc đảm bảo hai hiệp ước cung cấp cho Mỹ sự
trợ giúp quân sự và kinh tế đáng kể. Năm 1781, với sự giúp đỡ của Pháp, người
Anh đã bị đánh bại. Cùng John Jay và John Adams, Franklin đã thương lượng Hiệp
ước Paris với Anh, được ký năm 1783.
Năm 1785, Franklin trở về Mỹ.
Trong lần phục vụ cuối cùng của mình, ông là một đại biểu của Hội nghị Hiến
pháp (Constitutional Convention of 1787) và đã làm việc chăm chỉ để văn kiện được
phê chuẩn. Sau khi ông qua đời năm 1790, Philadelphia đã tổ chức cho ông đám
tang lớn nhất trong lịch sử thành phố.
Vào ngày này năm 1790, chính
khách, thợ in, nhà khoa học và tác giả người Mỹ, Benjamin Franklin, đã qua đời
tại Philadelphia, thọ 84 tuổi.
Sinh ra tại Boston vào năm 1706.
Lên 12 tuổi, Franklin theo học việc với người anh cùng cha khác mẹ – James, một
thợ in và nhà xuất bản. Ông đã học nghề in, và sau đó vào năm 1723 thì chuyển đến
Philadelphia làm việc sau khi xảy ra tranh chấp với anh trai. Sau một thời gian
lưu trú tại London, ông bắt đầu in ấn và xuất bản báo chí cùng với một người bạn
vào năm 1728. Năm 1729, công ty của Franklin giành được hợp đồng xuất bản tiền
giấy của Pennsylvania và cũng bắt đầu xuất bản tờ Công báo Pennsylvania
(Pennsylvania Gazette) – một trong những tờ báo nổi tiếng tại thuộc địa.
Từ năm 1732 đến năm 1757, ông viết
và xuất bản Almanack của Richard Nghèo (Poor Richard’s Almanack) – một tạp chí
trào phúng mà trong đó Franklin đã tạo ra những câu tục ngữ Mỹ như “Chúa giúp
những kẻ tự giúp mình” và “Ngủ sớm và dậy sớm sẽ làm cho một người khỏe mạnh,
giàu có và khôn ngoan.” (God helps those who help themselves; Early to bed and
early to rise, makes a man healthy, wealthy, and wise.)
Khi tài sản và uy tín của ông
tăng lên, Franklin dần nhận trách nhiệm công dân lớn hơn ở Philadelphia. Ông đã
giúp thành lập thư viện, lực lượng cảnh sát, lực lượng cứu hỏa tình nguyện đầu
tiên của thành phố, đồng thời còn thành lập học viện tiền thân của Đại học
Pennsylvania. Từ năm 1737 đến năm 1753, ông là người quản lý bưu điện
Philadelphia, và còn là thư ký của cơ quan lập pháp Pennsylvania. Năm 1753, ông
trở thành Phó giám đốc bưu điện Bắc Mỹ (Deputy Postmaster General) phụ trách
thư tín ở tất cả các bang thuộc địa miền Bắc.
Quan tâm sâu sắc đến khoa học và
công nghệ, ông đã phát minh ra bếp lò Franklin (vẫn được sản xuất tới tận ngày
nay) và kính hai tròng, cùng nhiều phát minh thực tiễn khác. Năm 1748, ông nhượng
lại doanh nghiệp in ấn cho đối tác của mình để có thêm thời gian cho công việc
thí nghiệm. Hiện tượng điện đã làm ông say mê. Trong một thí nghiệm, Franklin
đã thả diều giữa một cơn giông để chứng minh rằng sét là sự phóng điện, sau đó
ông phát minh ra cột thu lôi. Nhiều thuật ngữ dùng để thảo luận về điện, bao gồm
điện dương, điện âm, pin và dây dẫn, đều là do Franklin đặt ra trong các bài
báo khoa học của mình. Ông là nhà khoa học Mỹ đầu tiên được đánh giá cao trong
giới khoa học châu Âu.
Franklin cũng hoạt động tích cực
trong các vấn đề thuộc địa. Năm 1754, ông đề xuất một liên minh thuộc địa nhưng
bị người Anh bác bỏ. Năm 1757, ông tới London để tranh luận về quyền được đánh
thuế các tài sản khổng lồ của dòng họ Penn ở Pennsylvania. Năm 1764, ông tiếp tục
sang Anh để xin một điều lệ mới cho Pennsylvania. Franklin đã ở Anh khi Nghị viện
thông qua Đạo luật Tem (Stamp Act) – một luật thuế nhằm tăng doanh thu cho quân
Anh tại Mỹ. Thất bại của ông trong việc phản đối đạo luật gây tranh cãi này là
nguyên nhân của nhiều chỉ trích sâu sắc tại thuộc địa, nhưng Franklin đã nhanh
chóng tự chuộc lỗi bằng cách bảo vệ các quyền của Mỹ trước Hạ viện Anh. Khi
căng thẳng giữa thuộc địa và chính quốc gia tăng, ông tiếp tục ở lại London và
trở thành đại diện cho một số thuộc địa.
Franklin quay lại Mỹ vào năm
1775, khi Cách mạng Mỹ đến gần và trở thành một thành viên của Quốc Hội Lục địa.
Năm 1776, ông đã giúp soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, và sang tháng 07 thì là người
ký kết văn kiện cuối cùng. Trớ trêu thay, cùng lúc ấy, con trai ngoài giá thú của
Franklin, William Franklin, người mà ông và vợ đã nuôi nấng, lại nổi lên như là
một nhà lãnh đạo của phe Loyalists (những người trung thành với Đế quốc Anh.)
Năm 1776, Quốc Hội đã cử Benjamin Franklin, một trong những nhà chính trị nổi bật
nhất của Mỹ, sang Pháp làm nhà ngoại giao. Được đón tiếp một cách nhiệt tình,
năm 1778, ông đã thành công trong việc đảm bảo hai hiệp ước cung cấp cho Mỹ sự
trợ giúp quân sự và kinh tế đáng kể. Năm 1781, với sự giúp đỡ của Pháp, người
Anh đã bị đánh bại. Cùng John Jay và John Adams, Franklin đã thương lượng Hiệp
ước Paris với Anh, được ký năm 1783.
Năm 1785, Franklin trở về Mỹ.
Trong lần phục vụ cuối cùng của mình, ông là một đại biểu của Hội nghị Hiến
pháp (Constitutional Convention of 1787) và đã làm việc chăm chỉ để văn kiện được
phê chuẩn. Sau khi ông qua đời năm 1790, Philadelphia đã tổ chức cho ông đám
tang lớn nhất trong lịch sử thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét